Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách chữa viêm loét miệng ở trẻ em cực hiệu quả

Viêm loét miệng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em. Khi bị viêm loét miệng, trẻ thường bị sốt, đau sưng, khó chịu và bỏ ăn. Vậy nguyên nhân nào gây viêm loét miệng ở trẻ em? Cách chữa trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những cách chữa viêm loét miệng ở trẻ em đơn giản tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cách điều trị viêm loét miệng ở trẻ hiệu quả tại nhà

1.1 Cách điều trị viêm loét miệng tại nhà

Viêm loét miệng gây khó chịu và đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Hãy áp dụng ngay những cách điều trị tại nhà hiệu quả sau đây để rút ngắn thời gian điều trị:

1.1.1. Dùng mật ong

Dùng mật ong để chữa viêm loét miệng cho trẻ là cách điều trị đơn giản tại nhà được nhiều phụ huynh áp dụng. Trong mật ong chứa Hydroperoxide có tính khử trùng mạnh, kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Qua đó, giúp kiểm soát tình trạng viêm loét miệng, ngăn không cho các vết loét lan rộng ra.

Mật ong còn thúc đẩy làm lành vết thương nhanh lên đến 97% nhờ vào khả năng tái tạo mô hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào như sắt, kẽm, kali,… giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn viêm loét tái phát.

Cách đơn giản nhất để dùng mật ong chữa viêm loét miệng đó là bôi trực tiếp vào vết loét. Bạn thực hiện như sau:

– Vệ sinh khu vực vết loét sạch sẽ.

– Lấy tăm bông chấm mật ong và thoa vào vùng vết thương.

– Để trong 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm.

– Duy trì thực mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi các vết loét biến mất.

Lưu ý: Bạn có thể dùng tay để thoa trực tiếp mật ong lên vết nhiệt. Tuy nhiên, cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn.

cách chữa viêm loét miệng ở trẻ em

Dùng mật ong chữa viêm loét miệng cho trẻ

1.1.2. Nước muối ấm chữa viêm loét miệng

Nước muối chứa Natri Clorua giúp hấp thu các phân tử nước, vi khuẩn sẽ không có môi trường để phát triển. Với tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Vì thế, súc miệng bằng nước muối giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét.

Cách thực hiện:

– Cho khoảng 1 muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm rồi khuấy đều.

– Nhấp một ngụm vừa đủ vào miệng và súc miệng trong khoảng 30 giây.

– Nhổ ra và nhấp ngụm thứ hai trong ít nhất 60 giây để muối có thể tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn.

– Cuối cùng, súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.

Lưu ý: Chỉ nên súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần/ tuần do lượng Natri quá nhiều có thể làm hư hại lớp men răng, dẫn tới mòn men răng.

cách chữa viêm loét miệng ở trẻ em

Nước muối ấm chữa viêm loét miệng

1.1.3. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa sử dụng phổ biến trong làm đẹp như dưỡng da, tẩy trang, chống rạn da, nếp nhăn, tẩy tế bào chết,… Tương tự như mật ong, dầu dừa cũng có tính kháng khuẩn tốt do chứa acid lauric tự nhiên. Đây là chất kháng viêm tự nhiên giúp các vết loét miệng giảm sưng và giảm đau nhanh chóng.

Cách dùng:

– Đầu tiên bạn hãy vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.

– Dùng tăm bông lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên vết loét miệng.

– Dùng lưỡi massage nhẹ nhàng.

– Chờ khoảng 30 giây thì nhổ ra.

– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần mỗi sáng sau khi ăn và trước khi đi ngủ cho đến khi vết loét lành lại.

cách chữa viêm loét miệng

Dầu dừa giúp các vết loét miệng giảm sưng nhanh chóng

1.1.4. Thoa bột nghệ

Nghệ là loại thực phẩm thần kỳ với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Thành phần nghệ vàng chứa curcumon và cyclocurcumin làm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục các vùng lợi tổn thương do các vết loét miệng gây ra.

Cách thực hiện:

– Lấy 2 – 3 thìa bột nghệ trộn đều với 3ml mật ong.

– Đắp bột nghệ trực tiếp vào vết loét miệng.

– Giữ trong khoảng 10 phút.

– Thực hiện mỗi ngày ít nhất 2 lần cho đến khi lành hẳn.

Bột nghệ thúc đẩy quá trình hồi phục các vùng lợi tổn thương

Bột nghệ thúc đẩy quá trình hồi phục các vùng lợi tổn thương

1.1.5. Cây húng quế

Cây húng quế là loại rau thơm sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày và dùng nhiều trong y học dân gian. Hùng quế có dược tính và có thể làm lành vết loét nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nắm lá húng quế rửa sạch bằng nước muối pha loãng.

– Để ráo nước rồi cho vào miệng nhai kỹ, nhấp thêm vài ngụm nước.

– Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi giảm vết loét.

1.1.6. Nha đam

Nha đam sử dụng phổ biến trong làm đẹp, chữa bệnh. Đây là thành phần tự nhiên với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm.

Trong nha đam có chứa các nguyên tố như K, Na, Fe, Ca,… các axit amin có công dụng kháng khuẩn, làm dịu cơn đau, giúp các vết loét miệng nhanh lành hơn.

Cách thực hiện:

– Lấy một nhánh nha đam tươi rửa sạch rồi gọt vỏ.

– Cạo lấy lớp gel nha đam rồi ngậm trong miệng khoảng 15 phút.

– Có thể nuốt hoặc nhổ gel nha đam rồi súc miệng.

– Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện viêm loét miệng.

Lưu ý: Khi rửa nha đam cần loại bỏ phần nhựa vàng, chỉ lấy phần gel bên trong. Vì phần nhựa này có khả năng làm kích ứng da.

Nha đam hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm

Nha đam hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm

1.1.7. Uống bột sắn dây

Sắn dây là cây họ đậu được trồng phổ biến ở nước ta để làm thuốc và chế biến thành nhiều món ăn ngon. Theo Đông Y, sắn dây có tính bình và vị ngọt dịu nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Vì thế, bột sắn dây thường được dùng để chữa nhiệt miệng, làm giảm các vết loét trong khoang miệng nhanh chóng và tiết kiệm.

Cách thực hiện:

– Pha loãng bột sắn dây cùng nước sôi để nguội.

– Uống mỗi ngày 2 lần để giảm các vết nhiệt miệng.

– Khi dùng cho trẻ em thì bạn nên nấu chín bột.

Lưu ý: Không nên cho thêm đường khi pha bột sắn dây vì sẽ làm giảm tác dụng chữa nhiệt miệng và tăng nguy cơ tiểu đường và béo phì.

Bột sắn dây thường được dùng để chữa nhiệt miệng

Bột sắn dây thường được dùng để chữa nhiệt miệng

1.1.8. Uống nước cam, chanh hàng ngày

Trong nước chanh và nước cam có hàm lượng vitamin C cao giúp chống oxy hóa, khám viêm hiệu quả. Nước cam còn chứa Folate, tăng cường quá trình làm lành vết thương, lở loét. Vì thế khi bị viêm loét miệng bạn có thể uống nước cam và chanh hàng ngày để giảm tình trạng khó chịu này.

Lưu ý không nên uống khi bụng đang đói vì sẽ dễ bị cồn ruột và đau dạ dày.

1.1.9. Uống nước cà chua

Cà chua là thực phẩm giàu Vitamin C có vị chua thanh, ngọt nhẹ giúp cơ thể thanh nhiệt. Do đó, khi trẻ bị viêm loét miệng thì hãy uống 2 – 3 ly nước ép cà chua mỗi ngày, tình trạng nhiệt miệng sẽ giảm đáng kể.

1.1.10. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để chữa viêm loét miệng tại nhà cho trẻ, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn để tránh vi khuẩn làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Bố mẹ cần áp dụng những biện pháp dưới đây để giảm các triệu chứng viêm loét cho bé:

– Cho trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.

– Với trẻ dưới 1 tuổi, dùng gạc chuyên dụng nhúng vào nước ấm sạch hoặc muối muối sinh lý để làm sạch răng rồi lau lại nhẹ nhàng.

– Phụ huynh có thể dùng nước muối ấm pha loãng để vệ sinh hàng ngày cho bé.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ

1.2 Điều trị tại cơ sở y tế

1.2.1. Thăm khám

Khi tình trạng viêm loét miệng ở trẻ có chuyển biến nặng, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Các bác sĩ sẽ kiểm trẻ vấn đề trẻ đang mắc phải. Nếu nghi ngờ viêm loét xảy ra do mắc các bệnh về nhiễm herpes, tay chân miệng, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, X quang phổi, xét nghiệm phát hiện kháng thể,…

1.2.2. Phương thuốc điều trị

Theo bác sĩ Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công, để điều trị tình trạng viêm loét miệng ở trẻ em, các phương thuốc điều trị gồm:

– Thuốc kháng viêm.

– Thuốc hạ sốt.

– Thuốc giảm đau.

– Thuốc Lidocain để giảm đau, gây tê với các bé bị đau do viêm loét nhiều và lan rộng.

Nếu trẻ mắc viêm loét miệng do truyền nhiễm, các bác sĩ sẽ kê đơn điều trị kết hợp với thuốc kháng sinh hoặc kháng virus. Trẻ mắc tình trạng trên cần đưa đến bệnh viện để cách ly và điều trị.

2. Cách phòng tránh viêm loét miệng cho trẻ

Để phòng tránh tình trạng loét miệng ở trẻ, bố mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:

– Tập thói quen đánh răng và súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.

– Sử dụng bàn chải lông mềm để không làm ảnh hưởng đến nướu và niêm mạc miệng. Thay bàn chải mới sau 2 đến 3 tháng sử dụng.

– Cho trẻ ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước.

– Không để trẻ mút tay, ngậm đồ chơi vào miệng.

– Vệ sinh nhà ở, nơi vui chơi, đồ chơi và vật dụng của trẻ.

– Đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu và các loại vacxin theo đúng độ tuổi.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác đang mắc bệnh.

– Cho trẻ khám định kỳ 4 – 6 tháng một lần các vấn đề về sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm những vấn đề và có giải pháp chữa trị kịp thời.

Phòng tránh viêm loét miệng cho trẻ

Phòng tránh viêm loét miệng cho trẻ

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét miệng

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng và điều trị viêm loét miệng. Khi trẻ bị loét miệng thường quấy khóc, bỏ ăn bởi quá trình nhai làm cọ xát, khiến vết loét bị kích thích gây đau. Vì thế, để giảm triệu chứng, bố mẹ nên cho trẻ ăn theo chỉ dẫn sau:

– Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, mềm, nhiều dinh dưỡng như cháo, sữa, súp, bánh mềm,…

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả, nước ép,…

– Ăn các thực phẩm thanh nhiệt, giải độc như trái cây họ cam, bột sắn dây, cà chua, rau má, bí xanh, rau ngót, củ cải,…

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 giúp kháng viêm như cá trích, cá hồi, cá tuyết, cá thu, các loại dầu cá,…

– Cho thêm các gia vị như gừng, nghệ, tỏi giúp chống viêm, giảm đau, diệt khuẩn.

Ngoài ra, phụ huynh nên kiêng cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau để hạn chế trình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn:

– Đồ nếp.

– Thức ăn nhiều dầu mỡ.

– Đồ ăn quá chua, quá mặn.

– Các loại gia vị cay.

– Đồ ăn cứng.

– Thực phẩm chứa nhiều đường.

– Đồ uống có ga và caffeine.

Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh về cách chữa viêm loét miệng ở trẻ em hiệu quả. Viêm loét miệng ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, nhất là vấn đề chuyện ăn uống. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu đau, sốt nhẹ, kém ăn, có vết loét trong khoang miệng, hãy áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc. Nếu tình trạng nghiệm trọng hơn cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám chi tiết..

Hiển thị nguồn

Trang Hellobacsi: “6 cách chữa loét miệng, nhiệt miệng cho trẻ đơn giản, hiệu quả”

Trang Nhà thuốc Long Châu : “Viêm loét miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị”

Trang Sức khỏe và đời sống: “Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị nhiệt miệng – Sức khỏe đời sống”

Trang Raisingchildren: “Mouth ulcers – Raising Children Network”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bị loét miệng
Bị lở miệng, loét miệng phải làm sao để khắc phục?

Bị lở miệng, loét miệng phải làm sao để khắc phục?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Lở miệng phải làm sao? 9 Mẹo chữa lở miệng hiệu quả

Lở miệng phải làm sao? 9 Mẹo chữa lở miệng hiệu quả

Lỡ miệng hay gọi là loét miệng thường xuất hiện bên trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng, gây đau bên trong miệng. nhiệt miệng gây khó

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga