Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bí quyết giữ vững hàm răng sau niềng răng – Những lưu ý quan trọng

Hàm duy trì là khí cụ chỉnh nha được sử dụng để duy trì sự ổn định của răng sau khi tháo niềng. Thông thường, khí cụ này cần được đeo trong khoảng 6 – 12 tháng để đảm bảo hiệu quả. Vậy, tác dụng của khí cụ duy trì là gì và khi đeo có gây đau không? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một khí cụ hỗ trợ níu giữ và ổn định vị trí của răng. Sản phẩm thường được sử dụng sau khi thực hiện nắn chỉnh răng.

Do được làm từ vật liệu cứng và được thiết kế có mục đích ngay từ đầu là cố định vị trí của răng nên khi lắp vào miệng, răng sẽ không thể di chuyển sang vị trí khác.

Ngoài ra hàm cố định răng đôi khi cũng được sử dụng để tạo điều kiện cho răng khôn số 8 có đủ chỗ mọc. Bởi theo các nghiên cứu, khi ở độ tuổi vị thành niên thì những chiếc răng sẽ liên tục di chuyển trong hàm.

Do vậy, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ giữ răng để giúp răng số 8 có thể mọc thẳng lên dễ dàng hơn, tránh hiện tượng mọc lệch do không đủ diện tích.

Tuy nhiên tại Việt Nam hay hầu hết các nước khác trên thế giới, khí cụ duy trì vẫn thường sử dụng phổ biến nhất cho những người mới chỉnh nha xong.

Hàm duy trì là gì?

Khí cụ duy trì là khí cụ cố định răng

2. Vì sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng? Không đeo có sao không?

Sau khi chỉnh nha thì chân răng của bạn chưa thực sự có sự ổn định tốt nhất. Xương và dây chằng tại vị trí răng mới vẫn chưa đủ khỏe để giữ chắc chân răng.

Do vậy dưới các tác động khi ăn nhai, hoạt động hàng ngày sẽ kích thích khiến răng di chuyển trở lại vị trí ban đầu.

Khi này khí cụ duy trì sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn không cho răng di chuyển, từ đó hỗ trợ dây chằng và xương hàm đủ thời gian để trở nên chắc khỏe và giữ được răng ở vị trí mới.

Như vậy có thể hiểu, nếu sau khi niềng răng mà không đeo khí cụ duy trì thì răng của bạn sẽ bị chạy lại vị trí cũ. Toàn bộ công sức chỉnh nha trong nhiều năm trời sẽ nhanh chóng tan biến, thậm chí khi đó bạn sẽ phải thực hiện niềng răng lại.

Vì sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng? Không đeo có sao không?

Vì sao phải đeo khí cụ duy trì sau niềng răng? Không đeo có sao không?

3. Có mấy loại hàm duy trì?

Tuy có khá nhiều mẫu mã, kiểu dáng nhưng tựu chung lại thì khí cụ duy trì răng chỉ có 2 dạng chính là tháo lắp và cố định.

3.1. Hàm duy trì Hawley

Khí cụ duy trì Hawley được thiết kế với một nền hàm nhựa mỏng và các thanh kim loại gắn bên trên. Khách hàng khi sử dụng chỉ cần đeo lên miệng và có thể dễ dàng tháo ra nếu cần thiết.

Ưu điểm:

  • Có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.
  • Có khả năng điều chỉnh nếu không vừa với khuôn miệng.
  • Độ bền tốt hơn so với các loại khí cụ duy trì khác.
  • Có thể sửa lại nếu không may làm hỏng.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ không cao, thanh kim loại sẽ bị lộ ra mỗi khi cười hoặc giao tiếp.
  • Có thể ảnh hưởng tới khả năng phát âm của người sử dụng.
  • Có thể ảnh hưởng tới môi, má, nướu…

3.2. Hàm duy trì trong suốt tháo lắp

Khí cụ duy trì trong suốt có thiết kế tương đối giống với khay chỉnh nha trong suốt. Từng khách hàng sẽ có mẫu khí cụ duy trì răng với thông số khác nhau.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao do màu sắc trong suốt, người ngoài rất khó phát hiện bạn đang dùng khí cụ duy trì.
  • Nhỏ gọn, vừa vặn và ít cồng kềnh hơn so với khí cụ duy trì Hawley.
  • Không ảnh hưởng tới khả năng phát âm của người sử dụng.

Nhược điểm:

  • Không thể điều chỉnh lại kích thước nếu thiết kế không chuẩn.
  • Không thể sửa chữa nếu xảy ra hỏng hóc, nứt hoặc vỡ.
  • Dễ bị cong, biến dạng nếu để gần nguồn nhiệt cao.
  • Dễ bị ố vàng, xỉn màu nếu người sử dụng không chăm sóc kỹ.
  • Mất cảm giác 2 hàm răng chạm vào nhau khi sử dụng.

Đây là kiểu khí cụ duy trì rất được ưa chuộng và cũng có nhiều thương hiệu tham gia sản xuất sản phẩm này, tiêu biểu nhất sẽ có Vivera, Essix hoặc Zendura.

3.3. Hàm duy trì cố định kim loại mặt trong

Khi cụ duy trì cố định có thiết kế tương đối đơn giản với 1 dây kim loại được đính vào mặt sau của răng. Kiểu dụng cụ giữ răng này sẽ được gắn cố định và không thể tự tháo ra tại nhà.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả ổn định răng nhanh và tốt hơn do khách hàng phải đeo liên tục cả ngày.
  • Người khác khó phát hiện bạn đang đeo khí cụ duy trì do khí cụ gắn ở mặt sau của răng.
  • Không làm ảnh hưởng tới cách phát âm của người sử dụng.
  • Độ bền rất cao nên rất khó hư hỏng.

Nhược điểm:

  • Dễ khiến thức ăn, cặn bẩn mắc lại ở trên dây kim loại.
  • Vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn, phức tạp hơn.
  • Chỉ nha khoa sẽ khó sử dụng hơn, mất thời gian để sử dụng hơn.
  • Có thể gây ra tổn thương cho lưỡi.

4. Nên sử dụng hàm duy trì loại nào tốt nhất?

Xét tổng quan thì các loại khí cụ duy trì đều cho hiệu quả tương đương nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, quan điểm của từng người mà sẽ lựa chọn loại khí cụ phù hợp. Dưới đây là quan điểm của Nha Khoa Paris khi lựa chọn dụng cụ giữ răng.

4.1. Xét về tính hiệu quả

Các nghiên cứu cho thấy, hiệu quả giữ răng của các loại khí cụ duy trì là giống nhau. Tuy nhiên bạn có thể thấy rằng, với khí cụ duy trì cố định thì khí cụ sẽ được gắn chặt vào mặt sau của răng và không thể tự tháo.

Do vậy vô tình người sử dụng sẽ phải đeo dụng cụ duy trì cả ngày, từ đó hiệu quả giữ răng ở vị trí mới sẽ được đảm bảo ở mức cao nhất.

4.2. Tiện lợi

Nếu xét về tính tiện lợi, bạn nên chọn khí cụ Hawley hoặc dụng cụ duy trì trong suốt. Những sản phẩm này có thể tùy ý tháo ra lắp vào dễ dàng nên rất thuận tiện cho người sử dụng.

4.3. Thẩm mỹ

Xét về tính thẩm mỹ bạn có thể lựa chọn dụng cụ giữ răng mặt sau hoặc dụng cụ duy trì trong suốt. Cả 2 sản phẩm này đều gần như vô hình với người đối diện khi giao tiếp, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm cười nói thoải mái.

4.4. Độ bền

Nếu là người thích ăn chắc mặc bền, bạn không nên lựa chọn dụng cụ duy trì trong suốt. Bởi so với hàm Hawley hay khí cụ cố định mặt sau thì dụng cụ giữ răng trong suốt có độ bền kém nhất.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

5. Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? Có phải đeo cả đời không?

Theo các bác sĩ nha khoa, khách hàng sau khi niềng răng xong cần đeo khí cụ duy trì trong khoảng 6 – 12 tháng. Đặc biệt trong vòng 4 – 6 tháng đầu tiên thì nên sử dụng cả ngày, tối thiểu là 22 tiếng. Sau đó, bạn có thể chỉ cần dùng dụng cụ duy trì vào buổi tối khi đi ngủ.

Thời gian đeo khí cụ duy trì chính xác sẽ khác nhau ở từng người và phụ thuộc lớn vào tình trạng, độ chắc khỏe của xương hàm.

Những người có cơ địa tốt, xương hàm chắc khỏe thì đôi khi chỉ cần đeo trong 9 – 10 tháng. Những người xương hàm yếu, dễ tổn thương thì có thể phải đeo khí cụ duy trì cả đời.

Ngoài ra các bác sĩ cũng cho biết, do răng và xương hàm của con người sẽ thay đổi, biến động theo từng thời điểm nhất định. Vì thế để chân răng ổn định tại vị trí mới, khách hàng cần có thói quen dùng hàm duy trì mỗi khi đi ngủ. Bên cạnh đó, cứ khoảng vài năm thì nên đi làm mới hoặc thay thế dụng cụ duy trì.

Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? Có phải đeo cả đời không?

Trung bình bạn sẽ phải đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng

6. Đeo hàm duy trì có đau không? Cảm giác thế nào?

Không giống như khi niềng răng, hàm duy trì không tác động lực lên răng nên sẽ không tạo ra cảm giác đau nhức.

Tuy nhiên trong thời gian đầu khi mới đeo, người dùng có thể cảm thấy hơi khó chịu và vướng trong miệng.

Nguyên nhân đơn giản là do miệng chưa làm quen được với khí cụ lạ. Do đó hiện tượng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 vài ngày.

7.  Hàm duy trì giá bao nhiêu tiền?

Tại một số nha khoa, khách hàng sẽ được miễn phí hàm duy trì khi thực hiện niềng răng. Tuy nhiên, thực tế thì chi phí cho hàm duy trì đã được tính trọn gói vào tổng số tiền bạn phải thanh toán ban đầu khi chỉnh nha.

Một số nha khoa sẽ không bao gồm hàm duy trì trong gói niềng. Do đó, chi phí đối với khí cụ trên sẽ có nhiều mức khác nhau.

8. Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh hàm duy trì chỉnh nha

Thực hiện tốt vệ sinh và bảo quản hàm duy trì sẽ vừa giúp nâng cao độ bền của sản phẩm vừa tránh các bệnh lý răng miệng.

8.1.  Đối với hàm cố định

Do khí cụ duy trì cố định lắp chặt vào răng nên sẽ gây ra nhiều khó khăn, phức tạp mỗi khi vệ sinh răng miệng. Để đảm bảo răng miệng luôn ở tình trạng tốt nhất, bạn nên thực hiện theo một vài lưu ý dưới đây:

  • Làm sạch răng với bàn chải lông mềm mỗi ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng kỹ càng hơn.
  • Dùng nước súc miệng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn hiệu quả hơn.

8.2.  Đối với hàm tháo lắp

Do có thể tháo ra lắp lại dễ dàng nên việc vệ sinh hàm duy trì tháo lắp rất đơn giản. Bạn có thể làm theo một số cách dưới đây

  • Cách 1: Rửa sạch bằng bàn chải và ngâm hàm duy trì trong nước ấm.
  • Cách 2: Ngâm dụng cụ duy trì răng trong hỗn hợp baking soda và nước sạch.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm ngâm rửa đặc biệt chuyên dụng cho hàm duy trì. Bạn có thể cân nhắc mua để tăng hiệu quả vệ sinh.

Ngoài ra cần mua thêm hộp đựng hàm duy trì chuyên dụng để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào hoặc tránh khí cụ bị hư hỏng.

Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh hàm duy trì chỉnh nha

Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh hàm duy trì chỉnh nha

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

9. Một số câu hỏi liên quan đến hàm duy trì

9.1. Tại sao đeo hàm duy trì bị đau, khó chịu?

Với một số trường hợp gặp hiện tượng đau khi đeo hàm duy trì, các bác sĩ chỉnh nha cho biết có thể do một vài nguyên nhân sau:

  • Khí cụ gia công kém nên có một số góc cạnh tiếp xúc và làm tổn thương nướu, má, môi.
  • Dụng cụ duy trì thiết kế không phù hợp, không vừa vặn với hàm răng.
  • Người dùng không đeo hàm duy trì thường xuyên nên khiến răng bắt đầu bị chạy lại.

Trong trường hợp cảm thấy đau nhức quá mức khi dùng dụng cụ duy trì, bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn xử lý.

9.2. Tại sao đeo hàm duy trì răng vẫn chạy?

Kể cả bạn thường xuyên đeo hàm duy trì, răng bạn vẫn có khả năng bị di chuyển vì nhiều lý do.

Ví dụ như trẻ em niềng răng khi còn nhỏ, đến khi lớn lên xương hàm phát triển cũng sẽ gây ra sự sai lệch vị trí của răng.

Bạn cũng nên chú ý đến lưỡi của mình. Tật xấu như đẩy lưỡi có thể tác động gây ra sự dịch chuyển răng sau khi niềng.

Ngoài ra, còn một lý do chủ quan đó là do tay nghề của bác sĩ không tốt, khiến cho việc chỉnh nha không đạt được hiệu quả.

Một số câu hỏi liên quan đến hàm duy trì

Một số câu hỏi liên quan đến hàm duy trì

Bạn mới vừa niềng răng hay đang đếm ngược từng ngày để được tháo niềng và đeo hàm duy trì? Dù bạn đang ở bước nào của quá trình chỉnh nha, đội ngũ chuyên gia Nha Khoa Paris vẫn luôn ở đây để giải đáp thắc cho bạn. Đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi để được tư vấn ngay nhé!

Có 0 bình luận bài Bí quyết giữ vững hàm răng sau niềng răng – Những lưu ý quan trọng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map