Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nuốt nước bọt đau tai: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt nước bọt đau tai không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật mà còn tiềm ẩn rất nhiều tác động nguy hiểm. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm, đã tiến triển nặng hơn. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng tương tự, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong vấn đề thăm khám cũng như điều trị.

1. Các nguyên nhân gây ra tình trạng nuốt nước bọt đau tai

1.1. Sự cố về hệ tiêu hóa

1.1.1. Sự cố trong quá trình nuốt thức ăn

Theo các bác sĩ tai mũi họng, sự cố xảy ra trong quá trình nuốt thức ăn bao gồm thức ăn bị vướng ở cổ, bỏng, nghẹn… đều có thể dẫn đến tình trạng nuốt nước bọt bị đau tai.

Nguyên nhân thường là do thức ăn quá lớn, nhiệt độ quá cao… dẫn đến vùng cổ bị tổn thương, khó chịu. Trong nhiều trường hợp, nếu vùng họng bị tổn thương nặng hoặc do không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn là nôn mửa khi nuốt, khó thở hoặc họng bị phù nề.

Sự cố trong quá trình nuốt thức ăn

Sự cố trong quá trình nuốt thức ăn

1.1.2. Rối loạn về cơ hoặc dây thần kinh

Nếu nhóm cơ và dây thần kinh liên quan đến hệ tiêu hóa xảy ra tình trạng rối loạn hoặc tổn thương sẽ gây ra hiện tượng đau tai khi nuốt nước bọt. Ví dụ, các vấn đề thường gặp như viêm cơ thực quản, co cơ thực quản, tổn thương dây thần kinh vận động trong vùng họng hoặc vùng tai.

Khi nhóm cơ hoặc dây thần kinh xảy ra rối loạn tình trạng đau tai, khó chịu ở họng mỗi khi nuốt nước bọt sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp còn gặp phải triệu chứng ù tai kéo dài, khiến thính lực bị giảm sút.

Rối loạn về cơ hoặc dây thần kinh

Rối loạn về cơ hoặc dây thần kinh

1.2. Các bệnh lý về tai

1.2.1. Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa. Khi có tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc virus gây viêm sẽ tạo ra dịch trong tai giữa, gây ra đau và khó chịu khi nuốt.

Có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nhiễm trùng tai, điển hình trong số đó là nhiễm trùng mũi hoặc họng. Khi các tế bào tại hệ thống miễn dịch phía sau của đường mũi bị viêm hoặc phình to, có thể tạo ra áp lực lên tai giữa và gây đau khi nuốt.

Để chữa trị nhiễm trùng tai, quan trọng nhất là xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi khuẩn có thể được đề xuất để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai

1.2.2. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm ở phần giữa của tai, nằm giữa màng nhĩ và màng đục. Bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào và gây nhiễm trùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt rất phổ biến.

Bên cạnh đó, viêm tai giữa trong một số trường hợp còn là biến chứng do tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận xung quanh như họng, mũi, amidan cũng như viêm xong. Trong trường hợp, bạn vị viêm tai giữa cấp sẽ đi kèm với tình trạng nhiễm trùng ở đường hô gấp trên.

Triệu chứng của viêm tai giữa có thể bao gồm đau nhức tai, ngứa tai, ù tai, giảm thính lực và có thể xuất hiện dịch tai.

1.2.3. Viêm ống tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài là một dạng nhiễm trùng cấp tính của da ống tai, thường do vi khuẩn gây ra (Pseudomonas là loại phổ biến nhất). Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm đau, chảy mủ tai và khả năng nghe kém khi ống tai bị sưng lên. Nhấn hoặc kéo tai cũng có thể gây ra cảm giác đau đớn.

Viêm tai ngoài không chỉ là một tình trạng nhiễm trùng vùng tai ngoài, nó còn dẫn đến tình trạng viêm, sưng tấy, đỏ và đau bên trong. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai ngoài có thể lan sang các mô lân cận, gây hại đến sức khỏe và khó chịu cho người bệnh.

Viêm ống tai ngoài không phân biệt độ tuổi và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Bên cạnh đó, nó thường phổ biến hơn ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài

1.2.4. Viêm tai xương chũm

Viêm xương chũm là một nhiễm trùng phát sinh do vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào xương chũm, thường xảy ra sau khi mắc phải viêm tai giữa cấp tính. Triệu chứng của bệnh bao gồm đỏ, đau, sưng và có cảm giác bùng nhùng ở vùng xương chũm, đồng thời gây ảnh hưởng đến vành tai vểnh.

Các triệu chứng thường gặp của viêm tai xương chũm bao gồm:

– Đau tai và đau phía sau mắt.

– Sưng tấy, đỏ trong khu vực tai và hàm.

– Khó chịu khi nhai, nuốt hoặc mở miệng rộng.

– Mất cảm giác hoặc đau nhức nhiều trong vùng tai và hàm.

– Sự cố về thính giác, như nghe kém hoặc ù tai.

1.3. Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng là một tình trạng viêm nhiễm trong khu vực họng, thường gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, ho và có thể đi kèm với viêm mũi hoặc sốt nhẹ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp đã gặp phải tình trạng đau tai mỗi khi nuốt nước bọt khi đang bị viêm họng.

Nguyên nhân chính của bệnh viêm họng là do nhiễm trùng vi khuẩn (thường là do Streptococcus pyogenes) hoặc virus (virus cúm, virus Epstein-Barr). Trong đó, vi khuẩn thường gây ra viêm họng cấp tính, trong khi virus thường gây ra viêm họng mạn tính.

Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng

1.4. Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là một tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát thường xuyên. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến bạn bị đau tai, khó chịu ở vùng tai khi nuốt nước bọt. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn sẽ cao hơn trẻ em.

Một số triệu chứng thường gặp của viêm amidan mạn tính bao gồm:

– Đau tai: Do tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần nên vi khuẩn ở amidan đã lan sang các bộ phận khác, cụ thể là tai và gây đau nhức, đặc biệt là mỗi khi nuốt nước bọt.

– Đau họng: Đau và khó chịu ở vùng họng, đặc biệt khi nuốt.

– Viêm nướu và viêm amidan: Một hoặc cả hai amidan có thể sưng to và có vết loét trên bề mặt.

– Hắt hơi và ho: Bệnh lý trên có thể gây ra cảm giác kích thích họng, dẫn đến tính trạng hắt hơi hoặc ho.

– Tăng tiết nước bọt: Có thể thấy nước bọt tiết ra nhiều hơn và nhầy trong họng.

– Khó thở: Trường hợp nghiêm trọng, viêm amidan mạn tính có thể gây ra tình trạng khó thở do sự hạn chế của đường thở.

1.5. Viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi là một trong những nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng đau tai khi nuốt nước bọt. Viêm xoang mũi là tình trạng viêm nhiễm của các xoang mũi, gồm các túi xoang nằm xung quanh mũi. Khi bị viêm xoang mũi, các xoang mũi sẽ bị tắc nghẽn, sản sinh chất nhầy, làm tăng áp lực trong khu vực mũi và tai.

Áp lực tăng trong khu vực mũi và tai có thể gây ra đau tai khi nuốt nước bọt. Đây là do các kênh thông hơi giữa tai và xoang mũi bị tắc nghẽn, gây khó khăn trong việc cân bằng áp suất giữa hai bên của màng nhĩ. Khi bạn nuốt nước bọt, sự thay đổi áp suất có thể gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu trong tai.

Ngoài ra, các triệu chứng thường gặp của viêm xoang mũi bao gồm đau nhức xung quanh mũi và khu vực trên mắt, mũi nghẹt, mất mùi, nước mũi chảy xuống họng, ho và cảm giác áp lực trong các vùng xoang.

Viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi

2. Nuốt nước bọt đau tai bên phải và bên trái do đâu

Theo các bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, tình trạng nuốt nước bọt bị đau một bên tai trái hoặc tai phải chủ yếu là do bệnh lý nhiễm trùng tai thường gặp. Một khi nhiễm trùng xảy ra sẽ dẫn đến các triệu chứng sưng tấy, tạo ra chất lỏng tích tụ và gây kích ứng trong tai. Từ đó, bạn mới có cảm giác đau nhức, khó chịu mỗi khi nuốt nước bọt.

Ngoài ra, tình trang trên còn xảy ra bởi một số nguyên nhân như sau:

– Nhiễm trùng mũi hoặc họng: Một số nguyên nhân khác gây ra triệu chứng trên có thể là do nhiễm trùng mũi hoặc họng. Các mô của hệ thống miễn dịch phía sau của đường mũi có thể phình to ra khi vi khuẩn hoặc virus tấn công, gây đau tai khi nuốt nước bọt.

– Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau tai khi nuốt nước bọt bị đau một bên tai. Viêm tai giữa thường đi kèm với dịch trong hòm nhĩ, gây nhiễm trùng hoặc viêm dẫn đến đau khi nuốt nước bọt.

– Viêm xoang mũi: Viêm xoang mũi có thể gây tắc nghẽn và áp lực trong vùng tai, gây đau khi nuốt nước bọt.

Nuốt nước bọt đau tai bên phải và bên trái do đâu

Nuốt nước bọt đau tai bên phải và bên trái chủ yếu do nhiễm trùng tai

3. Tình trạng nuốt nước bọt đau tai có nguy hiểm không

Tình trạng nuốt nước bọt đau tai sẽ gây ra các tác động, biến chứng rất nguy hiểm nếu như chậm trễ trong việc điều trị. Bởi thông thường đây là một triệu chứng của nhiễm trùng tai giữa, viêm mũi hoặc họng. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng có thể lan rộng, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn cho sức khỏe tổng thể.

Đặc biệt, nếu triệu chứng kéo dài, tái phát thường xuyên hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau họng, sốt, mất ngủ hoặc khó nghe, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn, thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và tiếp nhận phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nuốt nước bọt đau tai chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và không gây ra những biểu hiện nghiêm trọng khác, thì cũng không quá nguy hiểm. Vì phần lớn các trường hợp đó đều liên quan đến các sự cố trong quá trình nuốt thức ăn, nên sẽ khắc phục được một cách dễ dàng.

4. Cách giảm tình trạng nuốt nước bọt đau họng

4.1. Hướng dẫn cách trị nuốt nước bọt đau tai tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng nuốt nước bọt bị đau tai ngay tại nhà bằng những mẹo đơn giản dưới đây.

– Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn đủ nước để duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng, tránh tình trạng vi khuẩn, virus gây hại tăng sinh nhanh chóng.

– Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích: Tránh hút thuốc lá, không uống rượu, hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, bụi, khói.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Hòa 1/2 muỗng cà phê muối trong 1 ly nước ấm, súc miệng và họng hàng ngày để giảm vi khuẩn và giảm sưng tấy.

– Sử dụng khăn ấm, túi chườm ấm: Đắp một khăn ấm hoặc túi chườm ấm lên vùng bị đau nhức trong khoảng thời gian 30 phút. Nhiệt độ ấm từ khăn hoặc túi chườm có thể giúp giảm đau và làm giãn các cơ xung quanh vùng tai.

– Sử dụng tỏi: Tỏi có tính chất kháng vi khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Bạn có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng hoặc chế biến tỏi trong các món ăn hàng ngày để giảm viêm nhiễm và hỗ trợ trong việc chữa trị.

– Thực hiện bài tập cổ: Kết hợp các bài tập cổ như quay đầu, nghiêng cổ và kéo cổ để giảm thiểu căng thẳng cơ xung quanh ống tai. Điều đó có thể giúp cải thiện sự thông thoáng của ống tai và giảm triệu chứng đau khi nuốt nước bọt.

Hướng dẫn cách trị nuốt nước bọt đau tai tại nhà

Hướng dẫn cách trị nuốt nước bọt bị đau tai tại nhà

4.2. Các loại thuốc hỗ trợ trị nuốt nước bọt đau tai

Dưới đây là một số loại thuốc hỗ trợ trong việc trị nuốt nước bọt đau tai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo chỉ định của bác sĩ:

– Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau và viêm nhiễm trong tai. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng sử dụng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

– Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như paracetamol có thể giúp giảm các triệu chứng đau tai. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng được ghi trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm trùng tai do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc nhỏ tai: Nếu việc nuốt nước bọt đau tai liên quan đến viêm tai giữa, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc nhỏ tai chứa thành phần giảm đau hoặc kháng viêm để giảm triệu chứng.

Tuy nhiên, lưu ý rằng việc sử dụng thuốc chỉ là một phần trong quá trình điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Các loại thuốc hỗ trợ trị nuốt nước bọt đau tai

Các loại thuốc hỗ trợ trị nuốt nước bọt bị đau tai

Trên đây là những thông tin đầy hữu ích liên quan đến vấn đề nuốt nước bọt đau tai đã được Nha Khoa Paris tổng hợp, phân tích rất chi tiết. Hy vọng rằng, qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bị đau tai mỗi khi nuốt nước bọt từ nguyên nhân cho đến cách điều trị. Dù chúng ta có thể tự điều trị tại nhà, nhưng việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi gặp phải tình trạng trên vẫn là điều tốt nhất.

Hiển thị nguồn

Hapacol: “Cách chữa trị đau nhức tai khi nuốt nước bọt”
Nhà Thuốc Long Châu: “Nuốt nước bọt đau họng đau tai có phải đang mắc bệnh nguy hiểm?”
Trang Thuốc Dân Tộc: “Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?”
Healthline: “Why Does My Ear Hurt When I Swallow?”
Medical News Today: “Why do I feel pain in my ear when swallowing?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nước bọt
Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là hiện tượng không ít người gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng trên có thể

Ngày 30/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nuốt nước bọt bị đau họng là bệnh gì? Cách khắc phục 

Nuốt nước bọt bị đau họng là bệnh gì? Cách khắc phục 

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng xảy ra chủ yếu do niêm mạc họng bị viêm nhiễm và khi nuốt thức ăn hay nước bọt thì niêm mạc họng sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền