Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Quyết định của Phụ huynh: Trẻ em có nên niềng răng hay không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Trẻ em từ 6 tuổi trở đi là đã có thể tới các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng mọc và can thiệp chỉnh nha khi cần thiết. Đặc biệt là đối với trường hợp răng hô, khớp cắn ngược, răng thưa, khớp cắn hở… Như vậy, câu trả lời chính xác cho vấn đề trẻ em có nên niềng răng không là có. Các phương pháp nắn chỉnh răng ở trẻ em đang được áp dụng phổ biến là niềng răng định hình, niềng bằng mắc cài và niềng khay trong. Tùy thuộc vào độ tuổi chỉnh nha, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho trẻ.

1. Trẻ em có nên niềng răng không

Trong trường hợp trên Bác sĩ Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Nha Khoa Paris Đà Nẵng cho biết:  Trẻ em nên đi niềng răng sớm ở độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi.

trẻ em nên áp dụng các phương pháp chỉnh nha nếu như răng mọc sai lệch. Niềng răng sớm không chỉ giúp răng của trẻ phát triển đúng hướng, đúng vị trí mà còn đem đến những lợi ích như sau:

– Rút ngắn thời gian đeo niềng:

Xương hàm của trẻ em chưa phát triển toàn diện nên các răng mọc sai lệch có thể dễ dàng dịch chuyển tới vị trí chuẩn trên cung hàm. Nhờ vậy, thời gian chỉnh nha cũng sẽ được rút ngắn đáng kể.

– Giảm thiểu đau nhức:

Do xương hàm của trẻ vẫn còn khá mềm nên các khí cụ chỉnh nha không cần tác động quá nhiều lực mà vẫn có thể kéo răng dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm. Tất nhiên, trẻ vẫn sẽ bị đau nhức răng ở một vài giai đoạn trong quá trình chỉnh nha nhưng mức độ sẽ được giảm bớt rất nhiều so với trường hợp niềng răng ở độ tuổi trưởng thành.

– Hạn chế phải nhổ răng:

Nhổ răng trong quá trình chỉnh nha được các bác sĩ thực hiện với mục đích tạo khoảng trống trên cung hàm để răng mọc lệch dễ dàng di chuyển. Tuy nhiên, do xương hàm của trẻ em vẫn đang phát triển và rất dễ uốn nắn. Vì vậy, việc điều chỉnh các răng mọc sai lệch của trẻ hoàn toàn có thể diễn ra thuận lợi mà không cần nhổ bỏ răng.

– Cải thiện phát âm:

Trên thực tế, phát âm mà trẻ phát ra chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự kết hợp của răng, môi và lưỡi. Hiện tượng các răng trên cung hàm mọc sai lệch, chồng chéo lên nhau sẽ khiến cho âm thanh phát ra không được tròn vành rõ chữ. Phương pháp niềng răng sẽ giúp hàm răng trở nên đều đặn với khớp cắn chuẩn. Từ đó, giọng nói và phát âm của trẻ chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

Trẻ em có nên niềng răng không

Trẻ em có nên niềng răng không

2. Trường hợp nào nên tiến hành niềng răng cho trẻ em

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, cha mẹ nên cho trẻ chỉnh nha nếu như trẻ gặp phải các tình trạng sau:

– Các răng trên cung hàm mọc khấp khểnh, chen chúc lên nhau.

– Răng hô, móm, làm mất đi sự cân đối tự nhiên của khuôn miệng và gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

– Răng ở hàm trên và hàm dưới không thể chạm vào nhau.

– Hàm dưới lọt vào sâu bên trong, khiến cho sự tương quan của hai hàm không đạt được tỉ lệ chuẩn.

– Các răng trên cung hàm cách xa nhau, khiến cho thức ăn dễ bị mắc lại trong quá trình ăn nhai và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Trẻ cần chỉnh nha nếu răng mọc sai lệch, không đúng vị trí

Trẻ cần chỉnh nha nếu răng mọc sai lệch, không đúng vị trí

3. Độ tuổi nào phù hợp nên niềng răng cho trẻ

Từ 12 – 16 tuổi được xem là giai đoạn “vàng” để tiến hành niềng răng cho trẻ em. Bởi ở thời điểm trên, hầu hết các răng sữa trên cung hàm đều đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Khi đó, những khiếm khuyết của hàm răng cũng có biểu hiện rõ rệt. Hơn nữa, xương hàm cũng chưa phát triển hoàn toàn. Do đó, độ tuổi trên cực kỳ thuận lợi cho việc uốn nắn răng, giúp đem lại kết quả kết quả như mong muốn chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, đối với những trẻ từ 6 – 12 tuổi, các mẹ cũng có thể đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để phát hiện sớm răng mọc lệch lạc, bất thường và có phương pháp khắc phục phù hợp. Nắn chỉnh răng ở giai đoạn trên được gọi là tiền chỉnh nha.

Tiền chỉnh nha không có nghĩa là trẻ không phải niềng răng trong tương lai. Tuy nhiên, phương pháp đó sẽ giúp trẻ rút ngắn thời gian chỉnh nha về sau và hạn chế phẫu thuật đối với trường hợp hô, móm.

4. Các phương pháp niềng răng ở trẻ em

Các phương pháp chỉnh nha cho trẻ em đang được áp dụng phổ biến tại nha khoa gồm có: niềng răng định hình, niềng bằng mắc cài và khay trong suốt.

4.1. Niềng răng định hình

Niềng răng định hình là giải pháp nắn chỉnh răng thường được các bác sĩ nha khoa tư vấn áp dụng đối với những trẻ từ 6 – 12 tuổi. Hàm tiền chỉnh nha dành cho trẻ em được làm từ chất liệu tổng hợp, mềm như silicon, nhựa dẻo… Đặc biệt, chúng rất an toàn nên không hề gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận trong khoang miệng của trẻ.

Điểm chung của các loại khí cụ niềng răng định hình của trẻ là có thể dễ dàng tháo lắp. Nhờ vậy, trẻ có thể thoải mái trong quá trình ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Niềng răng định hình

Niềng răng định hình

4.2. Niềng răng mắc cài

Từ 12 tuổi trở lên, trẻ có thể áp dụng phương pháp niềng răng bằng mắc cài. Các bác sĩ nha khoa gắn trực tiếp các khí cụ gồm mắc cài, dây cung, thun buộc… lên hàm răng. Những khí cụ trên sẽ tác động lực, kéo những răng mọc sai lệch trên cung hàm trở về đúng vị trí.

Mắc cài có thể được làm từ các chất liệu như: kim loại, sứ, pha lê… Hiện niềng răng mắc cài được chia ra thành 2 loại chính là mắc cài thường và mắc cài tự buộc:

– Niềng răng bằng mắc cài thường: Các bác sĩ sẽ cần sử dụng dây thun để cố định dây cung trong các rãnh mắc cài. Tuy nhiên, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, dây thun sẽ bị giãn ra và mất tác dụng. Chính vì vậy, trẻ cần thường xuyên tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và thay dây chun mới, giúp đảm bảo tiến độ của quá trình chỉnh nha.

– Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Sự cải tiến của mắc cài tự buộc so với mắc cài truyền thống là có hệ thống nắp trượt. Đây là bộ phận có vai trò thay thế cho dây chun trong phương pháp truyền thống. Nhờ vậy, lực kéo sẽ được duy trì ổn định, hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình chỉnh nha. Ngoài ra, số lần tái khám của trẻ trong quá trình niềng răng cũng được giảm bớt so với niềng răng mắc cài thông thường.

4.3. Niềng răng trong suốt

Đây cũng là một phương pháp nắn chỉnh răng mọc sai lệch dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở nên. Điểm nổi bật nhất của niềng răng trong suốt là có tính thẩm mỹ cao. Bởi các khay niềng được thiết kế ôm khít vào hàm răng và có màu trong suốt. Nhờ vậy, trẻ hoàn toàn có thể tự tin trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Các khay niềng có thể dễ dàng được tháo lắp ra khi cần thiết nên quá trình ăn nhai của trẻ gần như không bị ảnh hưởng khi niềng răng. Bên cạnh đó, khay trong cũng được làm từ những chất liệu lành tính nên an toàn với sức khỏe răng miệng của trẻ.

Tuy nhiên, với phương pháp chỉnh nha bằng khay trong suốt, trẻ cần đeo khay niềng tối thiểu 22 giờ/ngày. Nếu trẻ đeo khay không đủ thời gian quy định thì sẽ khiến cho răng dịch chuyển chậm so với tiến độ.

Khay niềng trong suốt

Khay niềng trong suốt

5. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ khi chỉnh nha

Trong quá trình chỉnh nha, răng miệng của trẻ cần phải được chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể như sau:

– Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm bàn chải kẽ để làm sạch cặn thức ăn hiệu quả.

– Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ cặn thức ăn còn giắt lại trong kẽ răng hoặc rãnh mắc cài. Đây là loại chỉ có kích thước xấp xỉ chỉ khâu thông thường nên có thể dễ dàng len lỏi vào từng kẽ răng mà không gây ảnh hưởng xấu tới răng, nướu.

– Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng hàng ngày để làm sạch toàn bộ cặn thức ăn, mảng bám còn sót lại trong khoang miệng và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

– Tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt… Chúng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và làm tổn hại tới sức khỏe răng, nướu.

– Không ăn các loại thực phẩm quá cứng, rắn như mía, sườn sụn, hạt cứng… trong quá trình đeo niềng. Điều đó không chỉ tăng mức độ đau nhức răng mà còn có thể làm bung, tuột khí cụ.

– Ưu tiên các loại thực phẩm mềm và dễ nhai như: sữa, khoai tây, sinh tố, súp… Tuy nhiên, cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện.

Trẻ niềng răng nên hạn chế ăn đồ ngọt

Trẻ niềng răng nên hạn chế ăn đồ ngọt, có chứa nhiều đường

6. Một vài lưu ý khác cần biết khi niềng răng cho trẻ

Bên cạnh những vấn đề mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi chỉnh nha cho trẻ:

– Chọn cơ sở chỉnh nha chuyên nghiệp, đảm bảo được các tiêu chí như: có giấy phép, bác sĩ giỏi, trang thiết bị, công nghệ hiện đại…

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho trẻ giải pháp chỉnh nha phù hợp nhất.

– Cho trẻ tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tiến độ dịch chuyển răng và có sự điều chỉnh phù hợp.

– Hỗ trợ trẻ loại bỏ những tật xấu như cắn móng tay, đẩy lưỡi… Bởi chúng sẽ khiến cho khí cụ dễ bị bung, tuột và ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.

– Nếu trẻ gặp phải các dấu hiệu lạ trong quá trình chỉnh nha như đau nhức kéo dài, lợi sưng tấy… cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Bài viết trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho vấn đề “trẻ em có nên niềng răng không”. Tóm lại, niềng răng là một giải pháp hoàn hảo dành cho những trẻ có những khiếm khuyết về răng như hô, móm, răng thưa, khớp cắn sâu… Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để đồng hành cùng trẻ trong quá trình nắn chỉnh răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng trẻ em
Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng? Nha khoa Paris

Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng? Nha khoa Paris

Thời gian gần đây Nha Khoa Paris nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về niềng răng ở lứa tuổi nào là hợp lý. Và trong số đó cũng có

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Niềng răng trẻ em: Quy trình, thời gian và phương pháp thực hiện

Niềng răng trẻ em: Quy trình, thời gian và phương pháp thực hiện

Khi trẻ có răng lệch lạc, mọc không đều, hô, móm, thưa,… thì niềng răng trẻ em là giải pháp tối ưu để nắn chỉnh các răng về đúng vị trí

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu tiền, Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu tiền, Bảng giá chi tiết 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng trẻ em ở đâu tốt nhất: Những lưu ý cần biết

Niềng răng trẻ em ở đâu tốt nhất: Những lưu ý cần biết

Các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc thẩm mỹ cho con cái nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề niềng răng trẻ em ở đâu tốt. Tuy nhiên,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map