Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bé mọc 1 răng nghịch ngợm có đúng không? Lưu ý quan trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.

Bé mọc 1 răng nghịch ngợm, khó bảo là quan niệm từ xưa xa của ông bà ta, còn xét trên góc độ khoa học vẫn chưa có một minh chứng, khẳng định cụ thể nào. Tuy nhiên, thông thường trẻ nghịch khi mọc 1 răng lại là do sức đề kháng tốt, bé vẫn thoải mái nô đùa, ăn uống như ngày thường nên các phụ huynh không cần phải lo lắng. Cách xử lý trong các trường hợp như vậy rất đơn giản chỉ cần khuyến khích bé vận động nhiều hơn, trò chuyện thường xuyên với bé, khích lệ – khen ngợi bé…

1. Quá trình mọc răng của trẻ

Trẻ sơ sinh mới chào đời thường chưa mọc răng. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ bắt đầu phát triển chiếc răng đầu tiên. Trung bình, trong suốt 12 tháng tiếp theo, trẻ sẽ trải qua quá trình mọc răng với khoảng 6 chiếc răng. Khi trẻ đạt 24 tháng tuổi, hàm răng sữa của bé sẽ đầy đủ với tổng cộng 20 chiếc răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Lịch mọc răng sữa có thể khác nhau từng trẻ, tuy nhiên, thời gian chênh lệch thường không vượt quá một năm. Điều đó có nghĩa là trẻ em phát triển các chiếc răng sữa theo một quy trình tương đối ổn định và có thể theo dõi. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu như sưng nướu, sự khó chịu và việc bé cắn vào đồ vật, cha mẹ có thể nhận ra khi răng đang mọc và chuẩn bị giúp đỡ bé yêu của mình.

Thứ tự phát triển răng sữa của trẻ thường theo trình tự dưới đây:

– 4 chiếc răng cửa ở hàm trên và hàm dưới: Mọc vào tháng thứ 5 – 8.

– 4 chiếc răng cửa bên ở hàm trên và hàm dưới: Mọc vào tháng thứ 7 – 10.

– 4 chiếc răng hàm đầu tiên: Mọc vào tháng thứ 12 – 16.

– 4 chiếc răng nanh: Mọc vào tháng  thứ 14 – 20.

– 4 chiếc răng hàm thứ hai: Mọc vào tháng thứ 20 – 32.

Quá trình mọc răng của trẻ

Quá trình mọc răng của trẻ

2. Trẻ mọc 1 răng nghịch có đúng không?

Câu hỏi: Trẻ mọc 1 răng nghịch ngợm có đúng không?

Trả lời: Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Hải Nam, trẻ mọc răng trở nên nghịch ngợm có thể do trong quá trình mọc răng, mầm răng nhú lên có thể gây ngứa và khó chịu ở lợi, khiến trẻ muốn cắn phá mọi thứ và trở nên nghịch ngợm hơn. Tuy nhiên, việc trẻ trở nên nghịch ngợm và khó bảo không chỉ phụ thuộc vào quá trình mọc răng mà còn phụ thuộc vào tính cách của trẻ, tâm lý của trẻ, và cả yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc xác định tính cách và tình trạng nghịch ngợm của trẻ khi mọc răng.

Từ góc nhìn khoa học, chưa có nghiên cứu đáng tin cậy nào khẳng định rằng trẻ mọc 1 răng là nghịch ngợm hơn trẻ không mọc răng hay mọc nhiều răng cùng lúc. Việc trẻ nghịch ngợm hay khó bảo không phụ thuộc vào việc mọc răng, mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như môi trường gia đình, giáo dục, tâm lý và những trải nghiệm cá nhân.

Thế nhưng theo trải nghiệm của một số người thì hiện tượng trên là có thật, dưới đây là một vài chia sẻ thực tế.

Bạn Thu Hà (Mễ trì, Nam từ liêm, Hà Nội) cho biết: “Con nhà mình 1 tuổi mọc 1 cái răng này. Mấy cái liền nó cứ mọc 1 cái 1. Ông bà ngoại cũng bảo mọc 1 răng là nghịch lắm. Con mình nghịch ơi là nghịch, con không khóc nhè, ăn được mỗi tội nghịch quá. Mình trông con một ngày ở nhà mà hôm sau mình bị ốm đấy. Hihi. Trông trẻ con sợ nhỉ.”

Bạn có nickname Voimamut2011 chia sẻ: “Bé nhà mình mọc răng cũng khá sớm (5 tháng) và lần đầu được 2 cái nhưng mãi tới tháng thứ 8 thì mới mọc tiếp và chỉ được 1 cái, lần tiếp theo là 3 cái. Bây giờ bé đang tháng thứ 17, có răng hàm rồi nhưng lại thiếu 1 cái răng phía dưới. hihi nhìn ngộ lắm (như kiểu bị sứt vì hàm dưới chỉ có 3 cái), nghịch thì không ai bằng đúng như các mẹ nói.”

Mẹ bé Kha Trần cũng chia sẻ: “Bé nhà mình cũng gần 10 tháng mới mọc chiếc răng đầu tiên, ban đầu lo lắm thấy con hàng xóm 4 tháng đã mọc răng rồi, lúc đấy chỉ lo bé thiếu canxi nên mới thế. Nhưng rồi cũng không sao cả, nhưng bé mọc răng cửa trên lại chỉ mọc có 1 cái rồi mọc thêm cái răng cách răng cửa. Công nhận là con gái nhà em nghịch lắm, con gái mà nghịch như con trai ý. Mọi người nói trẻ con nào mà nghịch thì rất thông minh, em cũng đang hy vọng thế.”

2. Bé mọc 1 răng nghịch vì sao?

Dù trên góc độ khoa học chưa có sự chứng minh nào về tình trạng bé mọc 1 răng sẽ nghịch, nhưng cũng có một số nguyên nhân dưới đây sẽ lý giải cho vì sao khi mọc 1 răng thì trẻ lại nghịch hơn những bé khác.

– Tính cách của trẻ: Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bé nghịch hơn khi mọc 1 chiếc răng là tính cách của trẻ. Mỗi bé có một tính cách khác nhau và việc mọc răng không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến điều đó. Tuy nhiên, một số trẻ khi mọc răng sẽ không gặp nhiều đau đớn, vẫn có thể ăn uống và vui chơi bình thường. Do đó, các bậc phụ huynh có thể cảm thấy bé nghịch hơn so với những bé khác trong giai đoạn này.

– Tác động của hệ thần kinh não bộ: Có thể một số trẻ mọc 1 răng nghịch là do tác động của hệ thần kinh não bộ. Sự thay đổi chất truyền dẫn thần kinh trong não bộ của bé có thể làm thay đổi tâm tính của trẻ, khiến bé trở nên khác thường hơn, nghịch ngợm hơn và quấy nhiễu hơn so với ngày thường.

– Sức đề kháng của bé: Bé nghịch khi mọc 1 chiếc răng cũng do sức đề kháng của bé cao. Điều này khiến cho bé trở nên năng động và nghịch ngợm hơn so với thường ngày. Sức đề kháng cao cũng có thể giúp bé chống lại sự ảnh hưởng của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

– Yếu tố di truyền và trẻ sinh đôi: Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tình trạng bé mọc 1 răng nghịch xảy ra phổ biến hơn ở những trẻ sinh đôi cùng trứng. Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất nghịch ngợm của trẻ khi mọc răng.

– Tâm lý của trẻ: Một trong những nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng bé nghịch hơn khi mọc 1 răng là tâm lý của trẻ. Một số trẻ có tính cách nghịch ngợm hơn và việc mọc răng có thể làm tăng tính chất này. Bé có thể muốn thu hút sự chú ý của người thân và làm những điều “điên rồ” để được quan tâm nhiều hơn. Điều đó được coi là phản ứng với môi trường xung quanh và những thay đổi trong cơ thể. Việc có một răng mới có thể làm cho bé cảm thấy lạ và không thoải mái, dẫn đến sự thay đổi trong hành vi cũng như tâm lý của bé.

Như vậy, bé mọc 1 răng nghịch không phải chỉ vì do chiếc răng đó mà do nhiều nguyên nhân khác nữa. Vì vậy nên bố mẹ cần chú ý đến sức khỏe, tâm lý của con nhiều hơn khi bé đang trong độ tuổi mọc, thay răng.

Bé mọc 1 răng nghịch vì sao?

Bé mọc 1 răng nghịch do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

4. Bé mọc 1 răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Bác sĩ nha khoa Nguyễn Hải Nam cho biết: Việc bé mọc 1 răng là một quá trình hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đây là thời điểm quan trọng khi cha mẹ cần chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng của bé để đảm bảo sự phát triển và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Trong giai đoạn này, răng miệng của trẻ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, gây ra các bệnh lý như viêm nướu và viêm nha chu. Vì vậy, việc vệ sinh miệng đúng cách trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.

Ngoài việc đảm bảo vệ sinh hàng ngày, cha mẹ cũng cần tạo cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế các loại thức ăn ngọt, dẻo, dễ bám vào răng. Nhờ vậy sẽ giúp tránh tình trạng hình thành sâu răng hay bị sún răng sớm ở trẻ.

Với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, việc bé mọc răng sẽ trở thành một quá trình mà trẻ và gia đình có thể trải qua một cách thoải mái và không gặp phải các vấn đề sức khỏe răng miệng lâu dài.

Bé mọc 1 răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Bé mọc 1 răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

5. Biện pháp xử lý bé mọc 1 răng nghịch ngợm

Cho tới thời điểm hiện tại chưa có một phương pháp nào giúp ngăn chặn hay cải thiện tình trạng bé mọc 1 răng nghịch ngợm

Thay vào đó, cha mẹ nên tập trung hơn vào việc chăm sóc bé với những vấn đề dưới đây.

Thứ nhất: Cha mẹ nên khuyến khích bé tham gia các trò chơi vận động, thể thao để giải tỏa bớt năng lượng cũng như sự khó chịu khi mọc răng. Điều đó sẽ giúp bé tập trung sự chú ý nhiều hơn vào vấn đề khác, bớt nghịch ngợm lại. Tất nhiên, với những bé còn nhỏ thì chỉ cần tạo ra các trò chơi tương tác đơn giản với phụ huynh là được.

Thứ hai: Thường xuyên trò chuyện cùng bé để hiểu những gì bé đang nghĩ và để bé thấy mình đang được quan tâm. Lúc bấy giờ bé sẽ bớt nghịch lại hơn do đã có được cảm giác được quan tâm,  là “trung tâm của sự chú ý” từ người thân trong gia đình.

Thứ ba: Thường xuyên khích lệ, khen ngợi bé khi bé làm được việc tốt. Như vậy sẽ tránh được việc bé suy nghĩ theo chiều hướng xấu, đưa ra những hành động tiêu cực.

Thứ tư: Trẻ hay bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, bởi vậy bố mẹ cần kiểm soát tốt nội dung bé thường xem, hành động của bản thân để tránh bé học theo điều xấu.

Thứ năm: Những trò chơi, video mạo hiểm, bạo lực trên các thiết bị thông minh sẽ làm bé trở nên nghịch ngợm hơn. Bởi vậy cha mẹ cần kiểm soát được thời gian chơi của con. Tốt nhất chỉ nên cho bé dùng các thiết bị thông minh trong khoảng thời gian 30 – 60 phút/ngày.

Thứ sáu: Kiên quyết nói không với những đòi hỏi vô lý của trẻ. Hãy cho trẻ quyền tự quyết trong giới hạn của con, đưa ra những hậu quả con có thể gặp phải khi thực hiện sai. Như vậy sẽ giúp bé có được những quyết định đúng đắn, không còn nghịch ngợm hay đòi hỏi vô lý nữa.

Cách xử lý bé mọc 1 răng nghịch ngợm

Khuyến khích bé tham gia vào các trò chơi vận động

6. Các trường hợp trẻ mọc 1 răng thường gặp

Tình trạng trẻ mọc 1 răng ắt hẳn không phải điều hiếm gặp, thậm chí còn có nhiều kiểu khác nhau. Nhưng thông thường trẻ mọc 1 răng cửa hàm dưới và mọc 1 răng hàm trên sẽ là các trường hợp phổ biến nhất.

6.1. Trẻ mọc 1 răng cửa hàm dưới

Theo lịch mọc răng thông thường, khi trẻ được từ 6 – 10 tháng tuổi, hai chiếc răng cửa hàm dưới sẽ là những chiếc răng đầu tiên mọc lên. Đây là một giai đoạn phát triển tự nhiên của quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ.

Thế nhưng, không phải trường hợp trẻ chỉ mọc 1 răng cửa hàm dưới nào cũng là dấu hiệu bất thường. Thực tế, có rất nhiều trẻ chỉ mọc 1 chiếc răng cửa hàm dưới và điều đó hoàn toàn bình thường. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng khi thấy trẻ chỉ mọc 1 răng cửa hàm dưới.

Tuy nhiên, nếu sau vài tháng mọc răng cửa hàm dưới mà răng cửa cùng hàm vẫn chưa nhú lên, trong khi răng đầu đã mọc hoàn chỉnh, cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra mầm răng. Điều này giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và có phương án xử lý tốt nhất cho trẻ.

Lưu ý là dù bé chỉ mọc 1 răng cửa hàm dưới hay mọc theo lịch trình thông thường, việc chăm sóc răng miệng của trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ cần vệ sinh răng miệng của bé hàng ngày bằng cách sử dụng một miếng gạc sạch ướt và lau nhẹ nhàng qua răng và nướu của bé. Việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý răng miệng.

Trẻ mọc 1 răng cửa hàm dưới

Trẻ mọc 1 răng cửa hàm dưới

6.2. Trẻ mọc 1 răng hàm trên

Bình thường, các răng sữa của bé sẽ mọc đối xứng nhau giữa hàm trên và hàm dưới, bao gồm cả phía phải và phía trái. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng mọc đủ các răng theo cặp và việc trẻ mọc 1 răng hàm trên cũng không phải là điều hiếm gặp.

Nếu bé mọc 1 răng hàm trên, không có gì phải lo lắng, ngay cả khi bé có thể quấy khóc hơn so với ngày thường. Bởi vì đây là điều bình thường và không đáng lo ngại.

Tuy vậy, để có sự an tâm hơn, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra kỹ lưỡng hơn về tình trạng mọc răng của trẻ. Việc thăm khám nha khoa lần đầu tiên nên được thực hiện khi bé mọc chiếc răng đầu tiên trên cung hàm. Quá trình thăm khám bao giờ cũng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé một cách tốt nhất.

Ngoài ra, khi bé đã đủ tuổi để sử dụng bàn chải răng, cha mẹ nên lựa chọn bàn chải răng phù hợp với độ tuổi và kích thước hàm của bé.

Trẻ mọc 1 răng hàm trên

Trẻ mọc 1 răng hàm trên

7. Bé 9 tháng nghịch ngợm có phải là do chưa mọc răng

Không chỉ mọc 1 răng mà đối với những bé 9 tháng tuổi mà chưa mọc răng cũng được xem là nguyên nhân khiến trẻ trở nên nghịch ngợm, hiếu động hơn.

Thế nhưng trên thực tế, trong giai đoạn khi bé khoảng 9 tháng tuổi, hầu hết các bé thường trở nên ham chơi và nghịch ngợm hơn. Thậm chí, bé sẽ trở trở nên tò mò hơn và muốn khám phá thế giới bên ngoài với sự hưng phấn, háo hức. Đây là giai đoạn trẻ rất hiếu động và đáng yêu.

Bé sẽ bắt đầu phát triển các kỹ năng như bò, ngồi và vỗ tay. Thậm chí là trở nên thích thú với những đồ chơi đơn giản và trò chơi tương tác với người thân. Việc khuyến khích sự khám phá và sự phát triển của bé sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi để trẻ em tiếp tục tăng cường khả năng vận động, sự sáng tạo và trí tuệ của mình.

Như vậy, hoàn toàn không hề có chuyện do chưa mọc răng mà các bé 9 tháng tuổi mới trở nên nghịch ngợm như nhiều phụ huynh vẫn thường nghĩ.

Còn mọc răng là một quá trình phát triển tự nhiên ở trẻ em, tuy nhiên, thời điểm mọc răng có thể khác nhau đối với từng đứa trẻ. Một số trẻ có thể bắt đầu mọc răng sớm khi chỉ mới 3 – 4 tháng tuổi, trong khi đó có trẻ đến 8, 9 tháng tuổi mới mọc răng sữa. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi trẻ 9 tháng tuổi mà vẫn chưa có răng. Bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có vấn đề nguy hại. Các phụ huynh không nên lo lắng quá nhiều trong trường hợp đó.

8. Phong thuỷ bé mọc răng sớm

Phong thuỷ là một hệ thống niềm tin rằng sắp xếp không gian và vật liệu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cũng tài vận của con người. Tuy nhiên, việc bé mọc răng sớm không phải là một yếu tố thuộc lĩnh vực phong thuỷ do đó chúng không được đề cập đến trong lĩnh vực này.

Thế nhưng, trên thực tế vẫn có nhiều người tin răng việc bé mọc răng sớm sẽ làm ảnh hưởng tới phong thủy làm ăn, công danh sự nghiệp của phụ huynh, khiến đường tại vận ngày càng đi xuống. Tuy nhiên, đây hoàn toàn chỉ là tin đồn vô căn cứ. Hiện chưa có bằng chứng khoa học hay các tài liệu phong thủy liên quan cho thấy việc con mọc răng sớm gây khó khăn cho việc làm ăn của gia đình. Thay vào đó, điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần làm lúc bấy giờ là tìm hiểu nguyên nhân chính dẫn đến việc con mọc răng sớm và theo dõi sức khỏe của con một cách thường xuyên.

Con mọc răng sớm có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, tình trạng dinh dưỡng và phát triển cá nhân của từng trẻ. Thay vì lo lắng về ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm ăn của gia đình, hãy tập trung vào việc cung cấp cho con một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển, sức khỏe của con.

Điều quan trọng là nắm vững thông tin và không để lời đồn gây hoang mang. Hãy tìm hiểu từ các nguồn đáng tin cậy và tư vấn với các bác sĩ nha khoa nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc con mọc răng sớm của mình.

Như vậy, bé mọc 1 răng có nghịch hay không thực sự không phải là một vấn đề quá đáng lo ngại. Chỉ cần vào thời điểm bé mọc răng hoặc thay răng, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ. Đồng thời áp dụng các biện pháp tâm lý để trẻ cảm thấy thoải mái, bớt khó chịu hơn.

Hiển thị nguồn

Báo vnExpress: “Bé 1 tuổi chỉ mọc 1 cái răng”
Trang Sở y tế Nam Định: “Quá trình mọc răng của bé”
What to Expect: “What Order and When Do Baby Teeth Appear? This Baby Teething Chart Can Help”
American Academy of Pediatrics: “Baby’s First Tooth: 7 Facts Parents Should Know”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map