Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị ê răng hàm dưới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Bị ê răng hàm dưới khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây cản trở trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tình trạng ê buốt răng xảy ra khi ăn những thực phẩm cứng, nóng hoặc lạnh. Vậy nguyên nhân gây tình trạng ê buốt là do đâu? Cách khắc phục và ngăn ngừa răng ê buốt như thế nào?

1. Bị ê răng hàm dưới là gì

Bị ê răng hàm dưới là cảm giác răng bị đau nhức, buốt nhói, khó chịu bùng phát khi ăn đồ ăn quá lạnh, nóng hoặc có vị chua, mặn, ngọt ở hàm dưới. Cảm giác này xuất hiện khi tế bào thần kinh trong ngà răng bị kích thích và dẫn truyền tín hiệu tới não bộ.

Tình trạng ê buốt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, trong đó răng hàm dưới là vị trí xảy ra thường xuyên. Thông thường, men răng sẽ bao bọc ngoài ngà răng và bảo vệ răng khỏi những kích thích như gia vị, axit, nhiệt độ từ thực phẩm. Khi men răng bị tổn thương, ngà răng sẽ nhạy cảm và dẫn tới ê buốt khi ăn uống.

Dấu hiệu nhận biết cảm giác ê răng hàm dưới:

– Răng có cảm giác đau nhức, buốt nhói khi dùng thức ăn nóng, lạnh và món ăn chứa nhiều gia vị, axit

– Một số trường hợp có thể bị ê buốt răng hàm dưới ngay cả khi hít không khí lạnh

– Cảm giác răng bị suy yếu và nhạy cảm hơn bình thường

– Quan sát chân răng thấy có hiện tượng đóng cao răng, vùng nướu ở xung quanh sưng đỏ, đau nhức và chảy máu

Tình trạng ê răng hàm dưới

Tình trạng ê răng hàm dưới

2. Nguyên nhân gây ê răng hàm dưới

Người bị ê buốt răng hàm dưới có thể do nhiều nguyên nhân tác động như: mòn men răng, chấn thương, thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng, do bệnh lý và các thủ thuật nha khoa.

2.1. Mòn men răng

Men răng bị bào mòn do nhiều tác nhân khác nhau. Chẳng hạn như ăn nhiều đồ ngọt mà không vệ sinh răng miệng, đồ ngọt sẽ tạo môi trường axit làm mòn men răng. Những người dùng baking soda hay chanh để tẩy trắng răng tại nhà cũng có thể làm răng nhạy cảm. Do baking soda và chanh cũng có thành phần axit cao. Thói quen chải răng với bàn chải lông cứng cũng là sai lầm phổ biến làm cho lớp men răng bị bào mòn.

2.2. Chấn thương

Những va chạm làm răng bị sứt, mẻ hoặc gãy gây tổn thương nhiều tới răng. Tình trạng này nặng hơn nhiều so với mòn men răng bởi chấn thương có thể làm buồng tủy lộ hết ra ngoài. Lúc đó, răng không chỉ ê buốt mà còn có nguy cơ nhiễm trùng và viêm tủy rất cao.

2.3. Thói quen ăn uống

Một trong những nguyên nhân gây ê buốt răng hàm dưới đó là thường xuyên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit như bưởi, chanh, quýt,… hoặc các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, đồ uống có gas,… sẽ bào mòn lớp men bảo vệ răng.

2.4. Chăm sóc răng miệng kém

Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ê buốt răng hàm dưới và các vấn đề nha khoa khác.

Trong đó, có thể kể đến những thói quen sau:

– Đánh răng quá mạnh sẽ khiến men răng bị bào mòn, tụt lợi làm hở chân răng

– Lạm dụng quá nhiều các sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà

– Dùng chỉ nha khoa sai cách làm tổn thương men răng, chảy máu nướu và tụt xuống dưới chân răng

– Thói quen dùng tăm tre xỉa răng có thể gây mòn men răng, răng suy yếu

– Không lấy cao răng định kỳ cũng là tác nhân làm răng bị ê buốt và nhiều vấn đề về răng miệng khác. Vôi răng tích tụ nhiều ở chân răng khiến lợi tụt phía dưới, chân răng bị lộ ra ngoài, làm tăng nguy cơ ê buốt, đau nhức khi ăn uống

Dùng tăm tre xỉa răng có thể gây mòn men răng

Dùng tăm tre xỉa răng có thể gây mòn men răng

2.5. Do bệnh lý

Các bệnh lý nha khoa như viêm nướu răng, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng,… khiến răng yếu, dễ bị ê răng, nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài.

Những bệnh lý về đường tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân gây mòn răng, làm ê răng.

2.6. Thủ thuật nha khoa

Răng hàm dưới có thể bị đau nhức và ê buốt sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như: trám răng, cạo vôi răng, ghép nướu, tẩy trắng răng, bọc răng sứ,… Phản ứng ê buốt này thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra.

3. Bị ê răng hàm dưới gây ảnh hưởng gì

Bị ê răng hàm dưới gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt. Kể cả việc ăn nhai, sinh hoạt hay giao tiếp, ê buốt răng sẽ mang lại cảm giác cực kỳ khó chịu.

Ê buốt răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng tiến triển,… và nhiều vấn đề khác liên quan.

Trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng hư hỏng tủy, chết răng, răng gãy rụng. Việc mất răng hàm dưới ở các vị trí răng cửa, răng nhai sẽ làm mất thẩm mỹ và gây khó khăn khi ăn uống. Nếu không trồng răng để thay thế, lâu dần hàm răng có thể bị lệch cấu trúc, xô lệch các răng khác do mất răng.

Hơn nữa, trường hợp viêm nhiễm nặng còn lan rộng, ảnh hưởng đến vị trí xung quanh. Đặc biệt nguy hiểm nếu vi khuẩn tấn công vào mạch máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Ê răng hàm dưới ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

Ê răng hàm dưới ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

4. Cách điều trị ê răng hàm dưới

Tùy vào từng mức độ ê răng hàm dưới mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt nhất, ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám nha khoa sớm để được tư vấn cụ thể. Các biện pháp thường áp dụng là: lấy cao răng, bọc răng sứ, điều trị nội nha, trám răng và nhổ răng.

4.1. Lấy cao răng

Đây là kỹ thuật nha khoa được chỉ định trong hầu hết trường hợp bị ê buốt răng. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ hết mảng bám và cao răng bám trên bề mặt răng, nướu. Với trường hợp viêm nướu đã tiến triển thành viêm nha chu, bác sĩ sẽ kết hợp thêm kỹ thuật nạo mủ, rạch áp xe răng, đánh bóng mặt răng và xử lý gốc răng,… để điều trị dứt điểm ê buốt răng hàm dưới.

Lấy cao răng

Lấy cao răng

4.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ cũng là một sự lựa chọn của rất nhiều người hiện nay. Mão sứ bọc bên ngoài có tác dụng như lớp áo bảo vệ toàn bộ thân răng giúp hạn chế những kích thích từ bên ngoài tác động vào tủy. Qua đó làm giảm ê buốt chân răng rất hiệu quả.

4.3. Điều trị nội nha

Điều trị nội nha được chỉ định cho các răng sâu đã ảnh hưởng đến tủy. Để loại bỏ dứt điểm ê buốt răng hàm dưới, bác sĩ sẽ loại bỏ hết tủy răng bằng dụng cụ chuyên khoa và bọc mão sứ lên trên răng vừa điều trị.

4.4. Trám răng

Trám răng là cách phục hình cho răng bị sứt, mẻ mức độ nhẹ. Nhờ vào miếng hàn trám mà răng sẽ khôi phục lại hình dáng ban đầu. Miếng trám răng sẽ bảo vệ tủy răng khỏi những tác động từ bên ngoài. Trám răng gây không gây ra đau đớn và miếng dán có tuổi thọ cao nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt.

4.5. Nhổ răng

Trường hợp răng bị hư hại nghiêm trọng không thể bảo tồn được nữa thì sẽ cần phải nhổ bỏ. Đây là phương án lý tưởng để bạn không còn những cơn đau nhức kéo dài nữa. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng cần phải trồng lại răng mới để tránh bị tiêu xương hàm, gây nhiều hệ lụy về sau.

5. Mẹo giảm ê răng hàm dưới đơn giản tại nhà

Trong trường hợp chưa thể đến ngay khoa, bạn vẫn có thể giảm ê buốt răng hàm dưới tại nhà với các nguyên liệu lành tính như: tỏi, nha đam, gừng và bạc hà.

5.1. Dùng tỏi

Tỏi là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm. Với các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, tỏi giúp làm dịu cảm giác ê buốt răng hàm dưới, loại bỏ vi khuẩn giúp khoang miệng sạch sẽ hơn.

Cách thực hiện:

– Bóc sạch vỏ vài tép tỏi tươi, rửa sạch rồi chờ ráo nước

– Dùng cối sạch giã nhuyễn tỏi

– Súc miệng sạch sẽ, dùng tỏi tươi và ít muối đắp lên vị trí ê buốt răng

– Sau vài phút rồi dùng nước sạch để súc lại miệng

Tỏi trị ê buốt răng hàm dưới

Tỏi trị ê buốt răng hàm dưới

5.2. Sử dụng nha đam

Nha đam được biết đến là nguyên liệu có tính mát, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu do ê buốt răng hàm dưới rất tốt. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong nha đam cũng có chứa các hoạt chất giúp chống khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

– Chọn những nhánh nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ xanh

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đắp gel nha đam lên vùng răng hàm dưới bị ê buốt

– Để dung dịch ngấm vào răng trong vài phút, sau đó súc miệng lại

– Kiên trì thực hiện đến khi cảm giác khó chịu giảm hẳn

5.3. Gừng trị ê răng hàm dưới

Gừng có tính ấm, nồng nên giúp giảm đau nhức và cảm giác ê buốt khó chịu hiệu quả. Đây là một trong những cách được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nhánh gừng tươi, gọt vỏ rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng

– Pha nước trà gừng, để còn ấm và uống từng ngụm nhỏ

– Có thể dùng nước gừng loãng súc miệng

– Thực hiện vài lần mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn

Gừng trị ê răng hàm dưới

Gừng trị ê răng hàm dưới

5.4. Túi trà bạc hà

Bạn có thể tận dụng những túi trà bạc hà sau khi sử dụng để chườm vào răng hàm để làm dịu cơn đau nhanh chóng. Do bạc hà cũng có tính gây tê, nên rất hữu hiệu trong việc giảm bớt cơn ê buốt ở răng. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà còn có công dụng kháng khuẩn. Lưu ý, hãy để túi trà nguội trước khi đắp vào răng, nhưng vẫn phải đủ độ ấm.

6. Cách phòng ngừa tình trạng ê răng hàm dưới

Tình trạng ê buốt răng hàm dưới có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Vì thế, các bác sĩ khuyến khích bạn cần chủ động chăm sóc răng miệng, phòng ngừa bệnh lý nha khoa bằng các biện pháp sau:

– Vệ sinh răng miệng hàng ngày, chọn kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp. Tránh sử dụng sản phẩm có chứa chất tẩy mạnh gây ảnh hưởng tới men răng

– Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước thay thế cho tăm tre truyền thống. Không dùng vật nhọn tác động vào răng khiến kẽ răng thưa dần, ảnh hưởng nướu, gây ê buốt khi ăn uống

– Ăn những món dễ nhai, hạn chế thực phẩm quá cứng, đồ ăn cay nóng, lạnh, chua hoặc nhiều gia vị

– Bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ưu tiên ăn rau củ quả, trái cây tươi, ăn đa dạng thực phẩm để cân đối dinh dưỡng cho cơ thể

– Tránh uống rượu bia, lạm dụng đồ uống có cồn, nước có gas có thể làm men răng bị mài mòn, gây ra các bệnh nha khoa khác

– Có thói quen thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Lấy cao răng và điều trị bệnh lý răng miệng sớm để có được hàm răng chắc khỏe

Bị ê răng hàm dưới gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng kéo dài sẽ có mức độ nghiêm trọng theo thời gian, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám, điều trị sớm. Ngoài ra, cần thay đổi những thói quen xấu và chú ý chăm sóc răng miệng khoa học để ngăn ngừa tái phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bị ê răng hàm dưới
Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nhiệt độ lạnh khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt hơn. Răng ê buốt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngày càng nặng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Tình trạng ê buốt răng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi ăn nhai. Nếu không điều trị kịp thời, vấn đề này sẽ

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Cách giảm ê buốt sau khi mài răng, những lưu ý cần biết

Cách giảm ê buốt sau khi mài răng, những lưu ý cần biết

Để có kết quả bọc răng sứ như mong muốn thì không thể thiếu thao tác mài chỉnh cùi răng thật. Tuy nhiên, mài răng xong có thể gây ê

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà tình trạng răng ê buốt răng kéo dài còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng