Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Bệnh nấm lưỡi là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh gây ra những cơn đau nhức kéo dài và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh trên? Các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thế nào để hiệu quả?

1. Nấm lưỡi là bệnh gì

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, bệnh nấm lưỡi là tình trạng tổn thương niêm mạc ở lưỡi do nấm Candida phát triển quá mức gây ra. Nấm Candida thường tồn tại trong miệng một cách bình thường, tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch yếu hoặc cân bằng vi khuẩn trong miệng bị đảo lộn, nấm này có thể phát triển và gây ra tình trạng bệnh nấm lưỡi.

Nếu không chữa trị và chăm sóc đúng cách, bệnh nấm lưỡi rất dễ tái phát. Thậm chí, nấm còn có nguy cơ lan sang những bộ phận khác của khoang miệng, amidan hoặc thành sau của cổ họng.

Bệnh nấm lưỡi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi

Bệnh nấm lưỡi

2. Nguyên nhân bị nấm lưỡi ở người lớn và trẻ nhỏ

Bệnh nấm lưỡi xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm Candida trong khoang miệng. Thực tế, loại nấm trên không gây hại đến sức khỏe khi ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên, chúng sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây ra bệnh nấm lưỡi khi có các yếu tố sau tác động:

– Ít súc miệng sau khi ăn, đặc biệt là ăn kẹo ngọt.

– Vệ sinh răng miệng không cẩn thận khiến mảng bám dễ dàng hình thành.

– Hay ăn đêm nhưng không đánh răng trước khi đi ngủ, tạo môi trường tốt cho sự phát triển của nấm.

– Suy giảm hệ miễn dịch làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể.

– Đeo khí cụ chỉnh nha kém chất lượng.

Mất cân bằng hệ vi sinh gây nấm lưỡi

Mất cân bằng hệ vi sinh gây nấm lưỡi

3. Bệnh nấm lưỡi có dấu hiệu như thế nào

Ở người lớn, nấm lưỡi có những biểu hiện đặc trưng sau:

– Phần ở giữa lưỡi bị sưng tấy, đau rát và khó chịu.

– Nuốt khó, gây khó chịu trong quá trình ăn uống hàng ngày.

– Đau, tức ngực khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt.

– Tăng thân nhiệt.

– Xuất hiện những đốm màu trắng nổi lên trên bề mặt lưỡi, có thể kèm theo những mụn màu đỏ li ti.

– Thay đổi vị giác hoặc mất vị giác hoàn toàn.

– Chảy máu nhẹ khi cọ xát lưỡi.

– Khóe miệng bị viêm, khô và nứt nẻ.

Tương tự như người lớn, trẻ em bị nấm lưỡi cũng có những dấu hiệu như trên. Ngoài ra, trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn do lưỡi đau nhức.

4. Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những hình ảnh sau sẽ giúp bạn phát hiện bệnh nấm lưỡi sớm để kịp thời xử lý:

Trẻ bị nấm lưỡi

Nấm lưỡi ở trẻ

Lưỡi có các đốm màu trắng

Lưỡi có các đốm màu trắng

Lưỡi bị sưng, đau rát

Lưỡi bị sưng, đau rát

Lưỡi có các mụn màu đỏ li ti

Lưỡi có các mụn màu đỏ li ti

Bệnh nấm lưỡi ở mức độ nặng

Bệnh nấm lưỡi ở mức độ nặng

5. Những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh nấm lưỡi

Theo bác sĩ Linh Trang, nấm lưỡi rất dễ xảy ra với nhóm đối tượng sau:

– Trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng .

– Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch do mắc các bệnh lý như HIV, tiểu đường, lao…

– Uống kháng sinh mạnh, phổ rộng trong khoảng thời gian dài làm mất cân bằng hệ vi sinh.

– Hút thuốc lá hoặc thường xuyên sử dụng đồ có chứa chất kích thích như rượu, bia…

– Người bị bệnh ung thư máu, thiếu máu hoặc các bệnh làm suy giảm tiểu cầu.

– Phụ nữ mang thai do có hàm lượng estrogen tăng cao.

– Thường xuyên xịt các thuốc điều trị bệnh hen ở khoang miệng.

– Người bị ung thư và đang phải điều trị bằng hóa chất.

6. Nấm lưỡi có gây nguy hiểm hay không

Theo bác sĩ Linh, nếu không điều trị sớm, nấm Candida sẽ càng ngày càng phát triển, lan đến nhiều bộ phận trong cơ thể và làm tăng khả năng mắc các bệnh như nấm miệng, nấm thực quản, nấm họng… Nguy hiểm hơn, bạn còn có nguy cơ bị nấm toàn thân, nhiễm trùng máu và nguy hiểm tới tính mạng.

Tuy nhiên, trong trường hợp được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh nấm lưỡi hoàn toàn có thể khỏi dứt điểm. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.

7. Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, các bác sĩ thường kê 1 trong 2 thuốc là nystatin và miconazol. Điểm chung của hai loại trên là ức chế sự phát triển và tiêu diệt nấm cực kỳ tốt.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch tay với dung dịch khử khuẩn.

– Lấy một miếng gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón trỏ và nhúng vào dung dịch chống nấm mà bác sĩ đã kê.

– Nhẹ nhàng lau lưỡi của trẻ từ trong ra ngoài để tránh gây tổn thương tới niêm mạc miệng.

Ngoài ra, các dụng cụ như bình sữa, núm vú, máy hút sữa… đều phải được vệ sinh và khử khuẩn để ngăn chặn nấm tiếp tục phát triển.

Rơ lưỡi cho trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ

7.2. Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn

Nếu như bệnh nấm lưỡi chỉ đang ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê thuốc súc miệng hoặc xịt chống nấm để khắc phục tình trạng viêm do nấm gây ra. Đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nấm toàn thân với liều dùng từ 7 – 14 ngày.

– Fluconazol:

Đây là thuốc thuộc nhóm triazol chống nấm. Fluconazol ngăn chặn tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm. Thuốc được dùng qua đường uống với liều lượng là người lớn uống 50 mg, 1 lần/ngày; trẻ em 6 mg/kg/ngày.

– Clotrimazol:

Clotrimazol là thuốc chống nấm phổ rộng, được điều chế ở dạng viên ngậm và có tác dụng là làm thay đổi tính thấm của màng tế bào nấm. Liều dùng là 10mg/lần, ngậm 5 lần/ngày

– Amphotericin B:

Đây là loại thuốc được sử dụng khi nhiễm nấm lưỡi ở mức độ nghiêm trọng. Liều khuyên dùng là 5 mg/kg, tiêm truyền một lần duy nhất. Quá trình truyền cần có sự theo dõi của bác sĩ để tránh những rủi ro tới sức khỏe.

8. Những biện pháp phòng ngừa nấm lưỡi

Để phòng tránh nấm lưỡi, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:

Súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn nấm phát triển mạnh.

– Không lạm dụng thuốc súc miệng hoặc các loại thuốc xịt họng trong khoảng thời gian dài.

– Tránh sử dụng đồ có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

– Tập luyện thể dục thường xuyên và ăn uống khoa học để nâng cao hệ miễn dịch.

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày để làm sạch mảng bám.

– Súc miệng nhẹ nhàng với nước sạch sau khi ăn.

– Chữa HIV, tiểu đường… theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện hệ miễn dịch

Tập thể dục giúp cải thiện hệ miễn dịch

Như vậy, bệnh nấm lưỡi gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị sớm.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em”
Sức Khỏe & Đời Sống: “Dấu hiệu mắc bệnh nấm lưỡi và cách điều trị”
Nhà Thuốc Long Châu: “Nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị”
Healthline: “Oral Thrush: Symptoms, Causes, Treatments, and Prevention”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nấm lưỡi
Nấm miệng Candida có nguy hiểm không , Lưu ý quan trọng

Nấm miệng Candida có nguy hiểm không , Lưu ý quan trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng  Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nấm miệng có tự khỏi được không – Nha Khoa Paris giải đáp

Nấm miệng có tự khỏi được không – Nha Khoa Paris giải đáp

Nấm miệng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ giai đoạn từ 1 – 5 tuổi. Bệnh lý này gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nấm miệng trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Nấm miệng trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Nấm miệng trẻ sơ sinh là hiện tượng rất hay gặp phải, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và trở nên biếng ăn. Nếu như phát hiện sớm và chữa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Nhận biết dấu hiệu ung thư lưỡi, cảnh bảo sức khỏe của bạn

Nhận biết dấu hiệu ung thư lưỡi, cảnh bảo sức khỏe của bạn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
20+ Hình ảnh lưỡi khỏe mạnh và những lưu ý quan trọng

20+ Hình ảnh lưỡi khỏe mạnh và những lưu ý quan trọng

Lưỡi là một bộ phận giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát âm và ăn nhai hàng ngày. Vậy lưỡi bình thường là như thế nào? Những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hình ảnh viêm gai lưỡi: Nhận biết sớm, điều trị sớm

Hình ảnh viêm gai lưỡi: Nhận biết sớm, điều trị sớm

Gai lưỡi là những nốt hình nấm ở trên đầu và hai bên lưỡi, có vai trò hỗ trợ cho quá trình ăn uống hàng ngày. Khi bộ phận trên bị viêm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền