Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng nanh : Đặc điểm và chức năng của răng nanh mà bạn cần biết

Răng nanh là nhóm răng nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm, tính từ răng cửa. Chúng nằm tại 4 góc của cung hàm và được coi là nền tảng của cả cung hàm. Răng nanh có chức năng tạo hình và nâng đỡ cơ mặt.

Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho nụ cười của mình, có thể làm răng nanh đẹp tự nhiên ngay tại nhà hoặc tới nha khoa để trám răng, bọc sứ thẩm mỹ. Trong trường hợp răng nanh vĩnh viễn bị mất, bạn có thể áp dụng kỹ thuật trồng răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai.

1. Tìm hiểu về răng nanh người

Răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm và thường sắc, nhọn hơn so với những răng còn lại. Đây là chiếc răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Bên cạnh đó, răng nằm ở 4 góc quan trọng ở cung hàm, có chức năng tạo hình và nâng đỡ cơ mặt.

1.1. Răng nanh là gì?

Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ tại Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: Răng nanh là các chiếc răng nằm ở vị trí thứ ba trên cung hàm, được tính từ răng cửa hướng vào phía trong. Thường thì một người trưởng thành sẽ có tổng cộng bốn chiếc răng nanh, gồm hai chiếc ở hàm dưới và hai chiếc ở hàm trên.

Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Chúng nằm ở bốn góc của vùng răng và được coi là nền tảng cốt lõi của cung răng. Răng nanh có hình dạng sắc nhọn và thường có nhiều mô liên quan đến chức năng cắn, cắt và xé thức ăn.

Phần thân của răng nanh có độ dày lớn hơn so với răng cửa, nhưng lại mỏng hơn so với răng hàm. Mặt nhai của răng nanh không bằng phẳng như răng cửa và không có các rãnh như răng cối.

Răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm và thường có hình thù sắc, nhọn

Răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm, tính từ răng cửa hướng vào

1.2. Cấu tạo răng nanh

Cấu trúc của răng nanh cũng tương tự như những chiếc răng khác trên cung hàm, gồm có các bộ phận như sau:

– Men răng

Đây là lớp bao phủ bên ngoài thân răng, được tạo thành từ 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ. Men răng là một trong những bộ phận cứng nhất của cơ thể và không bị chi phối bởi dây thần kinh. Ngoài ra, trong trường hợp men răng bị tổn thương thì sẽ không có khả năng tự phục hồi lại như lúc ban đầu.

– Ngà răng

Ngà răng là lớp nằm bên dưới men răng, màu vàng nhạt, gồm có 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và nước. Đây là bộ phận chiếm phần lớn khối lượng của răng số 3

– Tủy răng

Tủy răng là các dây thần kinh và mạch máu ở trong lòng của răng, có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Phần tủy nằm ở thân răng được gọi là buồng tủy, dưới chân răng là ống tủy. Hầu hết răng nanh đều chỉ có 1 chân và 1 ống tủy.

1.3. Chức năng của răng nanh

Răng nanh có chức năng quan trọng trong hệ thống răng của chúng ta. Chúng nằm ở bốn góc của cung hàm và được coi là nền tảng của cung răng, giúp tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Răng nanh cũng có khả năng chịu lực nhai mạnh, đồng thời giúp giảm thiểu các nguy hại tới hàm răng.

– Cắt và xé thức ăn: Nhờ hình dạng nhọn và mặt cắt sắc bén, răng nanh có khả năng cắt qua các mảnh thức ăn cứng và xé nhỏ chúng thành mẩu nhỏ hơn, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Hỗ trợ trong việc nhai thức ăn: Răng nanh không chỉ giúp cắt và xé thức ăn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Chúng giúp nghiền nhuyễn thức ăn thành các mẩu nhỏ hơn trước khi được nuốt xuống dạ dày.

1.4. Răng nanh có thay không

Theo chia sẻ của bác sĩ Phạm Thị Hạnh tại Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng, răng nanh sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Thông thường, quá trình thay răng nanh diễn ra trong giai đoạn từ 10 – 12 tuổi.

Khi đến tuổi thay răng, răng nanh sữa bắt đầu lung lay và rụng. Sau một khoảng thời gian, răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế chúng. Nếu răng vĩnh viễn bị rụng mất do tai nạn, sâu răng hay bất kỳ nguyên nhân nào khác thì chúng cũng không thể tự mọc lại như lúc ban đầu.

1.5. Hình ảnh răng nanh tự nhiên

Dưới đây là một vài hình ảnh răng nanh tự nhiên:

Răng nanh tự nhiên thường có hình thù sắc, nhọn

Răng nanh tự nhiên thường có hình thù sắc, nhọn

Mỗi người thường có 4 chiếc răng nanh ở hai hàm trên và dưới

Mỗi người thường có 4 chiếc răng nanh ở cả hai hàm trên và dưới

1.6. Có nên nhổ răng nanh không

Bạn không nên nhổ răng răng bởi đây là nhóm răng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trên cung hàm. Tuy nhiên, các bác sĩ răng hàm mặt vẫn chỉ định nhổ bỏ răng nanh trong những trường hợp sau để tránh làm tổn hại tới sức khỏe răng miệng:

– Răng nanh mọc ngầm và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: đau nhức dai dẳng, giảm thể tích xương hàm, ảnh hưởng xấu tới răng ở vị trí liền kề…

– Răng nanh gặp phải bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hay viêm tủy răng ở mức độ nghiêm trọng và không thể điều trị triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông thường.

– Răng bị gãy, vỡ nặng, chỉ còn lại rất ít thân răng và không thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám hay bọc răng sứ thẩm mỹ.

Để biết chính xác có nên tiến hành nhổ bỏ răng nanh hay không, bạn hãy tới trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn cho bạn phương án xử lý tối ưu.

1.7. Sốt mọc răng nanh kéo dài bao lâu

Thông thường, trẻ em bị sốt trong khoảng 1 – 2 ngày khi mọc răng nanh. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi trẻ, thời gian sốt sẽ có sự chênh lệch. Nếu trẻ có sức đề kháng kém thì thường bị sốt lâu hơn.

Sốt là hiện tượng mà đa số các bé đều gặp phải trong quá trình mọc răng nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp hạ sốt an toàn cho bé như chườm ấm, bổ sung vitamin C, uống thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc mặc quần áo thoáng mát. Nếu như cha mẹ chăm sóc đúng cách, cơn sốt mọc răng nanh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Khi mọc răng nanh, trẻ thường bị sốt khoảng 1 - 2 ngày

Khi mọc răng nanh, trẻ thường bị sốt trong hoảng 1 – 2 ngày

1.8. Răng nanh hàm trên

Răng nanh vĩnh viễn ở hàm trên thường mọc từ 10 – 11 tuổi. Thông thường, kích thước của răng số 3 ở hàm trên sẽ lớn hơn so với răng nanh hàm dưới. Chân răng có hình côn và thuôn dần về phía chóp.

Đường viền cổ răng nanh thường cong về phía chân răng. Mặt ngoài của răng khá nhẵn, có hai rãnh lõm là dấu ấn của 3 thùy. Trong đó, thùy giữa rộng nhất chạy tiếp xuống rìa cắn.

1.9. Răng nanh hàm dưới

Răng nanh vĩnh viễn ở hàm dưới mọc trong giai đoạn từ 11 – 12 tuổi. Răng nanh hàm dưới có hình dáng khá tương đồng với răng hàm trên nhưng kích thước bé hơn. Ngoài ra, so với răng số 3 ở hàm trên, chân răng nanh hàm dưới khá ngắn. Bờ cắn chỉ chiếm một phần tư chiều cao chân răng, khiến cho răng trở nên khá dài và hẹp.

2. Người có răng nanh nhọn tướng số như thế nào

Trong nhân tướng học, răng nanh nhọn có thể phản ánh nhiều điều về tính cách cũng như số mệnh của con người. Người sở hữu dáng răng trên thường khá thông minh, hoạt bát và thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh. Nếu như miệng đẹp, sắc môi tươi tắn, răng nanh trắng, sáng thì chắc chắn sẽ đạt được thành công ngay từ khi còn trẻ, đặc biệt là những người theo đuổi con đường nghệ thuật, điện ảnh.

Sau đây là một vài đặc điểm nổi bật của người đàn ông và phụ nữ có răng nanh nhọn:

– Đàn ông

Sôi nổi và hoạt bát chính là tính cách của những chàng trai sở hữu răng nanh nhọn. Họ luôn có nhiều năng lượng để khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Họ không ngừng sáng tạo và có tính cách của người lãnh đạo.

Nhờ sự thông minh vốn có nên con đường sự nghiệp của những người đàn ông răng nhọn cũng rất thuận lợi. Vì vậy, họ luôn được nhiều người yêu mến, đặc biệt là những người khác giới.

– Phụ nữ

Những cô nàng sở hữu răng nanh nhọn thường có tính cách sôi nổi, mạnh mẽ, cá tính và dám nghĩ dám làm. Vậy nên, sự thành công của họ không chỉ dừng lại ở công danh sự nghiệp mà còn cả tình duyên.

Phụ nữ có răng nanh nhọn thường là người tháo vát, chu toàn từ việc gia đình tới việc xã hội. Bên cạnh đó, răng nanh giúp nụ cười của họ thêm phần duyên dáng nên dễ tạo thiện cảm với mọi người xung quanh.

Sự nghiệp phụ nữ răng nanh nhọn rộng mở và thường xuyên được nhiều người giúp đỡ. Không chỉ vậy, họ còn là những người rất đảm đang và tháo vát. Họ luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt mọi công việc được giao nhưng cũng chú trọng đến việc chăm lo cho tổ ấm của bản thân. Nhờ vậy, cuộc sống hôn nhân luôn hạnh phúc và yên ấm.

Phụ nữ có răng số 3 nhọn thường là người thông minh, cá tính và tháo vát

Phụ nữ có răng số 3 nhọn thường là người thông minh, cá tính và tháo vát

3. Tướng số người có 4 răng nanh nhọn

Trong tướng số học, cả nam và nữ có 4 răng nanh nhọn cũng có vận mệnh không tốt. Họ rất nóng tính, hay khiêu khích và cà khịa người khác vô cớ. Chính vì vậy, người sở hữu 4 chiếc răng nanh nhọn thường bị thị phi và vướng phải những điều không hay.

Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn và hay bị người khác ganh ghét, đố kị. Đối với công việc, họ thường bị cấp trên và đồng nghiệp chèn ép nên khó đạt được thành công như mong muốn. Chuyện tình duyên của họ cũng khá lận đận, phải trải qua rất nhiều lần tan hợp thì mới có thể tìm được người thực sự phù hợp.

4. Răng nanh có nhổ được không

Răng nanh không nên nhổ bỏ vì vai trò đối với hàm là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị sâu quá nặng, viêm nha chu ở mức độ nghiêm trọng, mọc ngầm và ảnh hưởng xấu tới các răng ở vị trí răng liền kề… thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh gây hại tới sức khỏe răng miệng.

Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đều đã hiểu rõ hơn về nhóm răng nanh. Nhìn chung, đây là chiếc răng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tính thẩm mỹ và quá trình ăn nhai hàng ngày. Vì vậy, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để răng luôn chắc khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng nanh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map