09/10/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhiều người lo ngại mắc tiểu đường trồng răng có thể tăng nguy cơ chảy nhiều máu, nhiễm trùng, vết thương lâu lành và đào thải implant. Vậy, bị tiểu đường có làm răng được không? Giải pháp làm răng tốt nhất cho người mắc tiểu đường là gì? Cùng Nha khoa Paris đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường huyết trong máu. Biểu hiện điển hình nhất là chỉ số đường huyết luôn cao hơn mức trung bình do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với Insulin.
Người mắc tiểu đường dễ bị bệnh lý răng miệng hơn người bình thường. Nguyên nhân do lượng đường trong máu cao làm suy giảm khả năng chống lại nhiễm trùng, khiến nướu dễ bị viêm nhiễm và tổn thương. Tiểu đường cũng làm giảm lưu thông máu, cản trở quá trình chữa lành vết thương. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như viêm nha chu, sâu răng, và khô miệng. Khô miệng do tiểu đường cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn (1).
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An, bị tiểu đường hoàn toàn có thể làm răng bình thường khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Kết quả chụp CT Conebeam hoặc X-quang cho thấy không bị tiêu xương hàm nặng, mật độ xương đủ để cấy ghép implant.
Kiểm soát ổn định bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết trong mức an toàn như sau:
Điều kiện trên giúp đảm bảo sức khỏe của bạn ổn định và tỷ lệ cấy ghép răng thành công trên 90%. Trường hợp đường huyết cao hơn so với mức trên, khách hàng cần điều trị để giảm chỉ số đường huyết về mức tiêu chuẩn mới có thể trồng răng. Đây là yêu cầu bắt buộc đảm bảo quá trình làm răng diễn ra an toàn và thành công.
Làm răng cần được diễn ra theo đúng kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt bao gồm 6 bước (3):
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra sức khỏe tổng thể
Chụp phim kiểm tra mật độ xương hàm, Glucose trong máu có đạt yêu cầu để trồng răng không. Đường huyết trong mức 7 – 10 mmol/L khi đói sẽ đạt điều kiện sẽ tiến hành phẫu thuật đặt trụ Implant.
Bước 2: Cắm trụ Implant thay thế chân răng đã mất
Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại vùng cần cấy ghép để giảm đau. Sau đó, rạch một đường nhỏ trên nướu để lộ xương hàm. Tiếp theo, bác sĩ khoan một lỗ nhỏ trên xương hàm và đặt trụ implant vào. Cuối cùng, nướu được khâu lại. Và trụ implant sẽ cần 3 – 6 tháng để tích hợp với xương trước khi gắn răng sứ lên trên.
Bước 3: Bác sĩ hẹn lịch tái khám và cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày.
Bước 4: Sau 3 – 6 tháng, khách hàng chụp CT kiểm tra trụ implant đã tích hợp hoàn toàn với xương hàm hay chưa. Sau đó, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng và gửi mẫu về phòng kỹ thuật để chế tạo răng sứ phục hình lên trên trụ Implant.
Bước 5: Bác sĩ gắn mão sứ tạm thời thông qua chốt nối Abutment. Kiểm tra sự ổn định của trụ Implant, có bị cộm cấn không và tích hợp lần cuối.
Bước 6: Phục hình mão sứ cố định thay thế cho mão sứ tạm thời và hoàn thành các bước trồng răng sứ cho người bị tiểu đường.
Theo bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền, người mắc tiểu đường nếu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, thực hiện tại địa chỉ Nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn cao sẽ không nguy hiểm.
Nếu sức khỏe ổn định, người mắc tiểu đường làm răng mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
Người bị tiểu đường nếu làm răng implant tại địa chỉ nhỏ lẻ kém chất lượng, bác sĩ yếu chuyên môn, không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của khách hàng vẫn tiến hành phẫu thuật sẽ tăng nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm (4):
Người bị tiểu đường muốn trồng răng Implant cần lưu ý một số điều sau:
Trước khi trồng răng, người mắc tiểu đường cần chú ý các vấn đề sau:
Sau khi trồng răng, để quá trình hồi phục thuận lợi và đạt hiệu quả cao, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
Hy vọng với các thông tin trên, Nha khoa Paris đã giúp bạn có lời giải cho vấn đề “bị tiểu đường có làm răng được không”. Để thủ thuật diễn ra an toàn và thành công, bạn cần chọn địa chỉ Nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn kinh nghiệm. Trong và sau khi làm răng, cần đặc biệt tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo có một hàm răng chắc khỏe.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×