Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm niêm mạc miệng Aphthous: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm niêm mạc miệng Aphthous là vấn đề liên quan đến khoang miệng mà không ít người gặp phải. Dù xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào thì các vết loét ở miệng cũng gây ra những cơn đau rát và khó chịu. Bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trên và có phương án xử lý tốt nhất.

1. Viêm niêm mạc miệng Aphthous là bệnh gì

Viêm niêm mạc Aphthous (loét áp – tơ miệng) là những vết loét, tổn thương ở miệng có kích thước nhỏ, hình tròn hoặc oval. Vết loét gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.

Những vị trí vết loét thường thấy là phần bao phủ lưỡi và các niêm mạc trong khoang miệng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là thanh thiếu niên từ 16 – 25 tuổi. Đặc biệt, nếu như không được xử lý đúng cách, vết loét áp – tơ còn rất dễ tái phát nhiều lần.

Viêm niêm mạc miệng Aphthous

Viêm niêm mạc Aphthous phổ biến ở người từ 16 – 25 tuổi

2. Nguyên nhân gây ra viêm niêm mạc miệng Aphthous

Về bản chất, có 9 nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm miệng Aphthous là: di truyền, chấn thương, nhiễm virus, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố khi mang thai, nhiễm khuẩn và răng mọc lệch.

2.1. Di truyền

Trên thực tế có khoảng 40% người bị viêm miệng Aphthous có liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh có mối liên quan chặt chẽ với các kháng nguyên bạch cầu người (HLA).

Ở những người bị loét áp – tơ sẽ có sự tăng tần suất kháng nguyên HLA A2, A11, B12 và DR2. Đây đều là một phần quan trọng của hệ miễn dịch và có khả năng di truyền gen trong gia đình. Những người bị viêm miệng Aphthous do di truyền thường sẽ khởi phát sớm hơn. Ngoài ra, mức độ của bệnh cũng sẽ nặng hơn so với trường hợp do chấn thương, nhiễm virus…

2.2. Chấn thương

Loét áp – tơ miệng cũng có thể xảy ra do chấn thương trong niêm mạc miệng. Đó có thể là những tổn thương khi va chạm, chải răng mạnh, kích ứng với kem đánh răng, bàn chải lông cứng… Vi khuẩn trong khoang miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm nhiễm.

2.3. Nhiễm virus

Các loại virus như Herpes Simplex Virus, Human Herpesvirus, Cytomegalovirus, Streptococcus Sanguis, Helicobacter Pylori… cũng là một trong những tác nhân gây viêm niêm mạc miệng. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể thông qua các vết thương hở. Dần dần, virus sẽ gây ra các vết phồng rộp và loét ở trong niêm mạc miệng.

2.4. Căng thẳng

Căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và suy yếu hệ thống miễn dịch. Cơ thể của bạn trở nên yếu ớt hơn, giảm khả năng chống lại sự tấn công của những vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Điều đó sẽ gián tiếp tạo ra những vết loét trong niêm mạc miệng.

Bên cạnh đó, khi bị căng thẳng, nhiều người thường có các hành vi không lành mạnh như cắn môi, cắn má trong… Tất cả các thói quen trên đều có thể gây tổn thương tới niêm mạc, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và hình thành vết loét.

2.5. Thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn mang bầu

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ sẽ có thay đổi về nội tiết tố để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh sản. Cụ thể là hormone estrogen và progesterone sẽ tăng lên rõ rệt. Sự thay đổi đó sẽ gây cản trở phản ứng bình thường của cơ thể đối với những loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Đây là lý do khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị viêm miệng Aphthous.

Phụ nữ có thai dễ bị viêm niêm mạc miệng

Phụ nữ có thai dễ bị viêm niêm mạc miệng do thay đổi nội tiết tố

2.6. Nhiễm khuẩn

Khi răng, nướu không được làm sạch, khoang miệng sẽ bị mất cân bằng hệ vi sinh. Các lợi khuẩn bị giảm xuống còn hại khuẩn lại tăng lên nhanh chóng. Dần dần, các vi khuẩn có hại sẽ tấn công tới các niêm mạc bên trong miệng và dẫn đến hình thành các vết loét.

2.7. Răng mọc lệch

Các trường hợp răng mọc lệch, đặc biệt là mọc lệch ra má sẽ cọ xát trực tiếp với phần má trong. Trong quá trình ăn nhai, vùng niêm mạc má rất dễ bị xước, chảy máu. Nếu tình trạng trên kéo dài, không được xử lý sớm, các vết viêm loét sẽ dần xuất hiện và ngày một lan rộng.

3. Viêm niêm mạc miệng Aphthous có dấu hiệu gì

Bệnh viêm miệng Aphthous có những dấu hiệu như sau:

– Bên trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ có kích thước khác nhau với hình bầu dục hoặc tròn.

– Vết loét miệng có đáy màu vàng nhạt hoặc màu trắng và viền đỏ bao quanh.

– Vết loét phát triển về kích thước theo thời gian.

– Ngứa, đau nhức tại vị trí vết loét, gây khó khăn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.

– Sốt cao, nổi hạch ở góc hàm khi bị viêm nhiễm cấp.

4. Viêm niêm mạc miệng Aphthous có mấy giai đoạn

Quá trình tiến triển của bệnh loét áp – tơ miệng sẽ chia thành 4 giai đoạn là giai đoạn 1, 2, 3 và 4. Ở từng giai đoạn, biểu hiện của bệnh cũng sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1:

Đây được gọi là giai đoạn khởi phát và thường kéo dài trong khoảng 24 giờ. Bạn sẽ cảm thấy hơi nóng và rát ở vùng niêm mạc miệng. Tuy nhiên, nếu như chỉ quan sát bằng mắt thường thì bạn khó có thể thấy được sự thay đổi của niêm mạc,

– Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 là giai đoạn trước loét, diễn ra trong vòng 18 giờ đến 3 ngày. Vùng niêm mạc miệng đã xuất hiện vết ban nhỏ, màu đỏ hoặc nốt sần màu vàng và có viền đỏ bao quanh. Ở giai đoạn trên, các dấu hiệu của bệnh đã có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

– Giai đoạn 3:

Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6, những vết loét ở niêm mạc miệng đã bắt đầu lan rộng ra, có hình tròn hoặc bầu dục. Đường kính vết loét từ 2 – 10mm, đáy trũng, có dịch nhầy ở giữa và viền đỏ bao quanh. Ngoài ra, mức độ đau rát ở giai đoạn trên cũng thường nặng nhất.

– Giai đoạn 4:

Đây là giai đoạn lành bệnh. Tình trạng đau nhức đã giảm đáng kể. Các vết loét cũng mờ dần và trở lại màu hồng nhạt như lúc ban đầu.

5. Hình ảnh viêm niêm mạc miệng Aphthous

Những hình ảnh thực tế dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết bệnh lý viêm niêm mạc Aphthous:

Vết loét ở miệng

Vết loét ở miệng gây đau rát và khó chịu

Vết loét miệng có viền đỏ bao quanh

Vết loét miệng có viền đỏ bao quanh

Hai vết viêm niêm mạc miệng liền nhau

Hai vết viêm niêm mạc miệng liền nhau

6. Viêm niêm mạc miệng Aphthous có tự khỏi không

Về bản chất, các vết loét niêm mạc miệng Aphthous hoàn toàn có thể tự khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần mà không cần phải can thiệp bất kỳ phương pháp chữa trị đặc biệt nào. Khi đó, các vết loét sẽ dần giảm đau nhức và biến mất. Đồng thời, niêm mạc miệng cũng nhanh chóng trở lại màu hồng nhạt như lúc ban đầu và hoàn toàn không để lại sẹo.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải vệ sinh miệng cẩn thận và ăn uống khoa học. Trong trường hợp, miệng không được làm sạch hoặc bạn thường xuyên ăn đồ cay nóng thì vết loét không những không thuyên giảm mà còn ngày một lan rộng. Thậm chí, bạn còn dễ bị nhiễm trùng, áp xe toàn bộ khoang miệng.

7. Phác đồ điều trị áp – tơ miệng

Phác đồ chữa trị áp – tơ miệng bằng liệu pháp laser công suất thấp được thực hiện với mục đích giảm đau nhức và giúp các vết loét nhanh chóng hồi phục. Bác sĩ sẽ chiếu trực tiếp tia laser ở mức năng lượng thấp vào vùng niêm mạc đang bị tổn thương.

Tia laser sẽ ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh nên có tác dụng giảm đau nhức tức thì. Bên cạnh đó, tia laser còn kích thích các tế bào Lympho, tăng sinh mạch máu. Điều đó không chỉ giúp kháng viêm mà còn thúc đẩy quá trình liền vết thương.

Song song với liệu pháp chiếu laser công suất thấp, bạn cũng có thể kết hợp với điều trị tại chỗ bằng các loại thuốc bôi hoặc uống. Nếu chăm sóc đúng cách, thời gian lành vết loét tính từ lúc điều trị bằng laser là khoảng 5 ngày, rút ngắn ít nhất 2 ngày so với trường hợp để tự khỏi.

8. Thuốc trị viêm niêm mạc miệng Aphthous

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị bệnh viêm niêm mạc Aphthous gồm có Colchicine 0,6mg; Prednisone và Nitrate bạc. Bên cạnh đó, bạn cần uống thêm sắt, vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, acid folic hoặc các loại vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng và giúp vết loét mau lành.

– Colchicine 0,6mg:

Thuốc Colchicine 0,6mg có nguồn gốc từ thực phẩm. Thuốc sẽ ức chế sự di chuyển của bạch cầu trung tính tại ổ viêm, hỗ trợ làm giảm các phản ứng viêm và giúp vết loét mau chóng hồi phục. Liều dùng phổ biến của thuốc là uống 1,2mg khi có cơn đau nhức và tiếp tục uống 0,6mg một giờ sau đó.

– Prednisone 5mg:

Thuốc Prednisone được bào chế ở dạng viên nén 5mg và dùng cho đường uống. Thuốc có tính kháng viêm mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng đồng thời giúp vết loét nhanh chóng lành hơn. Liều dùng của thuốc là 5mg – 60mg/ngày, ngày dùng 2 – 4 lần.

– Nitrate bạc:

Nitrate bạc là một loại thuốc bôi điều trị tại chỗ. Các ion bạc tự do kết hợp với clorua trong mô tạo thành bạc clorua, làm biến tính protein trên màng vi khuẩn. Nhờ vậy, thuốc có tác dụng diệt khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn hãy bôi trực tiếp thuốc lên vùng niêm mạc miệng bị tổn thương. Thuốc sẽ giúp giảm đau ngay sau khi bôi.

Thuốc Prednisone 5mg điều trị viêm niêm mạc miệng Aphthous

Thuốc Prednisone 5mg hỗ trợ điều trị bệnh viêm niêm mạc miệng

9. Làm thế nào để phòng ngừa viêm niêm mạc miệng

Để phòng tránh bệnh viêm niêm mạc miệng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Đánh răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor. Khi đánh răng, bạn nên dùng lực nhẹ để tránh làm tổn thương niêm mạc.

– Kết hợp sử dụng tăm nước/chỉ nha khoa và dung dịch súc miệng để răng miệng được làm sạch toàn diện.

– Không hút thuốc lá bởi những chất độc hại trong đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới niêm mạc miệng.

– Uống đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho môi, miệng.

– Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như vitamin C, vitamin B12, kẽm… để niêm mạc miệng luôn khỏe mạnh.

– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian để thư giãn hàng ngày bằng việc tập yoga, nghe nhạc… để tránh căng thẳng, stress.

– Hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay, nóng bởi chúng sẽ gây kích ứng đến niêm mạc miệng.

– Bỏ thói quen cắn môi, cắn má trong… khi bị căng thẳng.

Mặc dù viêm niêm mạc miệng Aphthous hoàn toàn có thể tự khỏi nhưng chắc chắn sẽ gây đau rát, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện liệu pháp laser hoặc kê đơn thuốc điều trị tại chỗ, giúp vết thương mau chóng hồi phục.

Hiển thị nguồn

MSD Manuals: “Viêm miệng áp tơ tái phát – Rối loạn Nha Khoa”
Y Học Cộng Đồng: “Viêm miệng áp tơ”
Cleveland Clinic: “Canker Sore (Aphthous Ulcer): What It Is, Causes & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
9 Cách chữa Viêm Lợi tại nhà Đơn Giản hiệu quả

9 Cách chữa Viêm Lợi tại nhà Đơn Giản hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa viêm lợi tại nhà được lưu truyền nhiều đời nay. Tuy nhiên không phải cách nào cũng cho hiệu quả và thời gian như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Viêm chân răng uống thuốc gì – 17 Loại thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả

Viêm chân răng uống thuốc gì – 17 Loại thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả

Viêm chân răng là bệnh lý mà không ít người gặp phải. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ một phần mô nướu ở khu vực xung quanh răng bằng các phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng laser là phương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Viêm lợi chảy máu chân răng: Biểu hiện, cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi chảy máu chân răng: Biểu hiện, cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi chảy máu chân răng là một trong những tình trạng răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai với các biển hiện kèm theo như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bệnh nấm lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nấm lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nấm lưỡi là bệnh lý phổ biến, nhưng việc điều trị và phòng ngừa luôn là vấn đề quan trọng. Nấm lưỡi có thể tái phát lại nhiều lần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm