Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Viêm lợi, viêm chân răng là tình trạng răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải, với những biểu hiện như sưng đỏ, chảy máu chân răng. Nếu kéo dài có thể gây tụt lợi, mất răng. Tuy nhiên, viêm lợi, viêm chân răng có thể cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị. Hãy cùng tìm hiểu những cách chữa viêm lợi viêm chân răng ngay dưới đây.

1. Cách chữa viêm lợi viêm chân răng tại nhà

Hiện nay có rất nhiều giải pháp chữa viêm lợi, viêm chân răng. Dưới đây là các mẹo điều trị có hiệu quả cao ngay tại nhà, giúp bạn cải thiện tình trạng viêm nhẹ mà không cần sử dụng thuốc.

1.1. Chữa viêm lợi nhờ nước muối

Nước muối là dung dịch chữa viêm lợi (1) viêm chân răng hiệu quả mà lại vô cùng đơn giản. Theo nghiên cứu, các tinh chất có trong muối biển chưa qua tinh chế có tác dụng làm chắc răng, kháng khuẩn và cải thiện men răng. Điều này đồng nghĩa với nướu được bảo vệ khỏi sự tấn công từ vi khuẩn.

Theo đó, các chuyên gia khuyên nên dùng muối để loại sạch hết vi khuẩn, chống nhiễm trùng, giảm đau nhức và hồi phục nướu. Florua có trong nước muối giúp ngăn ngừa mất khoáng chất từ men răng và khôi phục độ pH tự nhiên, ngăn hơi thở có mùi do viêm lợi.

Cách thực hiện đơn giản khi có thể tự pha tại nhà. Nồng độ khuyến khích tốt nhất với cơ thể là 0,9%. Bạn có thể tự pha nước muối với tỷ lệ 9g muối/1000ml nước và súc miệng 2 – 3 lần/ngày, thực hiện liên tục sẽ thấy viêm lợi cải thiện nhanh chóng.

Chữa viêm lợi nhờ nước muối

Chữa viêm lợi nhờ nước muối

1.2. Dầu dừa chữa viêm nướu

Cách chữa viêm lợi bằng dầu dừa (2) khá an toàn bởi trong tinh dầu dừa có axit lauric giúp chống viêm và kháng khuẩn. Đây là axit béo có chức năng tấn công các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Sử dụng dầu dừa để súc miệng làm giảm đáng kể mảng bám thức ăn và điều trị viêm lợi hiệu quả.

Hơn nữa, súc miệng bằng dầu dừa còn làm trắng răng, cho hơi thở thơm mát hơn, làm sạch xoang.

Cách thực hiện:

– Cho 5 – 10ml dầu dừa vào miệng.

– Súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút nhẹ nhàng

– Chải lại răng với bàn chải

– Súc miệng lại bằng nước lọc

1.3. Nha đam trị viêm lợi

Nha đam mọng nước và giàu vitamin, khoáng chất giúp xoa dịu nướu bị sưng, tấy, chảy máu. Hơn nữa, dịch chiết nha đam còn kháng vi khuẩn, kháng virus và ức chế nấm men mạnh mẽ. Chưa hết, một nghiên cứu vào năm 2017 đã chứng minh khả năng giảm viêm giống như Chlorhexidine của nha đam. Do đó, bạn hoàn toàn có thể dùng nha đam để cải thiện tình trạng viêm lợi tại nhà.

Cách thực hiện:

– Rửa nha đam, gọt vỏ, cạo sạch mủ

– Bôi trực tiếp mủ nha đam vào vùng nướu viêm

– Để 3 – 5 phút rồi súc miệng lại với nước lọc

Nha đam trị viêm lợi

Nha đam trị viêm lợi

1.4. Sử dụng lá trầu

Nhờ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và nấm men nên lá trầu được dùng để trong kiểm soát tình trạng viêm nói chung và viêm lợi nói riêng.

Cách thực hiện:

– Rửa 2 – 3 lá trầu tươi rồi giã nát cà vắt lấy nước cốt

– Hòa nước cốt lá trầu với 300ml nước

– Súc miệng 2 lần mỗi ngày với dung dịch thu được

– Nếu có thể, nhai trực tiếp lá trầu để tăng cường hiệu quả điều trị viêm lợi. Sau đó, nhổ bã và nước sau 1 phút, súc miệng lại với nước lọc, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày

1.5. Chữa viêm lợi bằng nụ đinh hương

Đinh hương chứa một hàm lượng Eugenol cao gấp 20 lần so với những dược liệu khác. Eugenol có công dụng kháng vi khuẩn, virus và nấm men hiệu quả. Do đó, từ lâu đinh hương đã được dùng để cải thiện nhiều vấn đề về răng miệng, trong đó có viêm lợi và viêm chân răng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một nụ đinh hương khô

– Nhai và ngậm nụ đinh hương 2 – 3 phút

– Nhổ bã ra và súc miệng lại với nước

– Bạn cũng có thể súc miệng với hỗn hợp tinh dầu đinh hương và nước ấm mỗi ngày từ 2 – 3 lần

1.6. Sử dụng mật ong

Mật ong là nguyên liệu được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, điều trị bệnh và làm đẹp. Với viêm lợi, viêm chân răng có thể chữa tại nhà bằng mật ong. Trong mật ong có hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm tự nhiên hiệu quả. Qua đó, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, tình trạng viêm lợi sẽ dần hồi phục.

Cách thực hiện:

– Cách 1: bôi trực tiếp mật ong vào vị trí lợi bị viêm sưng và giữ trong 15 – 20 phút, dùng nước sạch súc miệng. Thực hiện 3 lần/ngày để giảm tình trạng viêm lợi

– Cách 2: pha mật ong với chanh và nước ấm thành hỗn hợp lỏng và dùng súc miệng trong 10 phút sau đánh răng

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong

1.7. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm có công dụng chống viêm lợi, viêm chân răng và chống hôi miệng. Có thể thêm 1 giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng để trị viêm lợi tại nhà. Tinh dầu tràm trà có thể gây nóng nhẹ, phát ban, dị ứng hoặc tương tác với các loại thuốc nên cần chú ý trước khi dùng.

Người bị viêm lợi có thể nhỏ 3 giọt dầu tràm trà vào cốc nước ấm để súc miệng, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

1.8. Chữa viêm chân răng bằng lá ổi

Lá ổi là loại thảo dược quen thuộc, bạn có thể tận dụng lá ổi để trị viêm chân răng tại nhà hiệu quả. Lá ổi có nhiều thành phần hoạt chất như phosphoric, oxalic, tannin,… giúp kháng viêm mạnh mẽ.

Hơn nữa, lá ổi còn giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và các tác nhân khác. Mẹo trị viêm chân răng với lá ổi để giảm đau, khắc phục tình trạng viêm, làm sạch mảng bám trên răng, làm trắng răng và giúp lợi chắc khỏe.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch khoảng 15 lá ổi non rồi vò nhẹ, đun sôi với 1 lít nước cùng 1 thìa muối

– Đun đến khi lượng nước rút lại còn khoảng 300ml thì tắt bếp

– Nước lá ổi đó có thể dùng được trong ngày, bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh

– Súc miệng với nước lá ổi 5 – 7 phút, 2 – 3 lần mỗi ngày

1.9. Cách trị sưng nướu bằng gừng

Gừng là loại thảo dược có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn như gingerols có công dụng ngăn vi khuẩn phát triển. Do đó gừng rất có lợi cho việc bảo vệ nướu và ổn định sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất.

Cách thực hiện:

– Cạo sạch vỏ gừng bên ngoài với dao nhỏ

– Rửa thật sạch và xay nhuyễn hoặc cho vào cối để giã nát

– Đắp gừng đã xay nhuyễn vào vị trí viêm chân răng

– Giữ nguyên trong vòng từ 15 – 20 phút để các thành phần trong gừng thẩm thấu vào chân răng bị viêm

Ngoài việc đắp gừng, bạn có thể cắt lát gừng để nấu nước và súc miệng mỗi ngày. Tuy nhiên gừng có thể gây bỏng vì tính nóng của nó, bạn chỉ nên dùng 2 – 3 lần/ ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị.

1.10. Dùng hoa cúc

Hoa cúc là một bài thuốc có tính hàn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần trong hoa cúc hỗ trợ loại bỏ các mảng bám thức ăn, cao răng và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Cách 1: đun trà hoa cúc để uống thay vì trà xanh. Uống trà thường xuyên không chỉ nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh mà còn giúp hơi thở thơm mát hơn

– Cách 2: giã nát lượng nhỏ hoa cúc tươi, vắt phần bã đã giã nát, lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày, duy trì trong vòng 1 tháng

Dùng trà hoa cúc

Dùng trà hoa cúc

1.11. Dùng lá kinh giới

Lá kinh giới là loại thảo dược hữu ích với khả năng giảm sưng tấy, kháng viêm và kháng khuẩn tốt. Do đó bạn có thể lựa chọn lá kinh giới để trị viêm chân răng có mủ tại nhà, tiến hành theo hướng dẫn sau đây:

– Chuẩn bị 200g lá kinh giới, rửa sạch với nước

– Đem đun lá với nước sôi, bỏ vài hạt muối vào, đun cho đến khi nhừ lá

– Để nguội nước lá và lấy để súc miệng mỗi ngày, ít nhất 3 – 5 lần.

– Duy trì súc miệng hàng ngày

2. Chữa viêm lợi viêm chân răng bằng thuốc

Nước súc miệng là giải pháp được ưu tiên hàng đầu khi điều trị viêm nướu. Bên cạnh các mẹo có thể thực hiện ở nhà như đã kể ở trên, bạn có thể sử dụng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn như hexetidin, chlorhexidine, zin gluconat, chlorin dioxide,… giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn khỏi miệng.

Khi viêm nướu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh như:

– Nhóm thuốc kháng sinh (macrolid, beta-lactam,…): có công dụng diệt vi khuẩn còn trú ngụ ở nướu răng, thường dùng trong điều trị viêm nướu. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh có công dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), hiệu quả trong điều trị các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…

– Thuốc kháng viêm non-steroid (diclophenac, ibuprofen, meloxicam,…): giúp làm giảm triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm lợi

– Nhóm thuốc corticosteroid (dexamethason, prednisolon,…): kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả triệu chứng sưng, đỏ, đau lợi

– Thuốc giảm đau thông thường (aspirin, paracetamol,…): thường sử dụng để giảm triệu chứng đau do viêm lợi. Không dùng aspirin cho trường hợp mắc bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết

3. Biện pháp trị viêm lợi viêm chân răng tại nha khoa

Chữa viêm lợi viêm chân răng hiệu quả nhất thường là thủ thuật nha khoa, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Nếu gặp tình trạng viêm chân răng và nặng hơn là có mủ, cách tốt nhất là đến nha khoa để được bác sĩ điều trị. Một số cách trị viêm lợi viêm chân răng:

– Dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh để xử lý ổ viêm quanh răng

– Hút mủ và lấy dị vật mắc ở lợi để loại bỏ ổ viêm

– Cạo vôi răng, làm sạch chất bẩn bám dính quanh lợi và tủy răng

– Dùng thuốc giảm đau để giảm đau nhức và hạ sốt

Lấy cao răng trị viêm lợi

Lấy cao răng trị viêm lợi

4. Cách phòng ngừa viêm lợi viêm chân răng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh lý về răng miệng nói chung và viêm lợi viêm chân răng nói riêng, yếu tố cốt lõi nhất chính là chăm sóc răng miệng đúng cách. Cụ thể như sau:

– Đánh răng 2 lần mỗi ngày, chọn loại bàn chải có lông mềm với khả năng làm sạch 4 mặt theo góc 45 độ

– Dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám cứng đầu còn sót lại trên răng khi ăn uống xong. Đồng thời sử dụng nước súc miệng hàng ngày hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

– Massage nướu răng nhẹ nhàng để tình trạng đau răng giảm và giúp lưu thông máu tới các khu vực bị viêm

– Súc miệng với nước muối sinh lý để diệt vi khuẩn, giảm sưng

– Dùng bàn chải đánh răng lông mềm, khi đánh răng không dùng lực mạnh để tránh làm men răng bị tổn thương

– Khi bị viêm lợi hoặc thấy răng đau nhức, không nên ăn thức ăn cứng, nóng hoặc lạnh mà cần lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt

– Hạn chế ăn thực phẩm nhiều gia vị, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C như khoai lang, đu đủ, súp lơ, cải xoăn,…

– Tránh thực phẩm chế biến có nhiều đường hoặc bột tinh chế, gây hại cho răng

– Uống nhiều nước, không uống cà phê, hút thuốc lá, rượu bia, nước ngọt

– Thực hiện lấy cao răng theo định kỳ để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi

Trên đây là tổng hợp cách chữa viêm lợi viêm chân răng mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn bị viêm lợi, hãy áp dụng một trong những cách trên. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn hoặc giải đáp vấn đề về răng miệng vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris qua số hotline 1900 6900.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chân răng
Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách thường kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 05/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Cách chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả đang là vấn đề khiến bạn đau đầu? Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến hàm răng không ngừng ê

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Mủ chân răng không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Người mắc bệnh lý này sẽ có ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức răng và thường chảy

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng có thể xảy ra do lực tác động mạnh khi tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm mạnh trong quá trình

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Nếu như không được điều trị, các khối nang sẽ càng ngày càng phát triển về

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh