Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bệnh sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh sùi mào gà ở miệng do virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể người bệnh. Tình trạng này giống hệt nhiệt miệng nên nhiều người không nhận biết được sớm để xử lý kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị sùi mào gà ở miệng ngay sau đây.

1. Bệnh sùi mào gà ở miệng là gì

Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục, là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi virus HPV. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những u nhú, nốt sần ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, các tổn thương này có thể mọc ở lưỡi và trong khoang miệng, gọi là sùi mào gà ở miệng. (1)

Cũng do virus HPV nhưng sùi mào gà ở miệng được chẩn đoán là do quan hệ tình dục bằng miệng, hôn môi hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh.

Bệnh không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, chỉ khi tiến triển mới làm xuất hiện những nốt sần ở miệng hoặc cổ họng.

Bệnh sùi mào gà ở miệng

Bệnh sùi mào gà ở miệng

2. Nguyên nhân gây bệnh lý sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Khi có quan hệ tình dục qua đường miệng và tiếp xúc với vùng nổi sùi mào gà của đối tác, có nguy cơ bị lây bệnh. (2)

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến của sùi mào gà ở miệng mà bạn có thể tham khảo:

– Hôn trực tiếp người đang mắc bệnh

– Quan hệ tình dục dùng miệng với người bệnh

– Dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng,… với người nhiễm virus HPV

– Tiếp xúc gián tiếp bằng tay chạm vào vùng sùi mào gà rồi chạm vào mũi, mắt, miệng,…

Hơn nữa, phụ nữ đang mang thai bị sùi mào gà ở miệng có nguy cơ truyền cho thai nhi.

3. Biểu hiện của bệnh lý sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng có thể được phân loại như sau: (3)

– U nhú hình vảy: vùng da bị bệnh thường sần sùi, giống như những chiếc súp lơ, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường

– Mụn cóc: là tình trạng sùi mào gà rất phổ biến do virus HPV-2 và HPV-4 gây ra

– Bệnh Heck: người bệnh bị sưng ở lớp biểu mô lưỡi, thường do HPV-13 và HPV-32 gây ra

Tùy từng giai đoạn, biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

– Giai đoạn 1: triệu chứng bệnh chưa rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng. Khi đó, quanh lưỡi và miệng của người bệnh có những vết loét nhưng thưa thớt. Vì thế, người bệnh thường chủ quan và chỉ đi khám khi triệu chứng nghiêm trọng hơn

– Giai đoạn 2: triệu chứng bắt đầu rõ ràng hơn. Vùng da bị bệnh sần lên như những chiếc súp lơ hoặc mào gà và ngày lan rộng. Nếu để lâu, tại vùng bị bệnh còn xuất hiện mảng trắng, hồng do mưng mủ gây ra. Bình thường, tại vùng da này sẽ không đau nhức. Khi có lực tác động nhẹ hạn như ăn uống khiến vùng da bị trầy xước, người bệnh mới thấy đau nhức

– Giai đoạn 3: vùng da bị sùi mào gà bị đau và khó chịu. Chỉ cần tác động nhẹ cũng gây chảy máu, viêm nhiễm. Hơn nữa, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như hôi miệng và tự ti trong giao tiếp

Các triệu chứng của sùi mào gà ở miệng

Các triệu chứng của sùi mào gà ở miệng

4. Sùi mào gà ở miệng, lưỡi nguy hiểm không

Theo các chuyên gia, sùi mào gà ở miệng không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên giống như các bệnh xã hội khác, bệnh không thể tự khỏi nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu người bệnh chủ quan, mặc cảm không đi điều trị ngay thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy cực kỳ nguy hiểm. Cụ thể:

4.1. Ảnh hưởng đến tâm lý

Nếu mắc phải sùi mào gà ở miệng, người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm, xấu hổ, cảm giác bị phân biệt đối xử, kỳ thị do mắc bệnh xã hội. Điều này làm ảnh hưởng tới tâm lý, ngại giao tiếp với những người khác.

4.2. Làm mất thẩm mỹ

Các nốt sần, u nhú ở vùng miệng, lưỡi, môi phát triển sẽ ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài, mất thẩm mỹ. Người bệnh phải che dấu thường xuyên, ít giao tiếp với người khác. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống hàng ngày giảm đi.

4.3. Ảnh hưởng đời sống tình dục

Cảm giác vướng víu, cộm cấn do sự xuất hiện của nốt u nhú, nốt sần sùi khiến người bệnh thấy khó chịu, phiền toái mà mất hứng thú trong chuyện tình dục. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng tình dục, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.

4.4. Khó khăn trong sinh hoạt

Các u nhú, nốt sần ở vùng họng, lưỡi, miệng khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ bị vỡ ra gây chảy máu, chảy mủ, cảm giác vướng víu, đau đớn, thậm chí là bị hoại tử.

4.5. Lây nhiễm người khác

Sùi mào gà ở miệng là bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm cao. Người bệnh nếu không chú ý rất dễ làm lây nhiễm cho người thân, bạn bè, vợ/chồng,…

4.6. Biến chứng ung thư

Các trường hợp khác nếu người mắc sùi mào gà ở miệng do HPV type 16 và type 18 dễ bị ung thư vòm họng, ung thư miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

5. Biện pháp điều trị sùi mào gà ở miệng, lưỡi

Hiện nay, có các phương pháp phổ biến điều trị sùi mào gà như: sử dụng thuốc, điều trị bằng nhiệt và phương pháp ALA – PDT. Tuỳ vào triệu chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án phù hợp nhất.

5.1. Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị bằng thuốc chỉ có hiệu quả khi bệnh vẫn còn nhẹ. Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp, có loại thuốc uống ức chế virus HPV, thuốc kháng sinh và thuốc bôi.

– Imiquimod: giúp tăng cường miễn dịch tại chỗ, sử dụng ngoài da

– Axit trichloroacetic: loại axit này tương tự như axit axetic, dùng trong điều trị thẩm mỹ, trị mụn cóc và sùi mào gà, có thể dùng cho thai phụ

– Podofilox và Podophyllin: là loại nhựa cây có thể phá hủy các mô của nốt sùi. Tuy nhiên, podofilox không dùng cho khu vực trong cơ quan sinh dục, chống chỉ định với phụ nữ có thai

– Interferon hoặc 5-fluorouracil: dùng theo đường tiêm, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, tiêu diệt virus HPV. Thuốc chỉ phù hợp với tổn thương nhỏ. Bởi thuốc gây nhiều tác dụng và giá thành cao

Thuốc Imiquimod điều trị sùi mào gà

Thuốc Imiquimod điều trị sùi mào gà

5.2. Điều trị bằng nhiệt

Phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng bằng nhiệt gồm có đốt nóng và đốt lạnh:

– Với phương pháp đốt nóng sẽ sử dụng tia laser để đốt các nốt sùi mào gà, khiến nốt sùi cháy và rụng ra. Tuy nhiên, đốt nóng có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ và khả năng tái phát khá cao

– Phương pháp đốt lạnh sẽ phun nitơ lỏng để làm đóng băng các nốt sùi, nhiệt độ thấp làm co mạch máu và lớp tế bào dưới nốt sùi, khiến nốt sùi bong ra sau 7 – 10 ngày mà không gây chảy máu

5.3. Điều trị bằng quang động học

Đây là một phương pháp mới giúp điều trị sùi mào gà trong giai đoạn nặng. Phương pháp này sẽ dùng ánh sáng để phá huỷ những phân tử trong mô tổn thương một cách chọn lọc không gây đau, chảy máu và giảm tác động đến những mô lành. Hiệu quả của phương pháp này rất cao và khả năng tái phát thấp hơn nhiều so với đốt nóng bằng laser.

6. Cách ngăn ngừa sùi mào gà ở miệng

Để không mắc phải sùi mào gà ở miệng ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống, bạn nên chủ động phòng tránh bằng cách như sau:

– Khi quan hệ tình dục bạn nên dùng các biện pháp an toàn, hạn chế quan hệ bằng đường miệng. Không nên quan hệ với những đối tượng có nghi ngờ mắc bệnh

– Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, son môi, đũa, cốc, chén bát,… với người nghi nhiễm hoặc đang mắc vấn đề về răng miệng

– Vệ sinh răng miệng mỗi ngày, súc miệng với nước muối sinh lý

– Thiết lập lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao và ăn uống hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng

– Tiêm HPV cho nam và nữ trong độ tuổi từ 12 – 26 tuổi

– Khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời

– Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Tiêm HPV cho nam và nữ

Tiêm HPV cho nam và nữ

Bài viết trên đã chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng. Nếu bạn đang có các biểu hiện của bệnh thì cần đi khám càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm, tránh hệ lụy nguy hiểm về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh sùi mào gà ở miệng