Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?

Răng khôn mọc ra gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, khó ăn uống gây cản trở quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này gây nguy hại cũng như bất tiện vô cùng, đặc biệt là bà bầu. Vậy đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ răng không?

Đau răng khôn khi mang thai là tình trạng khá nghiêm trọng nếu như răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt… Việc xử lý không đúng quy trình cũng như tùy tiện điều trị sẽ dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vậy bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao?

1, Đau răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Răng khôn thường mọc khá muộn và các triệu chứng mọc răng sẽ xuất hiện ở độ tuổi từ 18-25, hoặc muộn hơn. Ở độ tuổi này, cung hàm đã phát triển toàn diện, việc không đủ không gian này sẽ khiến cho răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt.

Thông thường, khi răng mọc sẽ gây đau nhức khoảng 1-2 tuần. Đối với phụ nữ nên xử lý răng khôn trước khi mang thai bởi tình trạng mọc răng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Đau răng khôn khi mang thai là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Bởi sự thay đổi các Estrogen và Progestorome  trong cơ thể nên phụ nữ trong thời kỳ thai sản dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn so với bình thường.

Khi mang thai, răng miệng của phụ nữ dễ bị tổn thương hơn bình thường

Khi mang thai, răng miệng của phụ nữ dễ bị tổn thương hơn bình thường

Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của người mẹ sẽ giảm sút nhiều nên vi khuẩn răng miệng dễ tấn công gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Răng mọc không chỉ gây đau nhức mà còn làm tăng nguy cơ các biến chứng cho bà bầu như:

– Viêm lợi: Răng mọc lệch sẽ khiến thức ăn bị giắt vào, tích tụ phát sinh ổ vi khuẩn gây ra viêm lợi, đau răng cho thai phụ.

– Tổn thương răng bên cạnh: Khi răng mọc lệch sẽ đâm sang các răng bên cạnh, điều này không chỉ gây đau đớn mà còn dễ khiến các răng bên cạnh bị tổn thương cũng như viêm.

– Tổn thương má trong: Khi răng mọc ngước vào má sẽ gây cọ sát tạo ra thương tổn. Vi khuẩn tích tụ tại vùng tổn thương này dễ gây ra nhiễm trùng mặt má trong khoang miệng.

– Sưng lợi trùm: Nếu răng mọc bị lợi trùm sẽ khiến cho vùng lợi bị sưng và đau dữ dội.

– Sâu răng: vi khuẩn Streptococcus mutans, Porphyromonas gingivalis gây sâu răng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chúng còn làm mòn men răng thai phụ dẫn tới nhiều tổn thương sau này. Hơn nữa, phụ nữ mang thai bị sâu răng sẽ khiến em bé được sinh ra có hệ thống tiêu hóa kém cũng như rất dễ mắc sâu răng.

Ngoài ra, răng khôn mọc gây đau nhức, sốt, hoạt động nhai kém sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và gây cản trở việc ăn uống của thai phụ. Tình trạng ăn uống kém dinh dưỡng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến thai nhi sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng, còi xương….

2, Có nên nhổ răng khôn khi mang thai

Trường hợp đau răng khôn khi mang thai thường được khuyến cáo không nên nhổ. Cơ thể người mẹ khi mang thai sẽ rất nhạy cảm, việc nhổ răng sẽ có nguy cơ cao gây nhiễm trùng huyết và các biến chứng khó lường trước được. Đặc biệt, khó tránh khỏi được sự ảnh hưởng tới thai nhi.

So với nhổ răng thường thì nhổ răng khôn phức tạp hơn nhiều, phải chụp phim, gây tê và làm tiểu phẫu. Hơn nữa, sau quá trình tiểu phẫu bạn phải uống kháng sinh nhiều hơn bình thường. Tất cả những yếu tố trên đều không tốt và có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé.

Tốt nhất, đau răng khôn khi mang thai không nên nhổ cũng như tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn cho bé.

Đau răng khôn khi mang thai được khuyến cáo là không nên nhổ

Đau răng khôn khi mang thai được khuyến cáo là không nên nhổ

Ở một số trường hợp răng khôn mọc đâm sang các răng bên cạnh, mọc ngầm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm thì sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, nhổ răng khôn khi mang thai cần hết sức thận trọng. Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật và thăm khám kỹ lưỡng sẽ dễ gây biến chứng cho thai nhi.

Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp răng này chỉ nên nhổ bỏ từ tháng 4 – 7. Do đây là giai đoạn thai nhi đã phát triển toàn diện nên sẽ không bị tác động nhiều.

Giai đoạn 3 tháng đầu lại khá nhạy cảm nên không được khuyến cáo nhổ răng. Ở 3 tháng cuối thì sức khỏe thai phụ cũng cần được hạn chế điều trị để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Trong trường hợp cần thiết, nếu phải nhổ răng trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì phải được sự đồng ý của bác sĩ nha khoa.

Điều quan trọng là trong giai đoạn mang thai nên vệ sinh răng miệng thật tốt. Không nên sử dụng thuốc giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ.

3, Cách chữa đau răng khôn cho bà bầu

Độ tuổi mọc răng khôn cũng chính là thời điểm phụ nữ Việt Nam lập gia đình. Do đó, tình trạng đau răng khôn khi mang thai và đau răng khôn khi cho con bú là tình huống không xa lạ. Câu hỏi bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao là vấn đề được rất nhiều chị em chú ý.

Trước tiên bạn cần sắp xếp thời gian để đi thăm khám tại các trung tâm y tế nha khoa để có hướng điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó,  cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau răng khôn khi mang thai tại nhà dưới đây:

3.1, Chữa đau răng khôn khi mang thai bằng nước muối ấm

Chữa đau răng không khi mang thai bằng nước muối ấm là phương pháp đơn giản mà hiệu quả khá tốt. Tác dụng sát khuẩn mạnh cũng như chống viên của nước muối sẽ giúp ngăn cản sự tích tụ của vi khuẩn ở răng khôn.

Súc miệng nước muối sẽ giúp giảm viêm, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong miệng

Súc miệng nước muối sẽ giúp giảm viêm, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong miệng

Mỗi ngày 2 lần sáng tối súc miệng với nước muối loãng ấm sẽ giúp mẹ bầu giảm ngay cơn đau do mọc răng. Tốt nhất các mẹ nên ngậm nước muối trong miệng khoảng 5 phút sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ để nước muối phát huy tác dụng diệt khuẩn của mình.

3.2, Chữa đau răng khôn cho bà bầu bằng chườm đá lạnh

Đá lạnh sẽ giúp gây tê tức thì cho cơn đau răng khôn khi mang thai. Đây được xem là phương pháp tự nhiên, an toàn mà hiệu quả. Tuy nhiên, không được dùng đá lạnh áp trực tiếp lên má để chữa đau răng khôn.

Các mẹ dùng đá lạnh bọc trong khăn hoặc túi mềm chườm vào cùng má đang đau, cơn đau sẽ giảm tức thì. uy nhiên chỉ nên thực hiện chườm đá khoảng 15 phút rồi ngưng 15 phút cho lần chườm tiếp theo. Túi chườm nóng cũng có thể thay thế cho đá lạnh với tác dụng tương tự.

3.3, Dùng lá lốt chữa đau răng khôn cho bà bầu

Trong lá lốt có chứa tinh dầu và chất Alicaloid. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Beta-caryophylen, ở rễ lá lốt có chất Benzylacetat có tính kháng khuẩn cao. Trong đông y, lá lốt  có mùi thơm, vị cay nên được dùng để hạ khí, giảm đau.

Dùng lá lốt sắc lấy nước súc miệng để giảm đau do mọc răng khôn

Dùng lá lốt sắc lấy nước súc miệng để giảm đau do mọc răng khôn

Dùng lá lốt để chữa đau răng khôn cho bà bầu và chữa đau răng khôn khi cho con bú được dân gian lưu truyền khá hiệu quả.

Thực hiện lấy thân, lá, rễ của lá lốt đem sắc lấy nước đặc. Dùng nước này súc miệng hoặc ngậm trong vài phút rồi nhổ đi. Khoảng 3-4 ngày sử dụng bạn sẽ thấy công dụng giảm đau tuyệt vời của lá lốt.

3.4, Cách giảm đau răng khôn khi mang thai với tỏi

Tỏi được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viên tự nhiên. Những chất tự nhiên này có tác dụng giảm đau tức thì cũng như ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

Đắp tỏi tươi vào cùng răng khôn mọc có thể giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt

Đắp tỏi tươi vào cùng răng khôn mọc có thể giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt

Cách thực hiện tỏi tươi để chữa đau răng khôn cho bà bầu rất đơn giản, bạn chỉ cầm giã nhuyễn vài tép tỏi tươi rồi bỏ thêm vào vài hạt muối. Trộn hỗn hợp rồi đắp vào vị trí răng khôn mọc. Thực hiện liệu trình này mỗi ngày khoảng 10 phút và súc miệng sạch với nước sẽ giúp bạn giảm ngay các cơn đau.

Ngoài ra, cũng có một số loại nguyên liệu thiên nhiên khác cũng có tác dụng giảm đau răng khôn khi mang thai rất hiệu quả khác. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ loại nguyên liệu trước khi sử dụng để tránh những thực phẩm có hại cho mẹ và bé.

Ngoài việc thực hiện những cách giảm đau trên, việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng là điều cần thiết nhất. Mỗi ngày mẹ bầu và sản phụ cần  chải răng ít nhất 2-3 lần, súc miệng thường xuyên với nước muối loãng để khoang miệng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.

Đừng quá lo lắng về cơn đau răng khôn khi mang thai, bởi nếu áp dụng đúng cách giảm đau phù hợp thì mẹ sẽ thấy tình trạng được cải thiện tốt.

Cần lưu ý những dấu hiệu bất thường như đau dữ dội có xu hướng tăng lên, sưng vùng hàm hoặc sốt cao thì cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra. Đặc biệt không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh tại nhà để chữa đau răng bởi sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Nếu bạn cần tư vấn rõ hơn về đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ không cũng như cách chữa đau răng khôn cho bà bầu, hãy liên hệ với các bác sĩ nha khoa của paris bằng cách gọi đến hotline 19006900 hoặc điền vào form dăng ký miễn phí bên dưới để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề đau răng
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Dentanalgi thuốc trị đau răng: Ưu nhược điểm và cách dùng

Dentanalgi thuốc trị đau răng: Ưu nhược điểm và cách dùng

Đau răng là tình trạng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến công việc, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều trở ngại. Để giải quyết

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
8 Cách trị đau răng sâu tại nhà an toàn và dứt điểm

8 Cách trị đau răng sâu tại nhà an toàn và dứt điểm

Nếu mắc phải bệnh lý sâu răng, những cơn đau nhức là điều rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây bệnh tấn công và phá hủy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Giải đáp: Đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Thực tế có không ít người bị đau buốt răng lan đến cả vùng đầu. Hiện tượng trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Đau răng khôn không ngủ được? 5 cách giúp giảm nhẹ khi đau

Đau răng khôn không ngủ được? 5 cách giúp giảm nhẹ khi đau

Đau răng khôn là biến chứng của răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây nên đau nhức, khó chịu diễn ra trong ngày. Nếu tình trạng kéo dài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng khôn bị sâu có những tác hại nào? Nên nhổ bỏ hay không?

Răng khôn bị sâu có những tác hại nào? Nên nhổ bỏ hay không?

Răng khôn bị sâu có thể gây nên nhiều rủi ro nguy hiểm như: ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map