Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì? Hậu quả và cách khắc phục an toàn

Tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhưng không có triệu chứng rõ ràng khi mới bắt đầu. Chỉ đến khi bệnh tình nghiêm trọng người bệnh mới phát hiện ra. Trong bài viết dưới đây, cùng lắng nghe Tiến sĩ – bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) chia sẻ về hiện tượng tiêu xương hàm là gì và hướng điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

1. Hiện tượng tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm (Jawbone loss) là tình trạng vùng xương chân răng bị mất dần thể tích và chất lượng do thiếu đi sự kích thích từ lực nhai sau khi mất răng. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như má hóp, lão hóa sớm, khớp cắn bị ảnh hưởng và thậm chí là mất thêm răng nếu không được điều trị kịp thời.
(1).

Tiêu xương răng có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới. Khi mới bắt đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, chỉ đến khi lan rộng ra vùng xương xung quanh người bệnh mới phát hiện ra. Lúc này, bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến sức khoẻ và tinh thần.

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì?

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì?

2. Nguyên nhân gây ra tiêu xương ổ răng

Theo TS.BS nha khoa Đàm Ngọc Trâm, các nguyên nhân chính gây ra tiêu xương ổ răng bao gồm:

  • Mất răng không điều trị: Xương hàm không nhận được lực nhai để kích thích quá trình tái tạo xương gây ra tiêu biến xương hàm, tụt lợi, hở chân răng, sai khớp cắn.
  • Viêm nha chu: Nướu không bám chặt vào chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây tổn thương xương hàm
  • Sử dụng hàm giả tháo lắp: Do không phục hình chân răng đã mất, làm tăng nguy cơ tiêu xương.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi thường có nguy cơ tiêu xương cao hơn do quá trình lão hóa tự nhiên.
  • Bệnh lý toàn thân: Các bệnh như tiểu đường, loãng xương, các bệnh về miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ tiêu xương.
  • Chấn thương: Va đập mạnh vào răng có thể làm tổn thương xương ổ răng.
  • Cắn nghiến răng: Thói quen này tạo áp lực lên răng và xương hàm, gây tiêu xương.

3. Triệu chứng sớm của bệnh tiêu xương ổ răng

Theo TS.BS nha khoa Đàm Ngọc Trâm, các triệu chứng sớm của tiêu xương ổ răng thường có thể nhận biết được bằng mắt thường, bao gồm:

  • Vùng má bị hóp lại, cằm nhô ra trước và khuôn mặt mất cân đối.
  • Nướu teo đi, có dấu hiệu tụt nướu, trũng sâu, hở chân răng.
  • Răng có xu hướng lỏng lẻo, dễ lung lay.
  • Nướu sưng đỏ, đôi khi chảy máu
  • Cảm giác ê buốt, nhạy cảm khi ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh.
Triệu chứng tiêu xương ổ răng

Triệu chứng tiêu xương ổ răng

4. Hậu quả của tiêu xương hàm nếu không điều trị sớm

Tiêu xương ổ răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, hóp má, lệch mặt, răng xô lệch, và khó khăn trong việc ăn nhai

4.1. Đau nhức và tăng nguy cơ mất thêm răng

Tiêu xương hàm có thể gây ra cảm giác đau nhức vùng hàm do lực nhai không còn được phân bố đều. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, tiêu xương sẽ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, làm răng xung quanh lỏng lẻo, tăng nguy cơ gãy rụng thêm nhiều răng khác.

4.2. Gây ra các bệnh lý răng miệng

Tiêu xương ổ răng kéo dài sẽ làm giảm đi độ rộng và chiều cao của thành xương, khiến chúng không thể nâng đỡ nướu, gây tụt nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu hoặc bệnh nha chu.

Ngoài ra, tiêu xương hàm khiến các răng kế cận có thể bị xô lệch, mọc chen chúc, dẫn đến sai khớp cắn. Từ đó, gây ra rối loạn khớp thái dương hàm, đau nhức khớp, mỏi hàm, khó há miệng.

4.3. Mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến giọng nói

Tiêu xương ổ răng làm cho khuôn mặt bị hóp lại, mất đi sự cân đối, các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn, khiến khuôn mặt trông già nua và thiếu sức sống. Ngoài ra, mất răng và tiêu xương cũng ảnh hưởng đến giọng nói, người bệnh có thể gặp khó khăn khi phát âm hoặc nói chuyện.

4.4. Ăn uống khó khăn

Tiêu xương tại vị trí răng mất khiến các răng kế cận xô lệch, lung lay, làm suy giảm chức năng ăn nhai, người bệnh khó có thể ăn được đồ cứng hoặc dai, thậm chí cảm thấy đau nhức trong quá trình ăn uống.

Hậu quả do tiêu xương hàm gây ra

Hậu quả do tiêu xương hàm gây ra

5. 5 loại tiêu xương hàm khi mất răng thường gặp

Có 5 dạng tiêu xương ổ răng phổ biến bao gồm tiêu xương chiều ngang, tiêu xương chiều dọc, tiêu xương vùng xoang, tiêu xương toàn bộ khuôn mặt và hạ thấp xương hàm.

  • Tiêu xương theo chiều ngang (Horizontal Alveolar Bone Resorption): Là dạng tiêu xương ổ răng phổ biến xảy ra khi xương hàm teo nhỏ theo chiều ngang tại vị trí răng mất, vùng xương hàm ở răng kế cận giãn ra, lấn dần ra khoảng trống vùng xương bị tiêu. Điều này khiến răng kế cận bị xô lệch mất thẩm mỹ (3).
  • Tiêu xương theo chiều dọc (Vertical Alveolar Bone Resorption): Phần xương hàm tại vị trí răng bị mất lõm sâu xuống theo chiều dọc. Điều này dẫn đến giảm độ dày của xương, làm suy yếu khả năng nâng đỡ răng và khiến răng dễ lung lay, rụng.
  • Tiêu xương khu vực xoang (Maxillary Sinus Floor Resorption): Thường xảy ra khi mất răng hàm trên, đặc biệt là răng số 4,5,6, xương hàm hõm xuống lấn vào xoang hàm trên. Hiện tượng này có thể gây thủng xoang nếu thực hiện cấy ghép Implant.
  • Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt (Facial Bone Resorption): Thường xảy ra khi mất răng ở cả hàm trên và dưới ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt. Má hóp lại, da chảy xệ, nhiều nếp nhăn xuất hiện khiến khuôn mặt già nua.
  • Hạ thấp xương hàm (Alveolar Ridge Resorption): Khi mất răng, xương hàm không còn được kích thích bởi lực nhai, dẫn đến giảm mật độ và thể tích xương. Điều này khiến xương ổ răng bị thấp xuống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng phục hồi răng.

6. Cách khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả, an toàn

Theo TS.BS nha khoa Đàm Ngọc Trâm, có 3 phương pháp khắc phục tình trạng tiêu xương hàm đó là cấy ghép trụ Implant, cấy ghép xương và nâng xoang hàm. Tùy thuộc vào từng trường hợp, có thể áp dụng các phương pháp này đơn lẻ hoặc kết hợp. 

Ví dụ, nâng xoang hàm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép xương, trong khi ghép xương cung cấp nền tảng vững chắc để trụ implant bám ổn định trong xương hàm.

6.1. Ghép xương hàm

Ghép xương hàm là kỹ thuật sử dụng vật liệu sinh học tương thích với cơ thể (có thể là xương tự thân hoặc xương nhân tạo) để bổ sung thêm mô xương vào khu vực xương hàm bị tiêu. Phương pháp này giúp tăng mật độ và thể tích xương trước khi tiến hành cấy ghép Implant.

Phương pháp ghép xương hàm thường được áp dụng trong các trường hợp như: xương hàm thiếu bẩm sinh, xương hàm bị tiêu do chấn thương hoặc mất răng lâu ngày, hoặc khi cần cấy ghép Implant nhưng xương hàm yếu.

6.3. Nâng xoang hàm

Nâng xoang hàm là thủ thuật giúp tăng kích thước chiều ngang của hàm trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép xương và trồng răng Implant. Nâng xoang giúp cải thiện tình trạng xương hàm, đảm bảo việc cấy ghép Implant diễn ra thuận lợi và thành công.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp cần trồng răng ở hàm trên, do mất răng lâu ngày khiến xương hàm tiêu và xoang hàm bị hạ thấp.

Xem thêm: Nâng xoang ghép xương: Tại sao lại cần thiết? Giúp gì cho răng của bạn?

6.3. Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại, cho phép duy trì thẩm mỹ và chức năng ăn nhai với độ bền trọn đời. Bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Implant bằng chất liệu Titanium vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất, kích thích xương hàm phát triển. Sau đó, mão răng sứ sẽ được gắn lên trên để phục hồi cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Phương pháp cấy ghép Implant đặc biệt phù hợp với các trường hợp mất răng do sâu răng, chấn thương, tai nạn hoặc mất răng lâu năm.

Khách hàng thực hiện phục hình Implant răng cửa tại Nha Khoa Paris

Khách hàng thực hiện phục hình Implant răng cửa tại Nha Khoa Paris

 

Khách hàng cấy ghép Implant All on 6 cho 2 hàm tại Nha Khoa Paris

Khách hàng cấy ghép Implant All on 6 cho 2 hàm tại Nha Khoa Paris

6.3. Nâng xoang hàm

Nâng xoang hàm giúp tăng kích thước chiều ngang của hàm trên, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành ghép xương.

Áp dụng trong trường hợp cần trồng răng Implant cho răng hàm trên do việc mất răng lâu ngày khiến xương hàm tiêu đi, xoang hàm bị hạ thấp dần. 

7. Cách phòng ngừa tiêu xương hàm hiệu quả nên áp dụng ngay

Sau khi mất hoặc gãy răng, việc chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp hạn chế tiêu xương và ngăn không cho bệnh phát triển nặng hơn. Dưới đây là những biện pháp cụ thể:

  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng. Việc này giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và giảm nguy cơ tiêu xương hàm.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Đi khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến xương hàm và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng xương hàm và khuyến nghị phương pháp phù hợp nếu cần.
  • Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp: Khi mất răng, việc trồng răng sớm bằng phương pháp phù hợp như cấy ghép Implant có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương ổ răng.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Để tăng cường sức khỏe xương và răng, nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, và các khoáng chất như magie và phốt pho. Các thực phẩm như sữa, cá hồi, hạnh nhân, và các loại rau xanh lá đậm là những nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng.
  • Hạn chế thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu tới xương hàm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp ngăn ngừa tiêu xương và bảo vệ xương hàm.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đảm bảo đánh răng đúng kỹ thuật, đặc biệt là vùng xung quanh các răng thay thế hoặc vùng trồng Implant, để giữ răng và nướu luôn khỏe mạnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ xương: Ngoài việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, hãy bổ sung canxi và vitamin D vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe xương, ngăn ngừa tiêu xương hiệu quả.
Cách phòng ngừa tiêu xương hàm

Cách phòng ngừa tiêu xương hàm

8. Câu hỏi thường gặp

Xoay quanh vấn đề tiêu xương hàm, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết:

8.1. Tiêu ổ xương răng có tự khỏi không?

Tiêu xương ổ răng không thể tự khỏi và có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Khi mất răng, xương hàm không còn được kích thích bởi lực nhai, dẫn đến giảm mật độ và thể tích xương. Cơ thể không có khả năng phục hồi hoàn toàn tình trạng tiêu xương ổ răng.

8.2. Mất răng bao lâu thì bị tiêu ổ xương hàm?

Trung bình khoảng 3 tháng sau khi mất răng, xương hàm sẽ tiêu khoảng 20-30%. Sau 1 năm là con số tăng lên là 40 – 50%.

8.3. Tiêu xương ổ răng có nguy hiểm không?

Tiêu xương răng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Răng kế cận không còn trụ đỡ, dần dần yếu và lung lay.
  • Khiến bệnh viêm nha chu nghiêm trọng hơn.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau đầu, mỏi hàm, khó há miệng.
  • Lệch mặt, hóp má, xuất hiện nếp nhăn gây già nua.
  • Tác động đến sức khoẻ tổng thể như vấn đề ăn nhai, tiêu hoá, sụt cân, suy dinh dưỡng, giảm chất lượng cuộc sống

8.4. Nhổ răng số 8 có bị tiêu xương không?

Hầu như các trường hợp sau khi nhổ răng khôn không bị tiêu xương bởi răng khôn nằm tại vị trí cuối cùng trên cung hàm, nơi ít bị tác động bởi lực nhai, khi nhổ bỏ cũng không ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương. 

Nhổ răng số 8 không bị tiêu xương

Nhổ răng số 8 không bị tiêu xương

8.5. Tiêu xương răng và viêm nha chu khác nhau như thế nào?

Để phân biệt tiêu xương răng và viêm nha chu, khách hàng có thể tham khảo so sánh dưới đây:

Tiêu xương răng Viêm nha chu
Điểm giống nhau

Đều là bệnh lý răng miệng liên quan đến nướu

Đều gây ra mất răng nếu không được điều trị kịp thời

Gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể và thẩm mỹ

Điểm khác nhau Suy giảm mật độ, thay đổi chiều cao và thể tích của xương ổ răng.

Nguyên nhân do mất răng hoặc chấn thương, sử dụng hàm giả tháo lắp.

Điều trị bằng phương pháp cấy ghép xương, trồng răng Implant

Viêm nhiễm nướu, dây chằng nha chu và xương hỗ trợ răng.

Nguyên nhân do vi khuẩn, mảng bám tích tụ thành cao răng

Điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, cạo vôi răng và sử dụng thuốc

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi hiện tượng tiêu xương hàm là gì và những hậu quả nghiêm trọng mà chúng gây ra. Vì vậy, khi mất răng hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ tiêu xương ổ răng cao, hãy đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ghé ngay Nha Khoa Paris để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tiêu xương hàm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ