Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ ngủ nghiến răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ gặp phải hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Lúc đó, hai hàm răng sẽ siết chặt vào nhau, tạo ra áp lực lớn lên cả răng và hàm. Tuy nhiên, trẻ ngủ nghiến răng có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để khắc phục triệt để, cha mẹ cần phải biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.

1. Vì sao trẻ ngủ nghiến răng

Phần lớn hiện tượng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em đều xảy ra do những nguyên nhân sau: nhiễm giun kim, tâm lý, lệch khớp cắn, mọc răng, thiếu hụt canxi, tác dụng phụ của thuốc hoặc cơ thể bị dị ứng.

– Nhiễm giun kim: Đây là một bệnh lý xảy ra do nuốt phải trứng giun trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi đó, giun kim sẽ ký sinh trong cơ thể của trẻ để tồn tại và sinh sản. Chúng không chỉ gây đau bụng, buồn nôn mà còn tiết ra chất độc khiến cho trẻ trở nên căng thẳng và dễ bị nghiến răng lúc ngủ.

– Tâm lý: Thực tế, trẻ em là một nhóm đối tượng rất dễ bị tác động cảm xúc. Đôi khi chỉ một vấn đề đơn giản nào đó cũng có thể khiến cho trẻ bị căng thẳng và lo lắng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ vô thức cắn chặt hàm và nghiến qua nghiến lại khi ngủ.

– Lệch khớp cắn: Những trẻ bị sai lệch khớp cắn cũng dễ nghiến răng khi ngủ hơn so với trẻ có hàm răng đều, đẹp. Nguyên nhân là do răng ở hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau, khiến cho trẻ khó chịu. Khi đó, nghiến răng sẽ làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Theo thời gian, hiện tượng trên sẽ dần trở thành thói quen.

– Mọc răng: Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ bị đau nhức khó chịu. Việc nghiến răng khi ngủ sẽ giúp cho bé giảm bớt cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn.

– Thiếu hụt canxi: Tình trạng thiếu hụt canxi không chỉ khiến trẻ bị còi xương, men răng kém mà còn làm cho nồng độ canxi trong giảm bị thiếu hụt nghiêm trọng. Khi đó, trẻ sẽ thường xuyên thấy căng thẳng và lo lắng. Vì vậy, trẻ thường nghiến răng lúc ngủ để đối phó với cảm xúc tiêu cực.

– Tác dụng phụ của thuốc: Hiện tượng nghiến răng cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc an thần như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm…

– Dị ứng: Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với chất lạ như phấn hoa, lông thú cưng, thực phẩm… Việc nghiến răng khi ngủ có thể khiến cho trẻ xoa dịu đi những cảm giác khó chịu trên cơ thể.

Trẻ ngủ nghiến răng do sai lệch khớp cắn

Trẻ nghiến răng do sai lệch khớp cắn

2. Nghiến răng khi ngủ gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào

Hiện tượng nghiến răng xảy ra trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra những hệ lụy như mòn men răng, gãy xương vùng hàm, rối loạn khớp thái dương hàm, làm cho bệnh lý sâu răng nghiêm trọng hơn, gây đau nhức ở vùng đầu, mặt và tác động xấu đến khớp cắn.

2.1. Trẻ ngủ nghiến răng gây mòn men răng

Khi nghiến răng, răng ở hai hàm sẽ siết chặt lại với nhau và tạo ra những âm thanh ken két khó chịu. Nếu hiện tượng trên diễn ra thường xuyên, răng sẽ dần bị mài mòn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho răng của trẻ trở nên nhạy cảm hơn, gây ra cảm giác ê buốt nếu ăn thực phẩm nóng, lạnh, chua hoặc ngọt.

Mòn men răng

Mòn men răng

2.2. Gãy xương ở vùng hàm

Trên thực tế, lực cắn khi nghiến răng mạnh gấp 10 lần so với bình thường. Thời gian mỗi lần nghiến răng có thể lên đến 40 – 60 phút. Do đó, nghiến răng không chỉ gây mài mòn răng mà còn ảnh hưởng xấu tới cả xương hàm. Thậm chí, nếu lực nghiến răng quá mạnh thì xương hàm còn bị gãy và gây ra cơn đau nhức răng dữ dội.

2.3. Trẻ ngủ nghiến răng gây rối loạn khớp thái dương hàm

Tật nghiến răng khi ngủ sẽ gia tăng áp lực lên cơ hàm và gây tổn hại tới khớp thái dương hàm. Đây là bộ phận kết nối xương hàm dưới đến với xương của hộp sọ ở mỗi bên.

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng như đau nhức, ăn nhai khó khăn… Theo thời gian, các tổn thương ở khớp thái dương hàm càng trở nên nghiêm trọng và khó có thể hồi phục. Dần dần, khớp sẽ bị mòn, dây chằng các cơ nhai cũng dãn ra và gây sai khớp khi trẻ há miệng lớn.

2.4. Bệnh lý sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn

Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh lý sâu răng, thói quen nghiến răng khi ngủ chắc chắn sẽ khiến cho bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi lực siết răng sẽ phá hủy cấu trúc răng. Khi đó, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục xâm nhập vào sâu trong cấu trúc răng, gây ra những lỗ sâu lớn kèm theo cơn đau nhức dai dẳng.

Nghiến răng làm cho bệnh sâu răng thêm nghiêm trọng

Nghiến răng làm cho bệnh sâu răng thêm nghiêm trọng

2.5. Đau nhức vùng đầu mặt

Khi khiến răng, các cơ và khớp ở hàm đều phải hoạt động một cách liên tục. Điều đó sẽ dẫn đến những cơn đau nhức cơ ở vùng hàm dưới và khớp thái dương hàm. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan sang cả đầu, tai…

2.6. Tác động xấu tới khớp cắn

Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới răng của trẻ. Bởi chúng có thể phá hủy trật tự răng, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên sai không đúng vị trí. Khi đó, khớp cắn sẽ bị sai lệch, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày.

3. Trẻ ngủ nghiến răng kéo dài bao lâu

Tật nghiến răng khi ngủ của trẻ hoàn toàn có thể biến mất khi trẻ lớn lên hoặc khi các răng vĩnh viễn đều đã mọc đầy đủ. Đặc biệt, đối với trường hợp trẻ nghiến răng do tâm lý căng thẳng thì hiện tượng trên chỉ diễn ra trong khoảng vài tháng là chấm dứt nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, thực tế cũng có không ít trẻ không thể tự bỏ thói quen trên mà cần phải có sự can thiệp, giúp đỡ của bố mẹ và các nhân viên y tế. Nếu không được khắc phục sớm, nghiến răng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hàm răng và cả sức khỏe của trẻ.

Hiện tượng nghiến răng có thể biến mất khi trẻ lớn

Hiện tượng nghiến răng có thể biến mất khi trẻ lớn

4. Cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ

Biện pháp khắc phục tật nghiến răng ở trẻ còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Cụ thể như sau:

– Nhiễm giun kim: Cha mẹ cần cho trẻ tới gặp bác sĩ để được kê thuốc tẩy giun. Một số loại thuốc tẩy giun kim được sử dụng phổ biến là pyrantel pamoate, mebendazole và albendazole.

– Tâm lý: Cha mẹ cần phải quan tâm đến cuộc sống xung quanh trẻ nhiều hơn để giúp trẻ giải tỏa tâm lý. Cha mẹ không nên tạo thêm áp lực cho trẻ mà hãy nói chuyện, tâm sự để giải quyết những vấn đề trẻ đang gặp phải. Điều đó sẽ giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

– Lệch khớp cắn: Nếu nguyên nhân gây nghiến răng ở trẻ là do sai lệch khớp cắn thì biện pháp hiệu quả nhất là đưa trẻ tới nha khoa để nắn chỉnh răng.

– Mọc răng: Trong trường hợp trẻ nghiến răng do những cơn đau khi mọc răng, cha mẹ nên chườm một túi nước ấm lên vùng má bên ngoài vị trí đau nhức. Nhờ vậy, cơn đau sẽ được giảm bớt và trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn.

– Thiếu hụt canxi: Cha mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Những loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như sữa chua, các loại hạt, phô mai, cải xoăn, cá…

– Tác dụng phụ của thuốc: Cha mẹ cần cho trẻ ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

– Dị ứng: Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ xác định mức độ dị ứng và có biện pháp xử lý tối ưu, giúp trẻ dễ chịu hơn.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hiện tượng trẻ ngủ nghiến răng. Hiện tượng trên không được xử lý sớm sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải theo dõi, xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp xử lý sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề máng chống nghiến răng
Trẻ nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Trẻ nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Nghiến răng trong lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi nhóm đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Trẻ nghiến răng khi ngủ thường diễn ra

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Chữa nghiến răng ở trẻ em nhanh chóng và an toàn bạn nên biết

Chữa nghiến răng ở trẻ em nhanh chóng và an toàn bạn nên biết

Trẻ nhỏ nghiến răng tưởng như là thói quen vô hại nhưng lại có thể gây nhiều hệ quả nghiêm trọng như lộ ngà răng, mòn men răng, lộ tủy

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Máng chống nghiến răng: Giải pháp cho vấn đề nghiến răng

Máng chống nghiến răng: Giải pháp cho vấn đề nghiến răng

Máng chống nghiến răng là giải pháp điều trị nghiến răng hiệu quả nhất giúp tránh ảnh hưởng đến người xung quanh, ngăn ngừa những biến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cách sử dụng máng chống nghiến răng Nhật Bản đúng nhất

Cách sử dụng máng chống nghiến răng Nhật Bản đúng nhất

Nghiến răng khi ngủ là bệnh lý khá nhiều người gặp phải, ảnh hưởng không nhỏ đến men răng, xương hàm,… Vì vậy, máng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Ngủ nghiến răng là bệnh gì? Mẹo trị nghiến răng khi ngủ dân gian

Ngủ nghiến răng là bệnh gì? Mẹo trị nghiến răng khi ngủ dân gian

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang