Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Viêm lợi là bệnh đặc trưng bởi tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc cả khi giao tiếp bình thường. Tình trạng này mang lại nhiều khó chịu cho người mắc, nhất là vấn đề ăn uống. Hiện nay, có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng bệnh, trong đó nhiều người cho rằng dùng vitamin PP chữa viêm lợi. Vậy biện pháp này có thực sự mang lại hiệu quả?

1. Tổng quan về vitamin PP

Vitamin PP hay còn được gọi là vitamin B3, tồn tại dưới dạng nicotinamide hoặc niacin. Đây là vitamin giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucid, acid amin, cholesterol và các hoạt chất khác thành đường đơn và acid béo. Ngoài ra, vitamin PP còn tham gia vào hoạt động hô hấp tế bào và tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể.

Vitamin PP có thể hòa tan trong nước và lượng vitamin PP dư thừa sẽ bị đào thải ra ngoài. Nhưng trên thực tế, cơ thể rất hiếm khi thừa vitamin PP mà còn có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể sẽ có các triệu chứng cụ thể như:

– Trường hợp nhẹ: suy nhược cơ thể, chán ăn, viêm lợi, nhiệt miệng, viêm lưỡi dị ứng

– Trường hợp nặng: rối loạn hệ thống tiêu hóa và hệ thần kinh

Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết thiếu hụt vitamin PP đó chính là viêm lợi. Viêm lợi không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng gây cản trở nhiều đến sinh hoạt thường ngày. Do vậy dùng vitamin PP để chữa viêm lợi cũng là một biện pháp hiệu quả.

Vitamin PP thuộc nhóm vitamin B có thể tan trong nước

Vitamin PP thuộc nhóm vitamin B có thể tan trong nước

2. Vitamin PP trị viêm lợi được không

Vitamin PP được áp dụng trong việc điều trị viêm lợi. Bổ sung vitamin PP có thể hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào lợi bị tổn thương trong khoang miệng, cũng như tăng cường sức kháng để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, sử dụng không đúng liều lượng vitamin PP có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng.

Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung vitamin PP. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe rồi đưa ra lời khuyên về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

3. Liều dùng vitamin PP trị viêm lợi

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng vitamin PP phù hợp. Bạn có thể tham khảo liều dùng an toàn như sau:

Người lớn:

– Ngăn ngừa thiếu hụt vitamin PP: uống 50 – 100mg/lần, 3 lần mỗi ngày

– Điều trị viêm lợi, viêm da, viêm miệng, viêm kết tràng mãn tính, ban đỏ do thiếu hụt vitamin PP: dùng 500mg/ngày

Trẻ nhỏ:

Liều dùng vitamin PP cho trẻ nhỏ phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Liều dùng tham khảo là 100 – 300mg/ngày, phân chia thành 3 – 10 lần dùng.

4. Bổ sung vitamin PP trị viêm lợi bằng cách nào

Bạn có thể bổ sung thêm lượng vitamin PP qua thực phẩm hàng ngày hoặc các sản phẩm hỗ trợ.

4.1. Các thực phẩm chứa vitamin PP

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin PP này để cải thiện tình trạng viêm lợi như: hạt hạnh nhân, yến mạch, hạt điều, quả bơ.

– Hạt hạnh nhân:

Hạnh nhân chứa nhiều thành phần vitamin PP và các vitamin nhóm B khác (B5, B1, B9, B6) giúp làm lành nhanh vết loét. Hơn nữa, hạnh nhân còn chứa vitamin E, sắt, magie và protein. Hạt hạnh nhân có thể ăn sống, rang hoặc chế biến thành sữa hạt.

– Yến mạch:

Yến mạch có tác dụng trong điều trị viêm lợi do thành phần có chứa vitamin PP, B5, B1, B2 và B6 rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, yến mạch cũng giàu chất xơ và giúp duy trì cholesterol ở mức ổn định trong cơ thể. Bạn có thể dùng yến mạch dạng ăn liền hoặc nấu cháo.

– Hạt điều:

Không chỉ chứa vitamin PP, hạt điều còn giàu vitamin nhóm B khác. Đây là thực phẩm trị viêm lợi hiệu quả và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể ăn hạt điều rang hàng ngày.

– Quả bơ:

Bơ rất giàu vitamin PP cùng nhiều vitamin nhóm B nên có tác dụng giảm viêm lợi. Hơn thế nữa, bơ còn sản xuất glutathione – chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa lão hóa, bệnh tim mạch, mất trí nhớ, ung thư. Sử dụng bơ hàng ngày giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol và kiểm soát căng thẳng. Ăn một quả bơ mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Ngoài những thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung vitamin PP từ thịt heo, thịt gà, rau chân vịt, rau ngót, rau mồng tơi, súp lơ, nấm, cá thu,… Bạn cũng nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc răng miệng khoa học. Từ đó sẽ hạn chế tình trạng viêm lợi tái phát.

Quả bơ rất giàu Vitamin PP

Quả bơ rất giàu vitamin PP

4.2. Các sản phẩm hỗ trợ

Ngoài bổ sung thực phẩm thì bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa vitamin PP chữa viêm lợi. Hiện nay, vitamin PP đã được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nang hoặc dung dịch để tiêm.

5. Lưu ý khi sử dụng vitamin PP chữa viêm lợi

Để đảm an toàn khi sử dụng thực phẩm vitamin PP, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tuân thủ đúng cách dùng, liều lượng và thời điểm dùng theo khuyến cáo của bác sĩ và nhà sản xuất

– Thời điểm cơ thể hấp thụ vitamin PP tốt nhất là từ buổi sáng đến trước 4 giờ chiều. Nếu nạp thêm vitamin PP vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày, khó ngủ bởi thần kinh bị kích thích

– Chỉ nên uống vitamin PP cùng nước lọc, không dùng các loại nước ngọt, có ga, trà hoặc bia rượu,… Bởi khi vitamin PP kết hợp với các loại thức uống khác có thể gây tiêu chảy, chướng bụng, giảm tác dụng

– Bảo quản vitamin PP ở nơi khô ráo, không dùng khi viên uống bị ẩm, mốc hoặc hết hạn sử dụng. Đặc biệt, để vitamin xa tầm tay của trẻ nhỏ

Lưu ý khi sử dụng Vitamin PP

Lưu ý khi sử dụng vitamin PP

Trên đây là giải đáp về vitamin PP chữa viêm lợi được không. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức trong quá trình điều trị bệnh viêm lợi. Đừng quên bổ sung vitamin PP hằng ngày để phòng ngừa viêm lợi và duy trì năng lượng cho cơ thể.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Vitamin PP là gì? Tác dụng, liều dùng và cách bổ sung”

Hello Bacsi: “Vitamin PP là thuốc gì? Công dụng và liều dùng”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh lý trên chỉ kéo dài trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay viêm nướu răng là bệnh lý về răng phổ biến nhiều người mắc phải. Sưng nướu răng có thể do nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi đó, lượng dịch tiết sẽ giảm, gây khô miệng kèm theo

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm lợi răng trong cùng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi răng trong cùng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi răng trong cùng là tình trạng sưng đỏ, phù nề, sung huyết, đau nhức âm ỉ, khó chịu cho vùng nướu xung quanh răng khiến bạn gặp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh