Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân gây nên tình trạng sốt mọc răng ở trẻ là do vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Để phòng ngừa và giảm đau, sốt cho bé, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách, sử dụng đồ chơi giảm đau hoặc áp dụng các mẹo dân gian. Đặc biệt, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ sốt cao kéo dài, kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như co giật, khó thở, phát ban.

1. Những điều cần biết về sốt mọc răng ở trẻ

Cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu của sốt mọc răng ở trẻ như nhiệt độ cơ thể tăng cao, đau hoặc khó chịu ở vùng nướu, răng ló ra khỏi nướu… từ đó biết cách phân biệt chúng với sốt thông thường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

1.1. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng khi được 6 – 8 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khi trẻ hoàn thiện 20 cái răng vào khoảng 30 tháng tuổi.

Tuy nhiên, nếu trẻ mọc răng trước tháng thứ 6, có thể là ở tháng thứ 3, 4 hoặc 5, thì đó được xem là trẻ mọc răng sớm. Hoặc cũng có những trường hợp trẻ mọc răng muộn hơn khi 8 – 11 tháng mới nhú chiếc răng đầu tiên.

Nhưng nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời.

Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Trẻ thường mọc răng khi được 6 – 8 tháng tuổi

1.2. Những dấu hiệu sốt mọc răng cha mẹ cần biết

Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sốt mọc răng gồm:

– Nhiệt độ cơ thể tăng, trẻ thường sốt nhẹ từ 38 – 38.5 độ

– Đau hoặc khó chịu ở vùng nướu

– Nướu sưng, đỏ, viêm

– Chảy nước dãi, nước mũi

– Khó chịu, cáu kỉnh, quấy khóc

– Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

– Chán ăn, bú kém

– Có dấu hiệu của răng ló ra khỏi nướu

Trong một số trường hợp, trẻ sốt mọc răng sẽ phát ban đỏ xung quanh miệng, cổ hoặc trẻ thường xuyên dùng tay xoa má, kéo tai của mình.

1.3. Sốt mọc răng sốt mấy ngày?

Trẻ sốt mọc răng thường chỉ sốt 1 – 2 ngày trước khi răng nhú lên và kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Khi răng đã nhú lên, những triệu chứng trên cũng tự thuyên giảm và chấm dứt.

1.4. Vì sao trẻ lại sốt khi mọc răng?

Thời điểm trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn, đây cũng là giai đoạn bắt đầu mọc răng của hầu hết trẻ em, nên nhiều cha mẹ nghĩ sốt là triệu chứng điển hình và cần có của quá trình mọc răng.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, trên thực tế, sốt không phải là dấu hiệu của việc mọc răng, mà là một triệu chứng của nhiễm trùng.

Cụ thể, nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sốt (do nhiễm trùng gây ra) khi mọc răng bao gồm:

– Có cơ hội tiếp xúc với nhiều mầm bệnh hơn: Trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi, trẻ thường khám phá thế giới bằng việc cho các đồ vật vào miệng, nhai, mút… Chính điều đó đã vô tình tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh, khiến trẻ bị nhiễm trùng

– Khoảng trống miễn dịch: Giai đoạn 6 – 36 tháng được gọi là khoảng trống miễn dịch của trẻ do lượng kháng thể trong sữa mẹ truyền sang bé đã giảm đáng kể, khiến sức đề kháng của bé cũng suy giảm theo, cơ thể phải phản ứng với nhiều tác nhân gây bệnh khác, ví dụ như cảm cúm và gây ra sốt.

Vì sao trẻ lại sốt khi mọc răng?

Từ 6 – 12 tháng trẻ có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn và miễn dịch suy giảm khiến trẻ dễ bị sốt khi mọc răng

1.5. Phân biệt dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh với sốt bệnh

Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38 độ kèm theo tình trạng tiêu chảy thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe nào khác chứ không phải sốt do mọc răng. Đặc biệt là sốt cao không có dấu hiệu hạ, kéo dài trên 3 ngày, trẻ mất nước nhanh, đau vùng hầu họng, thấy có dịch chảy ra từ tai…

Bởi những dấu hiệu trẻ sốt mọc răng khá giống với một số bệnh lý thường gặp khác ở trẻ như viêm phế quản, viêm tai giữa… Vậy nên, cha mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện của trẻ hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

2. Cách chăm sóc và giảm đau cho bé khi mọc răng

Mát xa nướu, sử dụng đồ chơi hỗ trợ giảm đau nướu kết hợp với bổ sung thức ăn mềm, mát, sử dụng thuốc nếu cần thiết theo chỉ định của nha sĩ là những việc bạn cần làm khi chăm sóc và giảm đau cho trẻ bị sốt mọc răng.

2.1 Cách giảm đau cho bé khi mọc răng

Các cách giảm đau cho bé khi mọc răng bao gồm:

– Mát xa nướu cho bé: Massage nhẹ nhàng nướu của bé bằng ngón tay sạch để giảm đau và kích thích quá trình mọc răng

– Sử dụng đồ chơi giảm đau nướu: Bạn có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ mọc răng như vòng ngậm mọc răng để bé có thể nhai, gặm và giảm đau nướu. Lưu ý nên chọn loại chắc chắn, an toàn, tránh những loại có chất lỏng bên trong bởi chúng có thể bị vỡ hoặc rò rỉ

– Chườm mát cho bé: Dùng khăn và nước mát (không dùng nước lạnh hoặc đá) chườm lên má trẻ trong khoảng 5 – 10 phút để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Cha mẹ lưu ý tối đa chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày

– Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết: Bạn có thể hỏi ý kiến của nha sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ như paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng hợp lý. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay các loại gel giảm đau, viên giảm đau vì chúng không an toàn

Cách giảm đau cho bé khi mọc răng

Mát xa nướu giúp bé giảm đau khi mọc răng

2.2 Cách chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng

Cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng? Có thể nói, sốt là hiện tượng đặc trưng nhất khi em bé bắt đầu mọc răng. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38.5, bạn hãy cho trẻ sử dụng hạ sốt theo liều lượng và thời gian bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, trẻ bị sốt do mọc răng thường không quá nghiêm trọng và bạn có có thể hạ sốt bằng các biện pháp như: cho trẻ uống nhiều nước, lau người bằng nước ấm, mặc đồ rộng rãi thấm hút mồ hôi tốt…

Bên cạnh đó, bạn hãy:

– Lau mặt cho bé bằng khăn để lau sạch nước dãi, ngăn ngừa chứng phát ban xảy ra

– Cho trẻ ăn thức ăn mềm, mát như chuối, dưa hấu, bánh quy… để vừa giúp trẻ giảm ngứa nướu vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng

– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, đặc biệt ưu tiên thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp răng của bé mọc lên chắc khỏe hơn

Lưu ý, việc bổ sung thức ăn chỉ dành cho trẻ đã ăn dặm hoặc đã nhai, nuốt được thức ăn. Bạn cũng cần trông coi khi bé ăn để chắc chắn trẻ không bị hóc hay gặp vấn đề gì xảy ra.

2.3. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé trong quá trình sốt mọc răng

Dưới đây là một số điều cần lưu ý để chăm sóc trẻ trong thời gian sốt mọc răng:

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Để tránh ngộ độc thực phẩm, bạn cần tuân thủ quy trình vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi để đảm bảo không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng và gây hại cho trẻ.

Chọn đồ chơi giảm đau phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé

Để chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé, bạn nên tham khảo các lời khuyên sau:

– Chọn đồ chơi có chất liệu an toàn, không chứa BPA, phthalates hay chất độc hại khác.

– Chất liệu đồ chơi mềm mại, theo đó silicone, cao su tự nhiên hay vải là lựa chọn tốt nhất để không gây đau cho nướu

– Chọn đồ chơi có nhiều điểm massage để bé có thể dễ dàng cắn và nhai, từ đó giúp bé giảm đau do mọc răng

– Chọn đồ chơi có thiết kế phù hợp với độ tuổi của bé, đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, bạn nên chọn đồ chơi mềm, không quá dày và có thể gặm được từ nhiều phía. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể chọn đồ chơi có hình dáng hấp dẫn hơn để bé thích thú hơn

– Chọn đồ chơi có thể dễ dàng vệ sinh để đảm bảo an toàn nhất cho bé

– Chọn đồ chơi giảm đau từ các thương hiệu uy tín và có chứng nhận an toàn của cơ quan chức năng

Bạn cần lưu ý rằng, các đồ chơi trên chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm đau cho bé trong quá trình mọc răng, không thể thay thế việc chăm sóc toàn diện cho bé.

Chọn đồ chơi giảm đau phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé

Bạn nên chọn đồ chơi giảm đau nướu phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé

3. Các biện pháp phòng ngừa sốt mọc răng

Theo bác sĩ Nguyễn Hải Nam (Nha khoa Paris chi nhánh Hà Nội) chia sẻ, để phòng ngừa sốt mọc răng, bạn nên chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách, kiểm tra và chăm sóc sức khỏe bé định kỳ, đồng thời tránh các thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.

3.1 Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để phòng ngừa sốt mọc răng và các vấn đề răng miệng khác, chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc răng miệng cho trẻ:

– Lau sạch miệng của trẻ bằng khăn ướt, gạc rơ lưỡi mỗi ngày và nên thực hiện ngay khi trẻ mới chào đời

– Cho trẻ uống nước để làm sạch miệng sau khi trẻ bú hoặc ăn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cư trú trong miệng

– Đánh răng cho trẻ bằng kem đánh răng có chứa fluoride ngay từ khi chiếc răng của trẻ mọc lên

– Không chà xát cồn lên nướu của bé vì sẽ tăng khả năng tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức, gây bệnh

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ dưới 6 tháng không cần vệ sinh miệng, trên thực tế nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến miệng như nấm lưỡi, loét miệng… là giống nhau giữa trẻ và người lớn.

Chính vì thế, hãy chú ý chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh.

3.2 Kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của bé định kỳ

Việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt cho bé, góp phần phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm gây sốt khi mọc răng. Sau đây là một số lời khuyên:

– Kiểm tra sức khỏe của bé: Đưa bé đến bác sĩ trẻ em để kiểm tra sức khỏe và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn định kỳ, bao gồm cả tình trạng mọc răng của bé để chuẩn bị tốt nhất

– Tiêm phòng: Đảm bảo bé được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo lộ trình tiêm chủng, chống nhiễm trùng

– Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp cho bé chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm nhằm giúp tăng đề kháng cho trẻ, phòng ngừa bệnh tật

Kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của bé định kỳ

Tiêm phòng đầy đủ là một trong những cách giúp bé ngừa sốt mọc răng

3.3 Tránh các thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé

Có một số thói quen có thể phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ mà bạn nên tránh, gồm:

– Sử dụng núm vú giả: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sử dụng núm vú giả trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao hơn so với trẻ không sử dụng hoặc sử dụng ít

– Ăn đồ ngọt, uống nước ngọt quá nhiều: Có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng, nấm lưỡi… Bạn nên giới hạn việc cho trẻ ăn, uống đồ ngọt và thay thế bằng thức ăn, nước uống lành mạnh khác

– Uống sữa trước khi đi ngủ: Việc làm trên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng do độ pH của nước bọt trong miệng giảm trong khi ngủ, bạn nên đánh răng cho trẻ sau khi uống sữa rồi mới đi ngủ để hạn chế

– Không chải răng đúng cách: Chải răng quá nhanh, không đánh răng hoặc không sử dụng kem đánh răng cũng khiến vi khuẩn trong miệng trẻ phát triển quá mức, gây viêm nhiễm và sốt trong giai đoạn mọc răng

3.4 Thực hiện mẹo dân gian giúp bé giảm sốt mọc răng

Bạn hãy áp dụng những mẹo dân gian như dùng lá hẹ, đậu xanh, rau ngót để giúp bé giảm đau, sốt mọc răng.

Sử dụng lá hẹ

Lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở phần lợi bị sưng, bé sẽ giảm sốt, sưng đau và không chảy nước miếng khi mọc răng.

Bạn thực hiện bằng cách dùng vài cọng lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt nhỏ và giã lấy nước, sau đó dùng rơ lưỡi chấm vào cốt lá hẹ để rơ nướu cho bé. Lưu ý, nên thực hiện sau ít nhất 30 phút từ khi trẻ bú.

Sử dụng đậu xanh

Đậu xanh có tính mát, thanh nhiệt, giúp giải độc và giảm đau tốt nên đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo trong việc phòng ngừa sốt mọc răng ở trẻ.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít đậu xanh bỏ vỏ, rửa sạch sau đó đun với nước sôi trong khoảng 15 phút. Cuối cùng là chờ nước nguội và dùng vệ sinh miệng cho bé.

Thực hiện mẹo dân gian giúp bé giảm sốt mọc răng

Áp dụng các mẹo dân gian giúp bé giảm đau, sốt mọc răng

Sử dụng rau ngót

Rau ngót vừa giúp sát khuẩn, tiêu viêm vừa có tính mát, thanh nhiệt nên bạn có thể dùng để giảm đau, sốt cho bé khi mọc răng.

Cách làm rất đơn giản, bạn dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nguyễn lấy cốt nước, sau đó dùng nước đó để rơ lưỡi cho bé.

4. Khi nào cần đến bác sĩ

Trong thời gian trẻ bị sốt mọc răng, nếu thấy trẻ sốt trên 40 độ, cơn sốt kéo dài và không có dấu hiệu giảm dù đã sử dụng hạ sốt, kèm theo co giật, phát ban, khó thở, hoặc trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ăn uống… Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sốt mọc răng ở trẻ cũng như nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả, từ đó đồng hành cùng trẻ tốt nhất trong chặng đường lớn khôn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề sốt mọc răng
Giải đáp: Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không

Giải đáp: Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không

Trẻ mọc răng thường chỉ bị sốt nhẹ, từ 37.8 – 38 độ C. Tuy nhiên, thực tế vẫn có trường hợp trẻ sốt 39 độ. Do đó, có rất nhiều cha mẹ

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Bố mẹ không cần quá lo lắng về việc trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi khi mà tình trạng bé sốt khi đang mọc răng là biểu hiện vô cùng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map