
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An.
Bạn có thể nhận biết viêm tủy răng thông qua các triệu chứng điển hình như cơn đau nhức răng tự phát kéo dài bao gồm đau nhức răng, ê buốt khi gặp kích thích, hôi miệng… Bệnh viêm tủy răng chắc chắn không tự khỏi mà cần phải can thiệp các phương pháp trong nha khoa. Nếu không được chữa trị sớm, bạn sẽ đối diện với nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Bệnh lý viêm tủy răng thường xảy ra do vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập vào tủy răng chủ yếu qua lỗ sâu răng và các cuống răng. Nếu như bạn không phát hiện và xử lý, tủy răng sẽ dần bị viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm tủy răng còn có thể là:
Răng sâu: Đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh rất cao, khoảng 75% người trưởng thành. Vi khuẩn sâu răng sẽ phá hủy cấu trúc răng, tấn công vào sâu bên trong tủy và gây nhiễm trùng.
Tổn thương răng: Tổn thương do chấn thương, tai nạn hoặc phẫu thuật có thể khiến cho tủy răng lộ ra bên ngoài. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tủy răng.
Hàn răng: Bác sĩ hàn trám răng không đúng kỹ thuật có thể xâm lấn, gây tổn hại tới tủy răng và khiến cho chúng bị nhiễm trùng.
Mảng bám: Mảng bám tồn tại lâu ngày trên thân răng sẽ dần chuyển hóa thành vôi răng. Chúng có thể tồn tại ở cả bề mặt răng lẫn dưới nướu. Đây là vị trí trú ngụ lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào tủy răng.
Lão hóa: Lão hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể khi tuổi tác tăng lên. Các bộ phận của cơ thể sẽ trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn. Khi đó, răng, nướu không thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng và có nguy cơ cao mắc bệnh lý viêm tủy răng.
Viêm nướu: Viêm nướu là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nếu như không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn gây viêm nướu sẽ ăn sâu vào trong tủy răng và gây viêm nhiễm.
Khô miệng: Đây là hiện tượng khoang miệng không có đủ nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Chúng sẽ dần tấn công răng, nướu và cả tủy răng ở sâu bên trong.
Bác sĩ bọc sứ sai kỹ thuật: Trong quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ, nếu như bác sĩ mài răng sai kỹ thuật hoặc mài với tỉ lệ lớn thì sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc răng thật. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng xâm nhập và làm tổn thương tới tủy.
Sâu răng gây viêm tủy
Bệnh lý viêm tủy răng sẽ có sự khác biệt giữa từng giai đoạn cả bệnh như: viêm tủy răng cấp, phục hồi, và không phục hồi.
Viêm tủy răng có hồi phục là giai đoạn đầu của bệnh, khi tủy mới chỉ nhiễm trùng nhẹ chứ chưa xảy ra tình trạng hoại tử với các dấu hiệu điển hình là:
Răng bị sưng đau và khó chịu lâu ngày.
Răng ê buốt và đau dữ dội trong quá trình ăn nhai các thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt. Tuy nhiên, hiện tượng trên nhanh chóng biến mất chỉ trong vòng một vài giây khi không còn kích thích.
Không bị đau nhức khi gõ vào răng.
Những triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý sâu răng thông thường nên rất ít người phát hiện ra.
Viêm tủy răng cấp là trường hợp mạch máu và các dây thần kinh ở tủy bị phản ứng đột ngột bởi tác nhân gây kích ứng với các dấu hiệu như sau:
– Xuất hiện những cơn đau tự phát kéo dài, chúng thường xảy ra vào ban đêm và đặc biệt là mỗi khi bạn nằm xuống. Hiện tượng đau có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Cơn đau có thể xuất hiện tại vị trí răng bị viêm tủy hoặc lan ra các khu vực xung quanh.
Răng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều so với thông thường, dễ bị ê buốt hoặc đau nhức khi ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Đau nhức dữ dội khi cắn vào răng đang bị viêm tủy.
Các mô xung quanh răng bị sưng tấy, đau và chuyển sang màu đỏ.
Tuy nhiên, những cơn đau thường chỉ xuất hiện theo từng cơn. Sau khi các cơn đau kết thúc, bạn có thể sinh hoạt trở lại như bình thường. Tuy nhiên, nếu như viêm tủy cấp kèm theo có mủ, ngoài những cơn đau dữ dội thì còn kèm theo các triệu chứng khác như: ù tai, răng lung lay nhẹ, răng trồi lên cao hơn so với các răng khác trên hàm…
Dấu hiệu viêm tủy răng cấp
Đây là giai đoạn bệnh lý viêm tủy đã tiến triển khá nặng. Thậm chí, một phần hoặc toàn bộ tủy răng đã bị hoại tử và không thể phục hồi lại như lúc ban đầu. Những cơn đau thường xảy ra tự nhiên, lan tỏa đến nửa đầu và mặt cùng bên. Mức độ đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi có kích thích lạnh, nóng hoặc thay đổi tư tế. Ngoài ra, trong trường hợp đã loại bỏ kích thích, cơn đau vẫn có thể tiếp tục kéo dài tới hơn 15 phút.
Ngoài ra, viêm tủy răng không phục hồi còn có các triệu chứng như:
Dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng không hồi phục
Sốt không phải là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm tủy răng. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm tủy răng không phục hồi, răng không những bị sưng, đau mà còn gây nên các triệu chứng khác như hôi miệng, đắng miệng và hạch bạch huyết bị sưng to. Khi đó, nhiễm trùng có thể đã lan rộng từ tủy răng sang những khu vực khác ở cơ thể khiến cho sức đề kháng đã bị suy giảm đi đáng kể.
Vi khuẩn gây viêm tủy sẽ dễ dàng tấn công và khiến cho thân nhiệt của bạn tăng cao đột ngột. Thông thường, bạn sẽ bị sốt khoảng 38,5 độ C. Bạn không nên tự ý uống thuốc hạ sốt mà bạn cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dưới đây là một vài hình ảnh của răng đã bị viêm tủy:
Răng bị viêm tủy
Bệnh lý viêm tủy răng
Thân răng đen khi chết tủy
Bệnh viêm tủy răng không thể tự khỏi được nếu không có sự can thiệp từ bác sĩ. Các bác sĩ nha khoa sẽ dùng những biện pháp chuyên nghiệp để xử lý phần tủy răng bị viêm sao cho ít gây tổn hại nhất, giúp răng có chức năng ăn nhai tốt.
Viêm tủy răng là một bệnh lý nguy hiểm và nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Bởi khi đó, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và gây chết tủy. Khi răng đã bị chết tủy thì sẽ không thể phục hồi được như lúc ban đầu, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp chuyên sâu. Chưa hết, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro như: viêm xương hàm, nang chân răng, mất răng vĩnh viễn…
Do đó, khi bị viêm tủy răng, bạn nên nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và điều trị. Thông thường, bạn cần mất khoảng 2 – 4 ngày để hoàn tất việc điều trị viêm tủy răng. Quá trình chữa bệnh lý sẽ phải trải qua khá nhiều công đoạn. Khi các mô bị viêm nhiễm được làm sạch hoàn toàn, các bác sĩ mới tiến hành trám hoặc bọc răng sứ để khôi phục tính thẩm mỹ và các chức năng ăn nhai của răng.
Viêm tủy răng có mủ là hiện tượng tủy răng bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng nghiêm trọng và hình thành các ổ áp xe ở vùng xung quanh chân răng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải những cơn đau nhức dữ dội bởi tủy răng là bộ phận chứa rất nhiều mạch máu cũng như dây thần kinh quan trọng.
Nếu hiện tượng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, bạn còn gặp phải các triệu chứng điển hình sau: đau răng lan rộng ra khắp hàm, tai và cổ, nướu sưng to, hơi thở có mùi hôi… Thậm chí, viêm tủy răng có mủ còn có thể khiến có tủy răng bị chết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.
Bệnh lý viêm tủy răng thường dễ xuất hiện ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi của hormone progesterone và estrogen trong cơ thể. Bệnh lý gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến cho mẹ bầu ăn không ngon và khó ngủ. Nếu tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ khiến bà bầu bị thiếu chất, tinh thần không thoải mái và suy giảm sức đề kháng.
Khi đó, thai nhi cũng khó có thể phát triển toàn diện. Nếu như không được chữa trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng còn lan rộng ra toàn bộ khoang miệng. Chưa hết, vi khuẩn còn theo đường máu tấn công tới các cơ quan khác trên cơ thể, làm tăng nguy cơ sinh non, con thiếu cân…
Viêm tủy răng được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể được điều trị khỏi dứt điểm. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đau nhức, hôi miệng, răng ê buốt… thì bạn cần nhanh chóng tới nha khoa uy tín. Các bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra mức độ và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh lý để có phương án xử lý tối ưu.
Bệnh lý viêm tủy răng càng nghiêm trọng, thời gian điều trị càng kéo dài. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, các triệu chứng của bệnh lý đều sẽ biến mất hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu bệnh lý đã bước sang giai đoạn nặng, tủy bị hoại tử thì khó có thể điều trị triệt để ngay cả khi đã loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh. Thậm chí, bạn còn dễ phải nhổ răng vĩnh viễn để tránh gây tác động xấu tới các bộ phận khác ở khoang miệng.
Để giảm bớt những triệu chứng của bệnh lý viêm tủy, bạn có thể sử dụng: gừng, muối, hành tây, nước cốt lá chuối, tỏi, đu đủ, nghệ, các bài thuốc đông y hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp giảm bớt đau nhức do viêm tủy trong thời gian ngắn chứ không điều trị được dứt điểm bệnh lý
Gừng là một loại nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều vitamin với hàm lượng chất kháng viêm cao, trong đó điển hình là gingerol. Vì vậy, sử dụng gừng cũng là một mẹo được nhiều người lựa chọn để trị viêm tủy răng tại nhà.
Một nghiên cứu đã đăng trên tạp chí Journal of Endodontics vào năm 2019 đã khảo sát tác dụng của gingerol trong việc chữa trị viêm tủy răng trên 90 người. Kết quả cho thấy, nguyên liệu chứa gingerol như gừng giúp giảm đau răng khá tốt. Cụ thể, tỷ lệ những người giảm đau răng là khoảng hơn 70%.
Cách thực hiện:
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên áp dụng theo cách trên trong khoảng 5 – 10 ngày. Tuy nhiên, những người bị cao huyết áp không nên sử dụng gừng bởi đây là nguyên liệu có tính nóng và làm tăng huyết áp.
Gừng có thể giúp xoa dịu cơn đau do viêm tủy
Trong muối chứa thành phần kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tủy răng ở khoang miệng. Nhờ vậy, cảm giác đau và ê buốt sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Bên cạnh đó, muối còn có rất nhiều khoáng chất vi lượng cần thiết để bảo vệ răng, nướu khỏi các tác nhân gây hại trong khoang miệng.
Cách thực hiện:
Bạn nên súc miệng bằng nước muối theo cách trên khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nước muối có nồng độ vừa phải để tránh làm tổn thương tới niêm mạc miệng.
Bên cạnh những nguyên liệu mà chúng tôi đã kể đến ở trong phần trên, hành tây cũng được nhiều người biết đến với khả năng sát khuẩn và giảm đau nhức tốt nhờ thành phần allicin. Chúng không chỉ ngăn chặn được mầm bệnh tiếp tục lây lan mà còn hạn chế sưng đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
Mỗi ngày, bạn nên áp dụng phương pháp trên khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu bạn cảm thấy đau và viêm nặng.
Lá chuối có chứa chất rutin với công dụng giảm đau và chống viêm nhiễm tự nhiên nên được khá nhiều người sử dụng để trị viêm tủy răng tại nhà. Do đó, chúng có thể giảm bớt triệu chứng đau nhức của một số bệnh lý răng miệng, trong đó bao gồm cả viêm tủy răng.
Cách thực hiện:
Lá chuối có chứa chất chống viêm nhiễm tự nhiên
Nếu như bị đau tủy răng, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước ép tỏi hoặc đắp trực tiếp tỏi lên chân răng thì cảm giác đau nhức sẽ dần dần biến mất. Bởi trong tỏi có chứa hoạt chất allin. Khi tỏi bị nghiền nát hoặc đập dập, enzym alinase sẽ chuyển hóa allin thành allicin.
Hợp chất trên có công dụng giảm thiểu vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh lý viêm tủy răng sẽ dần dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
Đu đủ cũng là một loại nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để giảm đau viêm tủy răng tại nhà. Bởi trong đu đủ có chứa rất nhiều vitamin C, A nên có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong miệng, giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức do bệnh lý viêm tủy gây ra.
Cách thực hiện:
Trong đông y, nghệ là một nguyên liệu quý với công dụng giảm bớt triệu chứng đau nhức răng do bệnh lý viêm tủy gây ra. Nghệ có chứa hợp chất curcumin cùng nhiều loại vitamin như K, C, E…
Nhờ các thành phần tốt cho sức khỏe và tính nóng, cay, nghệ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các gốc tự do gây hại. Nếu như bạn kiên trì áp dụng, các triệu chứng của bệnh lý sẽ dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
Trong đông y cũng có rất nhiều bài thuốc chữa viêm tủy răng mà bạn có thể tham khảo như:
Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau nhức răng truyền thống nhưng rất hiệu quả. Đá lạnh làm các mạch máu bị co lại, giảm ứ dịch tới các khu vực bị tổn thương. Chưa kể, chúng làm giảm hoạt động của dây thần kinh, giúp cơn đau răng nhanh chóng thuyên giảm.
Cách thực hiện:
Các loại thuốc trị viêm tủy răng thường được sử dụng gồm có Penicillin, Amoxicillin, Paracetamol, Efferalgan, Clindamycin… Những thuốc trên đều có công dụng giảm đau nhức, chống viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là một số nhóm thuốc trị viêm tủy răng phổ biến:
Khi răng đã bị chết tủy, bạn bắt buộc phải tiến hành điều trị tủy răng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác trong khoang miệng. Thay vì phải nhổ bỏ răng như trước đây, các bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô tủy đã bị viêm nhiễm, tạo hình và trám bít ống tủy. Đây là phương pháp điều trị viêm tủy răng hiện đại, hiệu quả và giúp bảo tồn răng thật tối đa.
Khi điều trị nội nha, các bác sĩ cần phải lấy sạch tủy và đóng kín ống tủy để ngăn chặn tình trạng viêm tủy tái phát.
Tuy nhiên, nếu như phần tủy viêm đã lan rộng, chạy xuống chân răng và khiến cho chúng bị lung lay mạnh thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan sang những bộ phận xung quanh. Sau đó, bạn cần trồng răng giả để cải thiện tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng.
Lấy tủy răng
Trong trường hợp răng bị viêm nhiễm nhưng vẫn còn tủy sống, các bác sĩ sẽ được chỉ định đặt thuốc diệt tủy trước khi điều trị. Khi thực hiện liệu pháp đặt thuốc diệt tủy răng, một số người có thể cảm thấy lo lắng vì có thể gây ra đau nhẹ sau đó. Tuy nhiên, thời gian đau nhức thường chỉ kéo dài từ 24 – 48 giờ, tùy theo cơ địa của từng người.
Thực tế, cũng có người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Tuy nhiên, với những người có ngưỡng chịu đau kém, cơn đau có thể kéo dài tới 3 ngày.
Khi gặp phải tình trạng đau nhức khi đặt thuốc làm chết tủy, bạn không nên tự ý uống thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi thuốc có thể gây ra phản ứng phụ, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị tủy răng.
Đối với vấn đề trên, Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An cho biết: quá trình chữa viêm tủy răng cần khoảng 2 – 4 ngày để hoàn thành.
Trong đó, thời gian chữa trị viêm tủy răng còn phụ thuộc vào số lượng ống tủy trên răng. Cụ thể như sau:
Viêm tủy răng là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến cả sức khỏe và tính thẩm mỹ của hàm răng. Khi răng viêm nhiễm nặng, thân răng sẽ bị đổi màu bất thường. Thời gian viêm nhiễm càng lâu thì tình trạng đổi màu răng càng nặng.
Chưa hết, nếu như bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng viêm sẽ càng nặng và gây ra các biến chứng như viêm xương hàm, nang chân răng, ảnh hưởng đến các răng khác và nghiêm trọng nhất là mất răng vĩnh viễn.
Viêm xương hàm là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh lý viêm tủy răng. Khi tủy răng bị viêm, vi khuẩn gây hại có thể lan ra và tấn công xương cùng với các mô mềm xung quanh răng, gây viêm xương hàm.
Triệu chứng của bệnh thường bao gồm đau, sưng, mỏi cổ, đau nhức tai và chóng mặt. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức khi chuyển động miệng. Viêm xương hàm nặng còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàm và tổng thể khuôn mặt, khiến cho chức năng cơ bản như nói, ăn nhai… bị suy giảm rõ rệt.
Viêm xương hàm
Đây là các biểu mô ở xương hàm liên quan đến nhiễm trùng chân răng. Tủy răng khi bị hoại tử sẽ tích tụ ở phần chân răng. Chúng giải phóng độc tố tại chóp răng và gây viêm nhiễm.
Quá trình trên kích thích hoại tử các tế bào biểu mô Malassez còn sót lại ở dây chằng quanh răng và dẫn tới hình thành nang. Theo thời gian, các nang chân răng có thể đè ép và tạo thành một hốc lớn ở xương hàm. Điều đó khiến cho mật độ xương bị suy giảm đi rõ rệt, khiến cho xương rất dễ bị gãy, vỡ ngay cả khi chỉ có va chạm nhẹ.
Thông thường, nang chân răng rất khó phát hiện. Bệnh tiến triển một cách âm thầm cho tới khi nang to gây nhiễm trùng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng mặt, chảy mủ, răng lung lay, đau nhức dữ dội…
Tình trạng viêm nhiễm ở tủy răng không được khắc phục sớm hoặc sai cách có thể gây ảnh hưởng đến cả những chiếc răng ở vị trí liền kề. Khi vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, chúng có thể lan sang những răng xung quanh thông qua hệ thống mạch máu, dây thần kinh và gây viêm nhiễm.
Hơn thế, răng bị viêm tủy gây ra các cơn đau dữ dội, lung lay nên không thể đảm bảo chức năng ăn nhai. Do đó, những áp lực khi ăn nhai sẽ dần chuyển sang các răng khác. Thậm chí, nhiều người còn có xu hướng chuyển hẳn sang nhai thức ăn ở bên phía đối diện để tránh tác động vào răng đang bị viêm tủy. Chỉ sau một khoảng thời gian, những chiếc răng đó sẽ dần suy yếu.
Ảnh hưởng đến các răng khác
Viêm tủy răng không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây mất răng. Vi khuẩn, chất độc từ vùng tủy răng bị viêm nhiễm sẽ tấn công, phá hủy xương hàm và các mô nâng đỡ răng ở xung quanh. Chưa hết, khi tủy răng bị chết, chúng còn hủy hoại mạch máu, làm cho răng không còn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Đây là nguyên nhân khiến cho răng bị lung lay và rụng khỏi xương hàm.
Bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi cũng sẽ xuất hiện một khoảng trống, khiến cho các răng ở vị trí lân cận có xu hướng dịch chuyển và gây lệch khớp cắn. Hiện tượng trên không chỉ gây mất thẩm mỹ của hàm răng mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên trồng răng giả thay thế sau khi mất răng.
Khi tủy răng có dấu hiệu bị viêm nhiễm hoặc đang trong quá trình điều trị, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm dưới đây.
Bị viêm tủy răng không nên ăn đồ lạnh
Để ngăn chặn bệnh viêm tủy răng, bạn nên:
Bạn nên sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng miệng
Với những dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng mà chúng tôi đã đề cập ở trong bài viết trên, bạn có thể phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời. Nếu như bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×