Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi đó, lượng dịch tiết sẽ giảm, gây khô miệng kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau nhức, sưng, sốt, hôi miệng… Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

1. Triệu chứng của bệnh lý viêm nhiễm tuyến nước bọt

Viêm nhiễm tuyến nước bọt là một bệnh lý do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Bệnh lý trên gây ra những triệu chứng điển hình như sau:

– Thân nhiệt tăng cao kèm cảm giác ớn lạnh.

– Đau nhức và sưng to ở một bên tuyến mang tai.

– Khoang miệng có mùi hôi, khó chịu và vị bất thường.

– Gặp khó khăn, đau nhức khi mở miệng.

– Lượng nước bọt giảm đi đáng kể, gây ra tình trạng khô miệng.

– Lỗ ống tuyến nước bọt mang tai (Stenon) bị sưng đỏ, thậm chí có mủ chảy ra.

– Nổi hạch ở góc hàm hoặc những khu vực xung quanh.

– Mất vị giác, không còn cảm nhận được trọn mùi vị của thức ăn.

– Đau nhức vùng họng, đặc biệt là khi nuốt.

Viêm nhiễm tuyến nước bọt gây đau nhức

Đau nhức ở vùng gần mang tai

2. Hình ảnh viêm tuyến nước bọt

Dưới đây là hình thành thực tế của nhiễm khuẩn tuyến nước bọt để bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý:

Sưng tấy ở gần mang tai

Sưng tấy ở gần mang tai

Viêm nhiễm kèm theo mủ

Viêm nhiễm kèm theo mủ

Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng

Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng

3. Bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi hoàn toàn

Bệnh viêm nhiễm tuyến nước bọt có thể khỏi sau khoảng 7 – 14 ngày. Trong đó, hầu hết các triệu chứng của bệnh như sốt, ớn lạnh, mất vị giác… chỉ xuất hiện trong 7 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, tình trạng sưng nhức vẫn có thể kéo dài tới vài tuần.

Thực tế, thời gian khỏi còn phụ thuộc phần lớn vào tình trạng của bệnh, cách điều trị và vệ sinh miệng.

– Tình trạng bệnh:

Nếu như viêm nhiễm ở mức độ nặng, các triệu chứng của bệnh chắc chắn sẽ kéo dài hơn. Thậm chí có trường hợp phải điều trị tới 3 tuần mới khỏi bệnh hoàn toàn.

– Cách điều trị:

Trong trường hợp bạn áp dụng sai phương pháp chữa trị, tuyến nước bọt sẽ bị viêm nhiễm kéo dài. Thậm chí, ổ viêm còn có thể hình thành áp xe và tiếp tục lây lan đến những bộ phận khác như viêm khoang dưới hàm, viêm mô tế bào…

– Vệ sinh miệng:

Khoang miệng không được vệ sinh cẩn thận sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi với một tốc độ chóng mặt. Chúng sẽ tiếp tục xâm nhập vào tuyến nước bọt và gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi đó, quá trình điều trị sẽ phức tạp và kéo dài hơn rất nhiều.

4. Cách chữa viêm tuyến nước bọt tại nhà hiệu quả

Để các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm tuyến nước bọt nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng những mẹo sau ngay tại nhà:

– Uống nhiều nước:

Bạn cần uống 2 lít nước/ngày. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm với nước cốt chanh để kích thích tiết nước bọt, giữ tuyến nước bọt sạch sẽ, giảm sưng viêm bởi chanh có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều nước chanh mỗi ngày bởi sẽ làm tổn thương men răng.

– Chườm ấm:

Phương pháp chườm ấm sẽ giúp cho tình trạng sưng tấy và đau nhức được giảm bớt đi đáng kể. Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước nóng rồi chườm nhẹ nhàng lên khu vực bị sưng viêm trong khoảng 10 – 15 phút.

– Súc miệng nước muối:

Nước muối là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn rất cao. Mỗi ngày, bạn hãy súc miệng với nước muối 2 – 3 lần, trong khoảng 30 – 60 giây. Nước muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để tránh làm kích ứng niêm mạc miệng.

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm

5. Bị bệnh viêm tuyến nước bọt uống thuốc gì

Đối với bệnh lý viêm nhiễm tuyến nước bọt, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị như Dicloxacillin, Cephalothin và Clindamycin.

– Thuốc Dicloxacillin:

Dicloxacillin là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm penicillin. Thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, trong đó có viêm nhiễm tuyến nước bọt. Dicloxacillin sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm đau nhức và sưng tấy nhanh chóng. Liều dùng là uống 4 lần/ngày, mỗi lần 250mg.

– Thuốc Cephalothin:

Cephalothin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1. Công dụng chính của thuốc là chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Liều dùng thông thường là tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 0,5 – 1g, cách nhau 4 – 6 giờ/lần.

– Thuốc Clindamycin:

Thuốc kháng sinh Clindamycin thuộc họ lincosamid. Thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn nên cũng được sử dụng để điều trị khi bị nhiễm khuẩn tuyến nước bọt. Liều dùng phổ biến của thuốc là uống 150 – 300 mg, cách 6 giờ một lần.

6. Bị bệnh viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì

Nếu tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn, bạn nên kiêng những thực phẩm dưới đây:

– Đồ ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt… Chất đường sẽ làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, gây viêm nhiễm kéo dài.

– Đồ có tính axit cao: Chanh, cà chua, dưa muối… làm kích ứng vùng đang bị viêm, gia tăng cảm giác đau nhức và khó chịu.

– Đồ cay, nóng: Hạt tiêu, ớt, mù tạt… sẽ tạo cảm giác nóng rát trong khoang miệng, gây ra tình trạng sưng viêm kéo dài, thậm chí kèm chảy mủ.

– Đồ nếp: Xôi, bánh dày, bánh chưng… có tính nóng, dễ gây ra hiện tượng sưng tấy và mưng mủ ở vết thương.

– Thực phẩm giàu chất béo: Đồ ăn nhanh, đồ chiên, xào… làm tăng lượng mỡ trong máu và cản trở quá trình lưu thông máu. Điều đó sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm lâu hồi phục.

– Đồ lạnh: Kem, đá lạnh… làm co mạch máu, khiến cho phản ứng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

– Đồ có chứa chất kích thích như: Rượu, bia… khiến cho khoang miệng bị khô, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tiếp tục xâm nhập vào tuyến nước bọt.

Đồ ăn cay sẽ làm cho tình trạng viêm thêm nghiêm trọng

Những loại đồ ăn cay, nóng sẽ làm cho tình trạng viêm thêm nghiêm trọng

7. Bệnh viêm nhiễm tuyến nước bọt có lây không

Về bản chất, bệnh viêm nhiễm tuyến nước bọt không gây lây nhiễm sang mọi người xung quanh như những bệnh lý truyền nhiễm khác. Bởi bệnh chỉ có tính chất đơn lẻ, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm ở vùng miệng hoặc mũi họng, không lây lan thành dịch.

Chính vì vậy, ngay cả khi trong gia đình có người bị viêm nhiễm tuyến nước bọt thì bạn cũng không cần lo lắng sẽ bị lây nhiễm bệnh.

8. Những lưu ý để phòng tránh bệnh viêm nhiễm tuyến nước bọt

Để phòng tránh bệnh lý viêm nhiễm tuyến nước bọt, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc chải răng đều đặn 2 – 3 lần hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoanước súc miệng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Vệ sinh lưỡi sạch sẽ sau khi chải răng bởi đây là vị trí tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh làm cơ thể bị mất nước và giữ độ ẩm cho khoang miệng.

– Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt, ngăn chặn tình trạng khô miệng.

– Hạn chế uống rượu, bia và không dùng thuốc lá.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung rau xanh, thịt, cá… để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp chống lại những tác nhân gây bệnh.

– Luyện tập thể dục và chơi thể thao thường xuyên để cải thiện hệ miễn dịch.

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho khoang miệng

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm tuyến nước bọt mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng sẽ gây ra tình trạng sưng, đau… ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên chữa trị đúng cách và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để các triệu chứng của bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm.

Hiển thị nguồn

MSD Manuals: “Viêm tuyến nước bọt – Rối loạn về Tai Mũi Họng”
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Bệnh lý viêm tuyến nước bọt và vai trò của siêu âm chẩn đoán”
Cleveland Clinic: “Sialadenitis (Salivary Gland Infection): Symptoms & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nướu răng bị thâm đen, xỉn màu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ mà đây còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nha khoa nguy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Bệnh viêm niêm mạc má: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh viêm niêm mạc má: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm niêm mạc má là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Các vết loét thường gây đau nhức, sưng đỏ, mưng mủ và gây khó khăn trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng lợi: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Sưng lợi: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Sưng lợi chắc chắn gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chữa trị, bệnh còn làm tăng nguy cơ bị mất răng vĩnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nướu răng đỏ, sưng đau cảnh báo điều gì? Cách xử lý nhanh chóng

Nướu răng đỏ, sưng đau cảnh báo điều gì? Cách xử lý nhanh chóng

Răng miệng là bộ phận quan trọng của cơ thể, kết nối với nhiều dây thần kinh trung ương và tham gia vào hoạt động nạp năng lượng hàng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Giải đáp: Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Giải đáp: Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ. Đây có thể là dấu hiệu mang

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh lý trên chỉ kéo dài trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương