Bệnh nấm lưỡi xảy ra phổ biến ở trẻ em, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng và tái phát nhiều lần, khiến bé khó chịu quấy khóc, thậm chí bỏ ăn, bỏ bú. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm ở lưỡi là bệnh lý phổ biến ở trẻ. Đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ dưới 1 tuổi hoặc dùng kháng sinh dài ngày hoặc hệ miễn dịch yếu.
1.1. Nấm lưỡi ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh nấm lưỡi là tình trạng tổn thương niêm mạc ở lưỡi do nấm Candida Albicans phát triển quá mức gây ra. Nấm Candida thường tồn tại trong miệng một cách bình thường. Khi hệ thống miễn dịch yếu hoặc cân bằng vi khuẩn trong miệng bị đảo lộn, nấm Candida sẽ phát triển và gây ra nấm lưỡi (1).
Khái niệm chung về bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Dấu hiệu khi mắc bệnh là xuất hiện những mảng trắng nhỏ hình tròn giống như đang nổi cục trong lưỡi, má, vòng họng, môi,… Mảng trắng trắng sẽ chuyển thành vàng nâu và bao trùm lên lưỡi. Thậm chí lan xuống niêm mạc họng, thanh quản, thanh môn và phổi. Khi mắc bệnh nấm lưỡi, hơi thở của trẻ có mùi hôi, môi và miệng khô nứt, trẻ quấy khóc và bỏ ăn do đau rát ở lưỡi.
1.2. Một số bệnh dễ bị nhầm lẫn với nấm lưỡi ở trẻ em
Nấm lưỡi ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sau:
- Tưa lưỡi: Cả nấm lưỡi và tưa lưỡi đều có các mảng trắng trên bề mặt lưỡi, nhưng tưa lưỡi thường do nhiễm nấm Candida gây ra, trong khi nấm lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Viêm lưỡi bản đồ: Là tình trạng viêm lưỡi có dạng các vết đỏ loang lổ kèm theo lớp trắng.
- Loét miệng: Những vết loét ở lưỡi hoặc miệng có thể bị nhầm với các tổn thương do nấm lưỡi. Đặc biệt khi có màu trắng hoặc xám ở trung tâm lưỡi.
- Tích tụ sữa trên lưỡi: Đôi khi cặn sữa còn lại sau khi trẻ bú có thể tạo thành các mảng trắng, dễ nhầm với nấm lưỡi.
2. Nguyên nhân bị nấm lưỡi ở trẻ em
Nấm Candida Albicans là nguyên nhân chính gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Khi cơ thể khỏe mạnh, Candida sống bình thường và không gây hại cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, khi sức đề kháng yếu hoặc trẻ dùng kháng sinh dài ngày, candida sẽ sinh sôi phát triển mạnh và tạo thành từng mảng trắng ở lưỡi, gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ em.
Nấm Candida là nguyên nhân hàng đầu gây nấm lưỡi ở trẻ em
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nấm lưỡi ở trẻ bao gồm:
- Mẹ bị nấm sinh dục: Thai phụ mắc nấm sinh dục có thể lây nấm cho trẻ trong quá trình sinh thường.
- Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khó chống lại sự tấn công của nấm Candida ở miệng.
- Dùng kháng sinh sai cách hoặc dài ngày: Lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày cũng khiến trẻ bị rối loạn cân bằng vi khuẩn. Lợi khuẩn giảm mạnh trong khi nấm tăng nhanh về số lượng dẫn đến nấm lưỡi ở trẻ.
3. Nấm lưỡi có gây nguy hiểm hay không?
Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Lan ra toàn bộ khoang miệng, làm trẻ khó chịu, biếng ăn, bỏ bú, dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Nấm xâm nhập vào cơ thể, gây viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy và mất nước.
- Lây từ miệng trẻ sang đầu ti của mẹ khi bú, gây nhiễm nấm vú, ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ.
4. Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em có 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng. Tùy vào mức độ bệnh, mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp (2).
4.1. Giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn nhẹ, mảng trắng trên lưỡi rất mỏng, mềm và dễ bong. Trẻ có thể cảm thấy hơi khó chịu trong miệng nhưng không đau nhiều. Cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ em giai đoạn này là vệ sinh vùng miệng tại nhà bằng nước muối sinh lý, nước ấm, baking soda,… (3)
- Vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm: Dùng bông gạc hoặc khăn mềm nhúng nước ấm, nhẹ nhàng lau sạch vùng lưỡi và miệng sau mỗi lần trẻ ăn uống.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Dùng bông gạc thấm ướt nước muối sinh lý. Nhẹ nhàng rơ trên bề mặt lưỡi của trẻ để loại bỏ nấm trên lưỡi. Thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương lưỡi.
- Bột baking soda: Baking soda có tính kiềm cao, có khả năng diệt nấm hiệu quả. Hòa nửa thìa cafe baking soda với 100ml nước ấm. Dùng gạc rơ thấm ướt dung dịch rồi nhẹ nhàng rơ trên bề mặt lưỡi của trẻ.
- Dùng lá trà xanh: Trà xanh có tác dụng ngừa nấm, sát khuẩn, chuyên chữa trị nấm lưỡi ở trẻ giai đoạn nhẹ. Đun vài lá trà xanh với 300ml nước và để nguội. Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay, nhúng ướt gạc bằng nước trà xanh rồi rơ nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi của trẻ.
Tần suất: 2 – 3 lần/ngày trong 5 – 7 ngày sau khi trẻ ăn xong.
Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ tại nh
4.2. Giai đoạn trung bình
Ở giai đoạn này, các mảng trắng trên lưỡi hoặc trong má của trẻ dày hơn và dễ dàng quan sát được. Má và miệng bị đỏ và sưng khiến trẻ đau nhức ở miệng và khó khăn khi ăn hoặc bú. Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ em phù hợp nhất là sử dụng thuốc kháng nấm:
Nystatin
- Nystatin là thuốc kháng nấm hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh, có tác dụng tiêu diệt nấm Candida trong khoang miệng của trẻ, giúp giảm các mảng trắng, giảm sưng viêm và khó chịu cho trẻ.
- Liều lượng: Nhỏ trực tiếp 1 – 2 giọt vào lưỡi, ngày 3 – 4 lần, trong 7 – 10 ngày. Giữ thuốc trong miệng trẻ vài phút trước khi nuốt.
Miconazole
- Miconazole là thuốc kháng nấm phổ biến, được dùng để điều trị nấm lưỡi ở trẻ em do tác dụng ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt nấm Candida. Miconazole giúp làm giảm mảng trắng, viêm nhiễm và triệu chứng khó chịu trong miệng trẻ.
- Liều lượng: Bôi trực tiếp bôi một lượng bằng hạt đậu xanh vào vùng bị nấm 2 – 4 lần/ngày trong 7-10 ngày. –
Fluconazole
- Fluconazole là thuốc kháng nấm mạnh, được sử dụng để điều trị các trường hợp nấm lưỡi nặng hoặc khi các phương pháp khác không hiệu quả. Fluconazole có công dụng tiêu diệt nấm Candida, ngăn ngừa sự lây lan và tái phát của nấm trong khoang miệng.
- Liều lượng: Cho trẻ uống từ 3 – 6 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần trong 7-10 ngày.
Kháng sinh chữa nấm lưỡi ở trẻ
4.3. Giai đoạn nặng
Nếu sau 5 – 7 ngày điều trị bằng thuốc chống nấm không hiệu quả, mảng trắng lan rộng toàn bộ lưỡi, nướu, vòm họng,… Trẻ sốt, bỏ bú, khó thở, miệng sưng đau, chảy máu,… Mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện công lập để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị chuyên sâu.
5. Các lỗi phổ biến khi điều trị nấm lưỡi ở trẻ em tại nhà
Khi phạm phải một trong các vấn đề sau, bệnh nấm lưỡi ở trẻ có thể nặng hơn hoặc tái phát nhiều lần:
- Vệ sinh miệng trẻ sai cách, không làm sạch miệng cho trẻ thường xuyên, vệ sinh miệng cho trẻ quá mạnh khiến lưỡi bị tổn thương tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh hơn.
- Không khử trùng núm vú giả, bình sữa, đồ chơi,… chứa vi khuẩn và nấm khiến bệnh tái phát.
- Dùng thuốc không đúng liều lượng chỉ định; tự ý dừng thuốc khi thấy triệu chứng giảm bớt dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc.
- Cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm chứa đường cao tạo điều kiện lý tưởng cho nấm tiếp tục phát triển trong miệng.
- Mẹ bị nhiễm nấm nhưng chỉ điều trị cho khiến trẻ tái nhiễm qua bú sữa mẹ.
6. Những biện pháp phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ em
Để phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ em, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau (4):
- Giữ vệ sinh miệng cho trẻ: Tiệt trùng bình sữa, núm vú, đồ chơi ngậm miệng của trẻ để tránh lây nhiễm nấm. Dùng khăn mềm lau lưỡi và miệng sau khi ăn uống. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để bổ sung kháng thể tự nhiên.
- Bổ sung thực phẩm giàu kháng sinh tự nhiên và lợi khuẩn: sữa chua, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C. Tránh thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt và thực phẩm lên men.
Một số cách phòng ngừa bệnh nấm lưỡi ở trẻ em dễ thực hiện
7. Câu hỏi thường gặp về bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Khi đề cập đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ em, nhiều người sẽ thắc mắc các vấn đề sau:
7.1. Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nấm lưỡi là bệnh phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh
Nấm lưỡi ở trẻ em không được điều trị đúng cách sẽ lan sang những vùng khác
Khi có dấu hiệu chuyển biến nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị sớm
7.2. Trẻ bị nấm lưỡi bao lâu thì khỏi?
Sau 1 – 2 tuần trẻ có thể khỏi bệnh nếu phụ huynh áp dụng đúng cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ em.
7.3. Nấm lưỡi ở trẻ em có tự khỏi không?
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em không thể tự khỏi nếu không tiến hành điều trị. Khi nhiễm bệnh, chân nấm cắm sâu vào niêm mạc lưỡi và mọc ngày càng dày, có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Trên đây là những cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhất bạn có thể áp dụng. Trong trường hợp đã thực hiện nhưng bệnh ngày càng nặng, cần đưa trẻ đến địa chỉ y tế uy tín để được điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, có thể lại ở phần bình luận để được Bác sĩ tại Nha khoa Paris tư vấn chi tiết nhất,
Nhập thông tin của bạn
×