Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cắt lợi có đau không và những lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Cắt lợi là một thủ thuật trong nha khoa thường được thực hiện với trường hợp lợi bị viêm nặng, cười hở lợi… Vậy cắt lợi có đau không? Câu hỏi trên sẽ được Nha Khoa Paris giải đáp cụ thể trong bài viết sau và tư vấn cách chăm sóc tại nhà để vết thương mau hồi phục.

1. Quy trình cắt lợi gồm có mấy bước

Quá trình cắt lợi được tiến hành theo các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng vùng khoang miệng. Dựa trên kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị chi tiết với tỉ lệ cắt lợi phù hợp nhất. Riêng với trường hợp mắc bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… bác sĩ cần chữa trị triệt để trước khi cắt nướu để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng.

– Bước 2: Bác sĩ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ như lấy cao răng, mảng bám… nhằm làm sạch vi khuẩn gây hại. Sau đó, bác sĩ gây tê với lượng thuốc phù hợp để loại bỏ cảm giác đau nhức, tạo sự thoải mái và dễ chịu nhất trong quá trình cắt nướu.

– Bước 3: Bác sĩ tiến hành cắt nướu bằng những thiết bị chuyên dụng theo đúng tỉ lệ đã được xác định từ trước.

– Bước 4: Sau khi cắt nướu, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng, sát khuẩn lại một lần nữa và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.

Tỉ lệ cắt lợi luôn được bác sĩ tính toán cẩn thận trước khi thực hiện thủ thuật

Tỉ lệ cắt lợi luôn được bác sĩ tính toán cẩn thận trước khi thực hiện thủ thuật

2. Cắt lợi có đau không

Bạn sẽ không gặp phải bất kỳ cảm giác đau nhức nào trong suốt quá trình cắt lợi (1). Bởi về bản chất, đây chỉ là một ca tiểu phẫu. Hơn nữa, trước khi thực hiện cắt lợi, các bác sĩ cũng đã gây tê nên bạn hoàn toàn không bị đau hay khó chịu.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau nhức tại vị trí cắt lợi sẽ nhanh chóng xuất hiện bởi quá trình thực hiện có sự xâm lấn trực tiếp với cấu trúc của các mô lợi. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức không quá nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm đi đáng kể sau khoảng 3 – 4 ngày. Nếu bạn chăm sóc cẩn thận, cơn đau sẽ chấm dứt hoàn toàn nên không cần phải quá lo lắng.

Cắt lợi có đau không

Quá trình cắt lợi không gây đau nhức

3. Làm thế nào để giảm đau nhức sau khi cắt lợi

Để những cơn đau nhức sau khi cắt lợi nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau: chườm lạnh, uống thuốc giảm đau và ăn thực phẩm mềm.

– Chườm lạnh: Nhiệt lạnh có tác dụng làm chậm lưu lượng máu tới vị trí mới cắt nướu. Đồng thời lạnh cũng ức chế hoạt động của dây thần kinh, giúp giảm đau nhức nhanh chóng. Bạn hãy dùng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn sạch bọc đá lạnh và chườm vào vùng môi tương ứng với vị trí cắt lợi trong vòng 10 phút. Động tác chườm nên di chuyển liên tục, tránh đặt cố định tại 1 điểm vì dễ gây bỏng lạnh.

– Uống thuốc giảm đau: Sau khi cắt lợi (2), các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau gồm Acetaminophen, Ibuprofen… Bạn cần uống thuốc theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Ăn thực phẩm mềm: Sau khi cắt lợi, bạn chỉ nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, súp, sữa… Những thực phẩm trên không yêu cầu nhiều lực nhai nên cũng giúp cơn đau nhức nhanh thuyên giảm.

Người mới cắt lợi chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Người mới cắt lợi chỉ nên ăn thực phẩm mềm

4. Đau nhức kéo dài sau khi cắt lợi có sao không

Đau nhức kéo dài là một hiện tượng rất nguy hiểm sau khi cắt lợi bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, sai lệch trong vết cắt hoặc xâm lấn tới các mô xung quanh.

– Nhiễm trùng: Biến chứng nhiễm trùng sau khi cắt lợi thường xảy ra do không đảm bảo vô trùng, bác sĩ không điều trị bệnh lý răng miệng… Vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào vết cắt, gây nhiễm trùng kèm theo tình trạng đau nhức dai dẳng. Ngoài ra, nhiễm trùng còn gây ra các triệu chứng như sốt, xuất hiện ổ mủ…

– Sai lệch trong vết cắt: Bác sĩ tính toán sai tỷ lệ cắt hoặc vết cắt lợi không đồng đều cũng là một nguyên nhân gây đau nhức dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày. Không chỉ vậy, vết cắt còn bị chảy máu dai dẳng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Xâm lấn với các mô xung quanh: Mặc dù chỉ là một thủ thuật nhưng cắt lợi cũng đòi hỏi kỹ thuật thực hiện phải có độ chính xác cao. Bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ của bác sĩ cũng có thể xâm lấn với răng, xương hàm, chân răng và các mô xung quanh. Khi đó, tình trạng đau nhức dai dẳng cũng là điều rất khó tránh khỏi.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi cắt lợi

Sau khi cắt lợi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc tại nhà:

– Sử dụng miếng gạc y tế đã được sát khuẩn để vệ sinh vị trí cắt lợi hàng ngày, ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng.

– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, tránh tác động đến vùng vừa cắt nướu.

– Bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi cắt lợi có thể súc miệng nhẹ nhàng.

– Uống thuốc giảm đau, kháng viêm và chống phù nề theo đúng đơn của bác sĩ.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để vết thương mau hồi phục.

– Tránh ăn những thực phẩm quá dai hoặc cứng vì có thể tác động xấu tới vết thương.

– Kiêng ăn thực phẩm có tính cay, nóng bởi chúng sẽ khiến cho vết thương bị kích ứng.

– Nhanh chóng liên hệ với bác sĩ khi phát hiện những dấu hiệu lạ như chảy máu dai dẳng, đau nhức dữ dội…

Thực phẩm cay, nóng có thể khiến cho vết cắt bị kích ứng

Thực phẩm cay, nóng có thể khiến cho vết cắt bị kích ứng

Như vậy, với thắc mắc “cắt lợi có đau không” thì câu trả lời chính xác là có. Tuy nhiên, nếu như bạn chăm sóc đúng cách thì cơn đau sẽ mau chóng thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn phải cắt lợi ở địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cắt Lợi
Tìm hiểu về cắt lợi trùm: Lợi ích, chi phí cụ thể khi thực hiện

Tìm hiểu về cắt lợi trùm: Lợi ích, chi phí cụ thể khi thực hiện

Cắt lợi trùm là giải pháp nha khoa thực hiện để loại bỏ phần lợi mọc trùm lên răng, giúp răng có thể phát triển dễ dàng hơn. Đây là vấn

Ngày 15/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Cắt lợi trùm răng khôn hết bao nhiêu tiền? Có đau không?

Cắt lợi trùm răng khôn hết bao nhiêu tiền? Có đau không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ một phần mô nướu ở khu vực xung quanh răng bằng các phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng laser là phương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cắt lợi ở Bệnh viện răng hàm mặt: Quy trình, chi phí và những lưu ý

Cắt lợi ở Bệnh viện răng hàm mặt: Quy trình, chi phí và những lưu ý

Cắt lợi ở Bệnh viện răng hàm mặt là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn nhằm cải thiện tình trạng cười hở lợi và đem lại nụ cười

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cắt lợi có mọc lại không? Thông tin quan trọng cần biết

Cắt lợi có mọc lại không? Thông tin quan trọng cần biết

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Đang niềng răng có cắt lợi được không? Thời điểm phù hợp

Đang niềng răng có cắt lợi được không? Thời điểm phù hợp

Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa sử dụng mắc cài, dây cung… hoặc khay trong để kéo răng mọc lệch tới đúng vị trí. Tuy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy