Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

4 Cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt mà bạn nên biết

Các cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt hiệu quả, đang được nhiều người áp dụng gồm có: sử dụng giấm, kem đánh răng, nước ngâm chuyên dụng hoặc dung dịch tự pha chế tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên làm sạch hộp đựng hàm duy trì thường xuyên bởi đây là một nơi cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển.

1. Cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt hiệu quả

Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: có 4 cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt như sau:

– Sử dụng giấm

– Kem đánh răng

– Nước ngâm chuyên dụng

– Dung dịch tự pha chế tại nhà

Cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt bằng giấm

Trong giấm ăn có chứa một loại axit với tên gọi là axit axetic. Chất trên có công dụng tẩy trắng, đánh tan mọi vết bẩn ở trên hàm duy trì trong suốt. Đặc biệt, giấm trắng hoàn toàn không làm biến dạng hàm duy trì nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Bạn hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Pha loãng giấm ăn với nước ấm theo tỉ lệ cân bằng.

Bước 2: Ngâm trực tiếp hàm duy trì trong suốt vào trong dung dịch trên trong khoảng 15 – 30 phút.

Bước 3: Sử dụng bàn chải lông mềm để chà nhẹ nhàng khay niềng.

Bước 4: Rửa lại hàm duy trì trong suốt bằng nước sạch.

Cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt bằng giấm ăn

Cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt bằng giấm ăn

Cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt bằng kem đánh răng

Nếu như bạn không có nhiều thời gian thì hoàn toàn có thể tận dụng kem đánh răng để vệ sinh hàm duy trì trong suốt ngay tại nhà. Khi tháo hàm duy trì, bạn nên sử dụng nước ấm để làm sạch hàm trước. Sau đó, bạn dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng để làm sạch mảng bám và cặn thức ăn còn sót lại trên hàm. Cuối cùng, bạn cần rửa sạch hàm duy trì với nước.

Kem đánh răng có khả năng làm sạch hàm duy trì

Kem đánh răng có khả năng làm sạch hàm duy trì

Dùng nước ngâm hàm duy trì

Sử dụng dung dịch chuyên dụng là giải pháp vệ sinh hàm duy trì đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn chỉ cần pha dung dịch với nước ấm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất rồi thả hàm duy trì vào ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn rửa hàm bằng bàn chải đánh răng và nước ấm.

Hiện các loại nước ngâm hàm duy trì chuyên dụng được bày bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm ở những địa chỉ uy tín để tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái và gây ảnh hưởng đến chất lượng của hàm duy trì.

Tự pha chế dung dịch tại nhà

Bên cạnh những cách mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên, bạn cũng hoàn toàn có thể tự pha chế dung dịch để vệ sinh hàm duy trì tại nhà. Cụ thể như sau:

Bước 1: Pha dung dịch Hydro peroxide với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. 

Bước 2: Ngâm hàm duy trì trong dung dịch trên khoảng 15 – 60 phút.

Bước 3: Dùng bàn chải mềm để chà khay và rửa sạch bằng nước ấm.

2. Cách làm sạch hộp đựng hàm duy trì

Hộp đựng hàm duy trì cũng là một nơi rất dễ tích tụ các vi khuẩn gây hại nên bạn cũng cần tiến hành làm sạch thường xuyên. Đặc biệt, cách vệ sinh hàm duy trì rất đơn giản nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.

Bạn chỉ cần pha xà phòng với nước ấm và ngâm trực tiếp hộp đựng hàm duy trì vào đó. Cuối cùng, bạn rửa lại hộp với nước sạch và để ráo nước. Sau khi vệ sinh, bạn nên đặt hộp đựng hàm duy trì trong suốt ở những nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

3. Một số lưu ý khác khi đeo hàm duy trì trong suốt

Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, khi đeo hàm duy trì trong suốt, bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề dưới đây: đeo hàm theo thời gian quy định, tháo lắp đúng kỹ thuật và tới nha khoa thăm khám định kỳ.

Đeo hàm đủ thời gian quy định

Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ nha khoa luôn tư vấn nên đeo hàm duy trì trong khoảng 20 – 22 tiếng. Càng về sau, thời gian đeo hàm duy trì mỗi ngày sẽ được giảm xuống. Bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hàm duy trì trong suốt có thể phát huy tác dụng tối đa.

Trong trường hợp bạn không đeo hàm đủ thời gian, các răng rất dễ dịch chuyển trở lại vị trí cũ trên cung hàm. Khi đó, bạn có thể phải niềng răng lại để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng.

Bạn cần đeo hàm duy trì đủ thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất

Bạn cần đeo hàm duy trì đủ thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất

Tháo lắp hàm đúng kỹ thuật

Khi sử dụng hàm duy trì trong suốt, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc tháo lắp hàm mà bác sĩ đã hướng dẫn. Việc tháo lắp hàm cần phải được thực hiện nhẹ nhàng và đúng tuần tự để tránh gây tổn thương tới các bộ phận trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ để thao tác tháo hay lắp hàm duy trì dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tái khám đúng hẹn

Trong quá trình đeo hàm duy trì trong suốt, bạn vẫn cần tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sự ổn định của răng và xử lý kịp thời nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Thông thường, thời gian tái khám khi đeo hàm duy trì là 1 – 2 tháng/lần. Tuy nhiên, đối với trường hợp hàm duy trì bị cong, biến dạng hoặc bị kích ứng khi đeo hàm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để tránh những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.

Giữ hàm duy trì luôn sạch sẽ là một việc cực kỳ cần thiết, giúp bạn nhanh chóng sở hữu hàm răng đều, đẹp và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Với những cách vệ sinh hàm duy trì trong suốt mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, mong rằng bạn đã tìm được biện pháp phù hợp nhất cho mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hàm duy trì
Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì là một khí cụ có vai trò cực kỳ quan trọng khi chỉnh nha. Nếu không sử dụng hàm duy trì, các răng sẽ rất dễ dịch chuyển trở

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Hiện tượng ê răng khi đeo hàm duy trì thường xảy ra do hàm duy trì quá chặt, lực chải răng mạnh, mắc các bệnh lý răng miệng… Dần dần,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thường do hai nguyên nhân là thiết kế của hàm duy trì không phù hợp hoặc dùng sai cách. Tùy vào từng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt là khí cụ được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn sau khi niềng răng. Hàm có tính thẩm mỹ cao, an toàn và tiện

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Sau khi chỉnh nha, khi răng đã vào đúng vị trí như mong muốn thì các khí cụ sẽ được tháo ra. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy