26/04/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bệnh nấm lưỡi là bệnh lý phổ biến, nhưng việc điều trị và phòng ngừa luôn là vấn đề quan trọng. Nấm lưỡi có thể tái phát lại nhiều lần nếu cách chăm sóc, chữa trị không hiệu quả.
Bệnh nấm lưỡi xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhất là trẻ nhỏ. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó chịu, gây nhiều nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải đâu là biện pháp điều trị phù hợp? Tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Paris để có thêm thông tin chi tiết.
Nấm miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị nhiễm nấm Candida albicans. xuất hiện dưới dạng mảng trắng, mịn trên lưỡi và trong má, gây đau rát, chảy máu khi đánh răng. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, ăn không ngon miệng và khó khăn khi nhai nuốt. Cơ thể dễ suy nhược, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống suy giảm đáng kể.(1).
Khái niệm và đặc điểm của nấm lưỡi
Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ em là: hệ thống miễn dịch ở trẻ yếu, dùng thuốc kháng sinh sai cách, vệ sinh răng miệng kém và do mẹ bị nhiễm nấm sinh dục (2).
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, thường dễ bị viêm nhiễm trong cơ thể. Nấm Candida có điều kiện phát triển và nhân lên nhanh chóng, gây triệu chứng như viêm lưỡi, sưng, đau và một lớp phủ trắng trên bề mặt lưỡi.
Lạm dụng thuốc tây cho trẻ sẽ làm giảm hệ vi khuẩn tốt trong cơ thể, đặc biệt là khoang miệng. Nấm và ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập và phát triển, sinh sản trong khu vực lưỡi, khiến bé bị nấm lưỡi tái đi tái lại nhiều lần.
Ngoài ra khi lạm dụng thuốc tây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó làm mất cân bằng hệ miễn dịch của cả cơ thể.
Trẻ nhỏ vệ sinh miệng không đúng cách, vi khuẩn và nấm Candida albicans có thể tích tụ, gây nhiễm trùng trong miệng, dẫn đến triệu chứng nấm lưỡi.
Vệ sinh miệng không đúng cách
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm nấm Candida có thể lây truyền sang cho trẻ khi sinh ra. Nấm có thể tồn tại trong hệ vi khuẩn bình thường của âm đạo của phụ nữ. Trong một số trường hợp, nấm có thể phát triển quá mức và gây nhiễm trùng âm đạo, gọi là nhiễm nấm sinh dục.
Trong giai đoạn đầu, bệnh nấm lưỡi có thể không gây ra triệu chứng nào nhưng khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau (3):
– Xuất hiện những mảng loang lổ màu trắng kèm trên lưỡi sau đó chuyển thành mảng vàng, có khi gặp những mảng đen hoại tử
– Chảy máu lưỡi đặc biệt là khi chạm vào lưỡi
– Đau nhức hoặc đau rát khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn những đồ rắn, cay nóng
– Khó ăn nhai, khó nuốt
– Cảm giác khô lưỡi
– Mất vị giác, cảm giác không ngon miệng
– Ở trẻ em bị nấm lưỡi có các triệu chứng như bỏ bú, khó ăn uống, quấy khóc liên tục, đầu lưỡi đỏ, loang lổ
Triệu chứng của nấm lưỡi
Nấm lưỡi gồm có các dạng sau: nấm lưỡi giả mạc, nấm lưỡi bạch sản, nấm lưỡi hồng ban và nấm lưỡi bản đồ.
Nấm lưỡi giả mạc thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Có hai dạng phổ biến của nấm lưỡi, bao gồm dạng mãn tính và cấp tính. Trong dạng mãn tính, nấm lưỡi lan rộng trong vùng tổn thương mà không gây ra nhiều triệu chứng. Với dạng cấp tính, trên bề mặt của lưỡi và miệng có thể xuất hiện các đốm màu trắng, gây ra cảm giác rát hoặc bỏng nhẹ.
Nấm lưỡi bạch sản hình thành các mảng trắng, dày trên lưỡi, chồng lên nhau, khó làm sạch. Bệnh sẽ gây sưng đỏ vùng niêm mạc lưỡi. Trường hợp nhẹ có thể không nguy hại. Với trường hợp nặng hơn sẽ có nguy cơ gây ung thư miệng, cần được điều trị kịp thời.
Dạng nấm lưỡi hồng ban phát triển khi trẻ sử dụng các loại Corticoid dạng xông hoặc hít để điều trị các vấn đề hô hấp. Bệnh có các triệu chứng như xuất hiện nhiều mảng trắng trên niêm mạc má và lưỡi, cùng với các vết đỏ nổi lên và dính chặt trên vòm họng.
Nấm lưỡi bản đồ là dạng viêm lưỡi không quá nguy hiểm. Lưỡi sẽ mất đi gai nhú, thay vào đó xuất hiện mảng nhẵn, đỏ, có viền trắng xung quanh như hình bản đồ. Bề mặt lưỡi có thể xuất hiện nhiều vết nứt sâu (4).
Có thể chữa nấm miệng ở trẻ tại nhà với các nguyên liệu như: rau ngót, trà xanh, nhọ nồi và lá hẹ.
Rau ngót chứa hàm lượng lớn hoạt chất có tác dụng tiêu độc và thông huyết nên sẽ giúp điều trị bệnh nấm lưỡi hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Lấy 10gr rau ngót tươi và rửa sạch, giã nát rau và vắt lấy phần nước
– Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay, nhúng ngón tay vào nước rau ngót vừa giã
– Lau nhẹ nhàng quanh vùng miệng bị nấm, tập trung vào vùng lưỡi, khoang miệng và lợi
– Hãy thực hiện 2 – 3 lần/ngày để tình trạng nấm miệng được cải thiện đáng kể
Trà xanh chứa hợp chất có khả năng kháng vi khuẩn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây nên nấm miệng, trong đó có nấm Candida albicans.
Cách thực hiện:
– Đun vài lá trà xanh với ít nước, có thể thêm một chút muối vào đun cùng
– Chờ nước trà xanh nguội bớt
– Quấn một miếng gạc mềm quanh ngón tay và chấm nước trà xanh lên vùng bị nấm
– Lặp lại quy trình trên 2 – 3 lần mỗi ngày
Với tính chất kháng vi khuẩn và chất chống oxy hóa, mật ong có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm, vi khuẩn gây nấm lưỡi.
Cách thực hiện:
– Chọn mật ong tự nhiên, chất lượng đảm bảo
– Rửa tay sạch sẽ, dùng miếng gạc tay hoặc bông gòn sạch để lấy lượng nhỏ mật ong trực tiếp lên vùng bị nấm miệng
– Làm sạch các mảng nấm trắng trên bề mặt lưỡi bằng thao tác nhẹ nhàng
– Giữ mật ong nguyên trong vùng nấm miệng 2 – 3 phút
– Hãy rửa sạch lại miệng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý
Chữa nấm miệng cho bé bằng mật ong
Mật ong có tính kháng vi khuẩn và kháng nấm, trong khi cỏ nhọ nồi có tác dụng làm dịu và điều trị nhiều triệu chứng nấm miệng. Kết hợp hai thành phần trên sẽ tạo ra một phương pháp chữa nấm miệng tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch lá cỏ nhọ nồi và nghiền nhuyễn chúng. Lọc để lấy khoảng 10ml nước
– Trộn 10ml nước cỏ nhọ nồi đã lọc với 1ml mật ong, khuấy đều mọi thứ
– Dùng miếng vải mềm hoặc bông thấm hỗn hợp và nhẹ nhàng bôi lên vùng bị nấm như lưỡi, lợi và vòm miệng
– Áp dụng phương pháp trên với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày và liên tục trong khoảng 3 ngày để giảm triệu chứng nấm miệng
Dịch chiết từ lá hẹ chứa hoạt chất odorin có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, kháng viêm hiệu quả và khả năng diệt khuẩn tốt, hỗ trợ quá trình lành tổn thương và viêm nhiễm miệng.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch lá hẹ và cắt nhỏ
– Cho lá hẹ vào nước sôi và đun trong vài phút để tạo ra nước hẹ
– Lọc nước hẹ và để nguội
– Sử dụng nước lá hẹ để rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày
– Đảm bảo bé không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 30 phút để lá hẹ có thời gian tác động lên vùng nhiễm nấm
Mỗi người có thể tự phòng ngừa nấm lưỡi bằng các biện pháp sau:
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, để phòng ngừa nấm lưỡi cho bé, cần đảm bảo vệ sinh miệng đúng cách như sau:
– Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, dùng một lượng kem đánh răng có chứa fluoride vừa đủ và bàn chải đánh răng mềm phù hợp với lứa tuổi
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
– Khi trẻ đã biết cách sử dụng chỉ nha khoa, hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng sau mỗi bữa ăn
– Hướng dẫn trẻ sử dụng nước súc miệng không chứa cồn sau khi đánh răng để làm sạch các vùng khó tiếp cận trong miệng
– Hướng dẫn trẻ tránh nhai và nuốt những vật cản như bút, bút bi, ngón tay, để tránh gây tổn thương cho miệng
– Đưa trẻ đến thăm bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng miệng
Thực hiện vệ sinh miệng đúng cách, an toàn
Khi trẻ được kê đơn kháng sinh, hãy tuân thủ đúng liều lượng và lịch uống thuốc. Không bỏ qua hoặc tự ý tăng liều kháng sinh vì có thể gây tổn thương cho hệ vi khuẩn cần thiết trong miệng và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm lưỡi.
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc tác dụng phụ nghi ngờ sau khi sử dụng kháng sinh, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Chế độ ăn uống cân đối giúp củng cố hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm nấm. Hãy xây dựng khẩu ăn của trẻ theo những gợi ý sau:
– Đảm bảo rằng trẻ được ăn đủ các nhóm thực phẩm quan trọng như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, các nguồn protein như thịt, cá, đậu và nguồn carbohydrate phức hợp như gạo, lúa mạch, bánh mì nguyên cám
– Hạn chế đồ ngọt và thực phẩm có nhiều đường trong khẩu phần ăn của trẻ. Đường sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong miệng
– Hạn chế sử dụng đồ có chất tạo nha, như kẹo cao su có đường
Đảm bảo khẩu phần ăn cân đối
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như vết loét trên lưỡi, lưỡi đỏ hoặc sưng, bố mẹ là đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc, chăm sóc miệng đặc biệt hoặc hướng dẫn về việc thay đổi thói quen vệ sinh miệng.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về nấm lưỡi:
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ không gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. Một số tác động của bệnh nấm lưỡi ở trẻ:
– Trẻ khó chịu, quấy khóc
– Đau rát, ngứa ngáy trong miệng
– Gây mất khẩu vị và ảnh hưởng đến sự thích ăn uống của trẻ
– Nguy cơ lây nhiễm cho người khác trong trường hợp nấm lưỡi không được điều trị đúng cách
Nấm lưỡi ở trẻ có thể khỏi sau 1 tuần đến 1 tháng nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Nếu nấm mới xuất hiện các đốm màu trắng trên lưỡi và niêm mạc miệng thì thời gian điều trị khỏi bệnh thường là 1 – 2 tuần. Trường hợp nấm phát triển dày, lan sang bộ phận khác như thực quản, thanh quản thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài 1 tháng hoặc hơn.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ tuy rằng không gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhưng lại khiến các bé khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, giao tiếp hàng ngày. Khi có các triệu chứng của bệnh lý, bố mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu còn băn khoăn gì về bệnh, hãy liên hệ với Nha khoa Paris để được tư vấn nhanh chóng và chính xác.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×