Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh về lưỡi rất phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh khiến niêm mạc lưỡi trở nên nhạy cảm hơn khi ăn đồ cay, nóng, mang lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Rất may, đây là bệnh lý lành tính, không gây biến chứng hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.

1. Viêm lưỡi bản đồ là bệnh gì?

Viêm lưỡi bản đồ là tình trạng trên bề mặt lưỡi xuất hiện những khoảng màu đỏ, không có nhú lưỡi và có hình dạng ngoằn ngoèo như bản đồ địa lý. Khi vùng lưỡi bị bệnh lành lại bệnh có thể xuất hiện tại những vị trí khác trên lưỡi. Chính vì thế, bệnh lý này còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính.

 Bệnh không gây nguy hiểm và không liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng, ung thư lưỡi,… Tuy nhiên, khi mắc bệnh này, lưỡi của bạn sẽ nhạy cảm hơn với một số đồ ăn và gia vị. Tình trạng này sẽ khiến sinh hoạt hàng ngày của bạn gặp nhiều bất tiện.

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác gây viêm lưỡi bản đồ hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này:

– Bệnh nền như vảy nến, dị ứng, tiểu đường, thiếu máu,…

– Áp lực tâm lý, lo âu kéo dài.

– Yếu tố di truyền.

– Nội tiết tố thay đổi, đặc biệt là phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Thiếu các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12,…

– Bệnh về đường tiêu hóa như viêm gan, viêm loét dạ dày, hội chứng kém hấp thu,…

– Sử dụng quá liều thuốc kháng sinh dẫn đến mất cân bằng vi sinh vật trong khoang miệng.

– Sức đề kháng yếu.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm lưỡi hình bản đồ

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm lưỡi hình bản đồ

1.2. Triệu chứng thường gặp

Khi mắc viêm lưỡi bản đồ, cơ thể sẽ có những dấu hiệu sau:

– Nhú lưỡi rụng tạm thời tạo ra những mảng đỏ trên phần niêm mạc lưỡi bị bệnh.

– Lưỡi nhạy cảm, đau rát khi nói chuyện, ăn uống,…

– Mảng đỏ có thể di cư đến nhiều vị trí khác nhau.

– Vùng niêm mạc tổn thương có hình dạng ngoằn ngoèo như bản đồ.

– Kích thước lưỡi thay đổi do có nhiều ổ viêm và bong vảy.

– Viền vùng tổn thương có màu trắng hoặc vàng tro, dễ dàng phân biệt với vùng không bị bệnh.

– Tình trạng tổn thương lưỡi kéo dài, dễ tái phát.

– Khô, nứt nẻ khóe miệng.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Bề mặt lưỡi xuất hiện nhiều mảng màu vàng hoặc trắng.

2. Chữa viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em như thế nào?

Cách chữa viêm lưỡi hình bản đồ ở trẻ em rất đa dạng. Tùy vào tình trạng của trẻ, bạn có thể lựa chọn phương án chữa trị thích hợp.

– Giữ vệ sinh khoang miệng, thường xuyên rơ lưỡi sạch sẽ cho trẻ.

– Tham khảo một số bài thuốc dân gian trị viêm lưỡi an toàn, lành tính.

– Nếu tình trạng đau rát lưỡi khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bạn có thể lựa chọn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị viêm lưỡi. Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ.

Cách trị viêm lưỡi hình bản đồ ở trẻ em

Cách trị viêm lưỡi hình bản đồ ở trẻ em

3. Cách chữa trị viêm lưỡi bản đồ ở người lớn

Bệnh lý này có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Trong trường hợp muốn giải quyết nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, bạn có thể tham khảo những cách sau:

– Chú ý vệ sinh lưỡi và răng miệng giúp cải thiện tích cực các triệu chứng của bệnh.

– Sử dụng các loại thảo dược đông y lành tính như mật ong, rễ cải thìa, rau ngót,… để hạn chế các tổn thương trên lưỡi.

– Dùng thuốc Tây để xử lý các triệu chứng nghiêm trọng như lưỡi bong tróc, sưng đỏ, đau rát,…

Cách trị viêm lưỡi hình bản đồ ở người lớn

Cách trị viêm lưỡi hình bản đồ ở người lớn

4. Thuốc đặc trị viêm lưỡi hình bản đồ

Với các trường hợp nặng, bạn cần đến khám bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị hợp lý. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị có tác dụng kháng sinh, giảm viêm.

4.1. Thuốc Clotrimazol

Clotrimazol được biết đến là một loại thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị các bệnh về nấm. Đây cũng là loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị nấm lưỡi, nấm miệng.

Tác dụng:

– Điều trị nấm họng, nấm miệng,…

– Chữa nấm da chân, nấm kẽ,….

– Trong một số trường hợp, thuốc Clotrimazol được dùng để chữa nấm âm hộ, âm đạo.

– Điều trị một vài trường hợp nhiễm trùng da không do vi nấm như Erythrasma và Corynebacterium Minutissimum.

Hướng dẫn sử dụng:

– Liều lượng: Mỗi ngày dùng 5 viên.

– Ngậm trong miệng 10 – 15 phút đến khi thuốc tan hoàn toàn.

– Không nhai hay nuốt trực tiếp để thuốc phát huy tối đa tác dụng.

– 1 lần điều trị bằng Clotrimazol kéo dài tối đa 14 ngày.

– Nếu sử dụng trên 7 ngày mà không thấy có chuyển biến tích cực, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

Chống chỉ định:

– Người mẫn cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc Clotrimazol.

– Không dùng thuốc Clotrimazol trong các trường hợp bị nấm toàn thân.

– Trẻ dưới 3 tuổi không được dùng thuốc Clotrimazol.

– Người có tiền sử dị ứng với Imidazole.

– Người đang điều trị dị ứng hoặc sắp thực hiện thủ thuật ngoại khoa.

Tác dụng phụ:

– Rối loạn tiêu hóa.

– Tiểu lắt nhắt.

– Buồn nôn.

– Tiểu ra máu.

4.2. Thuốc Fluconazol

Fluconazol là loại thuốc chống nấm chuyên dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm Candida. Đây là loại thuốc kê đơn, phải sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc Fluconazol tại nhà.

Tác dụng:

– Điều trị nấm ở khoang miệng, tưa miệng, nấm thực quản.

– Hỗ trợ điều trị viêm màng não gây ra bởi Cryptococcus Neoformans.

– Hỗ trợ điều trị dự phòng nấm Candida ở người ghép tủy xương.

Hướng dẫn sử dụng:

– Trẻ em dưới 2 tuổi: Sử dụng 3mg/kg/ngày cách nhau mỗi 72 giờ.

– Trẻ từ 2 – 4 tuổi: Uống 3mg/kg/ngày cách nhau mỗi 48 giờ.

– Trẻ em trên 4 tuổi: Sử dụng với liều lượng 3mg/kg/ngày.

Chống chỉ định:

– Người quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Fluconazol.

– Người mắc chứng suy giảm chức năng gan, thận,…

– Người mắc bệnh tim, bao gồm các vấn đề về nhịp tim.

– Người có nồng độ kali, magie, canxi trong máu bất thường.

– Người đang sử dụng các loại thuốc như Astemizole, Cisapride, Pimozide, Terfenadin,…

Tác dụng phụ:

– Khô da, bong tróc.

– Rụng tóc.

– Vàng da.

– Tăng men gan.

4.3. Chữa lưỡi bản đồ bằng thuốc Amphotericin B

Thuốc Amphotericin B là thuốc điều trị nhiều chứng nhiễm trùng nghiêm trọng. Bạn nên thận trọng và xin hướng dẫn của bác sĩ, những người có chuyên môn trước khi sử dụng loại thuốc này. 

Tác dụng:

– Thuốc Amphotericin B dạng viên giúp điều trị nấm Candida Albican ở miệng và ở đường tiêu hóa.

– Ở dạng thuốc tiêm, Amphotericin B có tác dụng chữa nhiễm nấm toàn thân nặng Paracoccidioides, Histoplasma, Sporotrichum Schenckii, bệnh do Leishmania.

Hướng dẫn sử dụng:

– Đường uống: Sử dụng 4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên 10mg hoặc dịch treo chứa 100mg/ml để trị nấm Candida miệng.

– Dung dịch phun sương Candida: Sử dụng dung dịch có nồng độ 50mg trong 1000ml nước vô khuẩn để rửa bàng quang.

– Đường tiêm truyền: Thuốc được tiêm vào ống tủy sống Amphotericin. Thời gian đầu sử dụng với liều 250 microgram/kg/ngày, sau đó tăng dần. Thuốc Amphotericin B dạng tiêm nên được sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Chống chỉ định:

– Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc Amphotericin B.

– Người bị thận yếu.

– Người đang sử dụng Arsenic Trioxide, Foscarnet, Cyclosporine.

Tác dụng phụ:

– Ớn lạnh.

– Buồn nôn.

– Tiêu chảy.

– Đau đầu.

– Khó ngủ.

– Phát ban mức độ nhẹ.

5. Lưu ý khi dùng thuốc kháng nấm đặc trị viêm lưỡi

Theo Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu, để các loại thuốc đặc trị viêm lưỡi hiệu quả, an toàn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

– Trong quá trình điều trị, nếu xảy ra phản ứng bất thường nào, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương án khắc phục.

– Kết hợp sử dụng thuốc với chăm sóc răng miệng để điều trị triệt để tình trạng bệnh.

– Kiểm tra kỹ bao bì, hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng. Không dùng thuốc đã bị đổi màu, ẩm mốc.

– Không nên dừng thuốc ngay khi tình trạng nấm biến mất mà cần dùng hết liệu trình để tránh nấm tái phát.

– Các loại thuốc kháng nấm cần sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị viêm lưỡi tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín

Thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín

6. Chữa bệnh lưỡi bản đồ bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa viêm lưỡi đơn giản, hiệu quả dưới đây:

6.1. Mật ong và cỏ mực

Cỏ mực hay còn được biết đến với tên gọi là lá nhọ nồi. Loại cây này có tác dụng diệt khuẩn, giúp vết thương mau lành và được ông cha ta sử dụng qua nhiều đời nay. Khi kết hợp với mật ong, bài thuốc này mang đến tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 10g cỏ mực.

– 1 – 2 thìa mật ong.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Cỏ mực đem đi rửa sạch, để ráo.

– Bước 2: Giã nát cỏ mực, sau đó vắt lấy nước.

– Bước 3: Lấy nước cốt lá cỏ mực trộn với 1 – 2 thìa mật ong.

– Bước 4: Dùng miếng gạc sạch thấm vào nước thuốc rồi bôi vào vùng lưỡi bị viêm. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần. 

Cỏ mực và mật ong

Cỏ mực và mật ong

6.2. Sử dụng rau ngót và hàn the

Theo Y học cổ truyền, rau ngót có nhiều công dụng như tiêu độc, thông huyết, trị nấm miệng,… Sự kết hợp giữa rau ngót và hàn the mang đến tác dụng kháng viêm, trị nấm hiệu quả. Các triệu chứng như đau, rát lưỡi, sưng đỏ niêm mạc,… sẽ được cải thiện đáng kể.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 15g rau ngót.

– 1g hàn the.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Rau ngót đem đi rửa sạch, để ráo.

– Bước 2: Giã nát rau ngót sau đó vắt lấy nước.

– Bước 3: Lấy hàn the hòa với nước cốt rau ngót, sau đó đem đi hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm.

– Bước 4: Khi cơm chín, lấy thuốc ra để nguội.

– Bước 5: Dùng miếng gạc sạch thấm vào nước thuốc rồi bôi vào vùng lưỡi bị viêm. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 2 lần để có hiệu quả nhanh chóng.

6.3. Dùng lá mít

Lá mít được ứng dụng để chữa trị nhiều bệnh như mụn nhọt, nấm miệng, tắc tuyến sữa, tăng huyết áp,… Sử dụng lá mít trị nấm lưỡi sẽ giúp giảm tình trạng đau rát lưỡi chỉ sau 3 – 5 ngày.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Lá mít.

– Mật ong.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lá mít vàng phơi khô rồi đốt thành than.

– Bước 2: Nghiền nát phần than thu được khi đốt lá mít, sau đó trộn với mật ong.

– Bước 3: Bôi hỗn hợp vừa thu được vào lưỡi ngày 2 – 3 lần.

Lá mít

Lá mít

6.4. Bài thuốc kết hợp từ cỏ mực và lá hẹ

Cỏ mực và lá hẹ đều là những loại cây dễ trồng, dễ kiếm và cho hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Bài thuốc chữa nấm miệng bằng cỏ mực và lá hẹ đã được kiểm chứng hiệu quả và lưu truyền từ lâu đời.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 8g cỏ mực (lá nhọ nồi).

– 4g hẹ tươi.

– 1 – 2 thìa mật ong.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch cỏ mực và lá hẹ tươi.

– Bước 2: Giã nát hai loại lá trên rồi đem chắt lấy nước, sau đó trộn với mật ong.

– Bước 3: Dùng miếng gạc sạch thấm vào nước thuốc rồi bôi vào vùng lưỡi bị viêm. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ để bài thuốc cho hiệu quả tốt nhất.

6.5. Dùng rễ cải thìa

Rễ cải thìa là một vị thuốc trong Đông y chuyên chữa các bệnh như nhiệt miệng, cảm lạnh, ho gà, đầy bụng, khó tiêu,… Dùng rễ cải thìa làm thuốc chữa nấm miệng, viêm lưỡi, tình trạng đau rát, sưng viêm ở lưỡi sẽ được cải thiện rõ rệt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 100g rễ cải thìa.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Cạo vỏ rễ cải thìa sau đó thái lát mỏng rồi đem sao ở lửa nhỏ đến khi rễ chuyển sang màu vàng thẫm.

– Bước 2: Tán rễ cải thìa đã sao vàng thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín.

– Bước 3: Mỗi ngày dùng một ít bột rễ cải thìa bôi vào vùng lưỡi bị viêm 2 – 3 lần. 

7. Một số câu hỏi thường gặp

7.1. Bệnh viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm hay không?

Viêm lưỡi hình bản đồ là bệnh lý lành tính. Mặc dù trông khá nghiêm trọng nhưng bệnh này không gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị. Bạn có thể yên tâm vì bệnh lý này hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề như ung thư lưỡi hay nhiễm trùng.

Tuy vậy, các tổn thương trên lưỡi cũng có thể liên quan đến các bệnh khác trong cơ thể. Nếu sau 10 ngày, các dấu hiệu tổn thương trên lưỡi không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để phát hiện nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

7.2. Viêm lưỡi bản đồ có lây không?

Bệnh lý này không lây nhiễm nhưng dễ tái phát. Bạn nên chú ý giữ vệ sinh khoang miệng để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như ngăn ngừa khả năng mắc bệnh.

7.3. Viêm lưỡi bản đồ có chữa khỏi được không?

Như đã chia sẻ, tình trạng bề mặt lưỡi xuất hiện hình dạng ngoằn ngoèo như bản đồ không phải là bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Việc sử dụng thuốc thực chất là điều trị các triệu chứng của bệnh.

Viêm lưỡi bản đồ tuy là bệnh lý lành tính nhưng gây nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt. Bạn nên chú ý vệ sinh lưỡi và chăm sóc răng miệng sạch sẽ hàng ngày để bệnh nhanh khỏi và tránh tình trạng tái phát nhiều lần..

Hiển thị nguồn

Sở Y tế tỉnh Nam Định: “Viêm lưỡi bản đồ – Dấu hiệu, hướng xử lý”

Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng: “Bệnh lưỡi bản đồ”

Mayo Clinic: “Geographic tongue – Symptoms and causes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lưỡi
Dưới lưỡi nổi cục thịt là bị bệnh gì? Cách điều trị

Dưới lưỡi nổi cục thịt là bị bệnh gì? Cách điều trị

Dưới lưỡi nổi cục thịt là dấu hiệu nhận biết của nhiều loại bệnh lý. Hiểu được đặc điểm và nguyên nhân của mụn thịt xuất hiện sẽ giúp

Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

U nhú lưỡi là bệnh lý thường gặp và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có phương án điều trị thích hợp, bạn cần biết cách

Dấu hiệu cho biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường cha mẹ cần biết

Dấu hiệu cho biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường cha mẹ cần biết

Đặc điểm bình thường của lưỡi trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm, đặc biệt với những ai lần đầu làm cha làm mẹ. Các bậc

Cảnh Báo Về Các Bệnh Lưỡi: Tìm Hiểu Và Phòng Ngừa

Cảnh Báo Về Các Bệnh Lưỡi: Tìm Hiểu Và Phòng Ngừa

Các bệnh về lưỡi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, phát âm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các bệnh lý

Lưỡi có đốm đỏ là bệnh gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không

Lưỡi có đốm đỏ là bệnh gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không

Lưỡi có đốm đỏ là hiện tượng dễ gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Theo dõi bài viết

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi, nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm nhưng khiến trẻ đau đớn, khó chịu trong

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map