
Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ mô nướu đang bám trên thân răng bằng một trong ba phương pháp: dùng dao mổ truyền thống, điện hoặc tia laser. Nếu thực hiện ở những cơ sở nha khoa kém uy tín hoặc chăm sóc sai cách, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm như: ngộ độc, sốc thuốc gây tê, chảy máu lợi, nhiễm trùng nướu, bệnh tái phát, cắt nhầm lợi sừng hóa và vết mổ không đều.
Cắt lợi (Gingivectomy) là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ đi một phần mô lợi, mô nướu đang bám trên thân răng. Đây là kỹ thuật thường được các bác sĩ nha khoa sử dụng để bỏ đi phần lợi viêm nhiễm hoặc nướu bị thừa gây ra tình trạng cười hở lợi và một số mục đích khác.
Với những người bị viêm nướu, viêm nha chu ở mức độ nặng, đã bắt đầu chuyển qua giai đoạn mãn tính, không thể chữa dứt điểm bằng các phương pháp thông thường như lấy cao răng, uống thuốc… thì bác sĩ nha khoa thường chỉ định cắt lợi.
Sau khi phần nướu bị viêm bị cắt bỏ, bác sĩ sẽ thuận lợi hơn trong việc điều trị các bệnh lý hoặc diệt vi khuẩn đang bám dưới chân răng. Nếu như bệnh viêm lợi không được chữa trị dứt điểm, bạn phải đối mặt với những rủi ro như: mất răng vĩnh viễn, tiêu xương hàm, tiểu đường, nhiễm trùng huyết…
Cắt lợi khi bị viêm nặng
Nếu như bạn có những khối u phì đại ở nướu, giải pháp khắc phục tối ưu chính là cắt nướu. Tình trang trên thường xảy ra khi bệnh viêm nướu đã chuyển biến phức tạp hơn. Vi khuẩn tấn công với tốc độ nhanh gây kích ứng và khiến cho các mô nướu phát triển bất thường. Khi đó, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Hiện tượng nướu phù đại rất nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh chóng. Thậm chí, phần lợi ở cả hàm cũng sẽ bị sưng tấy, che phủ toàn bộ răng và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như mất răng, nhiễm trùng…
Hiện có không ít người đang bị mắc chứng thừa lợi, nướu mọc trùm lên thân răng. Hiện tượng trên khiến cho quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, bạn còn dễ cắn phải mô nướu, gây tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng.
Một phần lợi che lấp gần hết bề mặt răng khiến chúng không thể phát triển bình thường, gây ra những cơn đau nhức kéo dài. Về lâu dài, răng sẽ đẩy một phần lợi trùm và tạo khoảng trống dưới lợi. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu…
Tình trạng lợi trùm rất phổ biến với người đang bắt đầu mọc răng khôn. Với trường hợp trên, các bác sĩ sẽ tư vấn nhổ bỏ răng số 8 để tránh gây hại tới sức khỏe răng miệng cũng như những răng còn lại trên cung hàm.
Cắt nướu cũng là một trong những cách chữa cười hở lợi rất phổ biến. Phần lợi thừa đang che phủ lên thân răng sẽ được bác sĩ tính toán và loại bỏ bớt. Sau khi cắt nướu thừa, chân răng lộ ra và phần lợi được đẩy lên cao hơn. Nhờ vậy, tình trạng cười hở lợi được khắc phục hoàn toàn.
Bên cạnh đó, đường viền lợi được các bác sĩ khâu bằng chỉ thẩm mỹ nên hoàn toàn không để lại bất kỳ sẹo hay dấu vết nào. Sau khi cắt nướu chữa cười hở lợi, bạn hoàn toàn có thể tự tin với một nụ cười rạng rỡ và tỏa sáng.
Cắt nướu là phương pháp hiệu quả để chữa cười hở lợi
Hiện 3 phương pháp phẫu thuật cắt nướu đang được áp dụng phổ biến là cắt bằng dao, điện hoặc tia laser. Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm và kỹ thuật thực hiện khác nhau. Tùy theo nhu cầu của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Đây là phương pháp cắt lợi truyền thống với dụng cụ chính là dao mổ nha khoa. Kỹ thuật cắt nướu bằng dao chủ yếu dựa vào sự khéo léo, kinh nghiệm cũng như chuyên môn của bác sĩ. Sau khi thăm khám, xác định tỉ lệ nướu cần loại bỏ, bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ để cắt và khâu lại bằng chỉ tự tiêu.
Nếu bác sĩ thực hiện là người có chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm, quá trình phẫu thuật sẽ được rút ngắn đi đáng kể và giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức. Ngược lại, trong trường hợp chẳng may chọn phải bác sĩ tay nghề kém, cắt nướu có thể xảy ra rất nhiều rủi ro như tổn thương các mô xung quanh, chảy máu kéo dài…
Phương pháp cắt lợi phì đại, nướu thừa,… bằng điện hay nói đúng hơn là sử dụng sóng điện từ, dòng tia lửa điện ở tần số cao để loại bỏ đi phần lợi bị viêm. Mặc dù là phương pháp đã được sử dụng và tồn tại hơn 60 năm, tuy nhiên đây không phải là kỹ thuật cắt nướu được ưa chuộng hiện tại.
Bởi kỹ thuật cắt lợi bằng điện phải áp dụng ở những vùng không có máu, không tiếp xúc với xương hàm và có rất ít tài liệu liên quan. Tuy nhiên, so với cắt nướu bằng dao mổ truyền thống thì phương pháp trên được đánh giá cao hơn về mức độ an toàn.
Cắt lợi bằng tia laser luôn là phương án hàng đầu của các bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị. Thay vì sử dụng điện hoặc những loại dao mổ truyền thống, phương pháp trên áp dụng công nghệ laser với tần số ổn định để loại bỏ một phần nướu.
Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng có khả năng phóng ra chùm tia sáng được khuếch đại, tỏa ra bức xạ và nhiệt lượng cao. Chúng có khả năng đốt chết các tế bào mô nướu đã bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Actinobacillus Actinomycetemcomitans.
Kỹ thuật cắt nướu bằng tia laser khá tương tự với dùng tia lửa điện nhưng lại ít gây đau đớn và không tác động xấu đối với sức khỏe. Đặc biệt, tia laser có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng, giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cắt nướu bằng tia laser
Theo chia sẻ của những bác sĩ đứng đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt, việc kết hợp cả 2 phương pháp loại bỏ mô lợi bằng dao mổ cùng với đốt mô nướu bằng tia Laser chính là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất.
Sử dụng dao truyền thống sẽ giúp quá trình loại bỏ mô nướu bị viêm nhiễm diễn ra hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng lại không hoàn toàn tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh.
Sau khi phẫu thuật bằng dao mổ, bác sĩ sẽ dùng tia Laser để đốt phần mô nướu bị nhiễm khuẩn còn lại. Đồng thời, bác sĩ tiến hành định hình lại viền răng sao cho có tính thẩm mỹ cao nhất, cũng như tránh tình trạng lây lan về sau. Chưa hết, với một tần số ổn định, tia laser còn giúp vết thương mau lành hơn.
Trước khi tiến hành cắt nướu, bác sĩ sẽ gây tê với lượng thuốc phù hợp nên bạn không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, khi hết thuốc tê, những cơn đau nhức là điều không thể tránh khỏi do có sự xâm lấn tới các mô nướu
Sau khi thuốc tê hết tác dụng thì những cơn đau nhanh chóng kéo đến. Tùy vào cơ địa của mỗi người, tình trạng đau nhức sẽ khác nhau. Bạn có thể chườm đá hoặc uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau nhanh chóng.
Sau khi cắt lợi, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức
Sau khi cắt nướu khoảng 3 – 4 ngày, tình trạng đau nhức vẫn còn nhưng đã có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gian đó, nướu răng rất dễ bị chảy máu hoặc sưng nhẹ.
Bạn không nên để bàn chải đánh răng tác động tới vết thương. Ngoài ra, bạn cần súc miệng với nước muối pha loãng đều đặn 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển
Thông thường, sau khoảng 1 tuần, cơn đau đã hoàn toàn chấm dứt. Vết thương đã lành lại. Bạn nên tới phòng khám nha khoa để kiểm tra và lấy cao răng, ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Phương pháp cắt lợi không xâm lấn tới cấu trúc răng, xương hàm hay dây thần kinh nên rất an toàn. Tuy nhiên, nếu như bạn thực hiện tại các cơ sở nha khoa kém uy tín thì vẫn có thể gặp những rủi ro như: ngộ độc thuốc tê, nhiễm trùng, chảy máu kéo dài…
Như thông tin mà chúng tôi đã đề cập ở trong phần trên, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau nhức và đảm bảo quá trình cắt nướu diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, bất kì phương pháp nào sử dụng thuốc tê đều có khả năng bị ngộ độc do cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bác sĩ tiêm sai liều lượng.
Tình trạng ngộ độc hoặc sốc thuốc gây tê thường có một vài triệu chứng điển hình như: khó thở, tắc nghẽn cổ họng, nhịp tim tăng cao, mạch đập nhanh hơn bình thường, tiêu chảy, chóng mặt, nôn mửa… Thậm chí, nếu như bác sĩ không xử lý kịp thời thì bạn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.
Chảy máu sau khi cắt nướu là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu quá lâu thì rất có thể bạn đã gặp phải biến chứng sau khi cắt nướu.
Hiện tượng chảy máu kéo dài thường xảy ra do bác sĩ cắt nướu không đúng kỹ thuật, xâm lấn tới các bộ phận khác trong khoang miệng. Trước tiên, bạn hãy tự xử lý bằng bông gòn hoặc gạc. Tuy nhiên, nếu máu không thể cầm được thì bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý tốt nhất.
Chảy máu lợi kéo dài
Biến chứng nhiễm trùng thường xảy ra do quá trình chăm sóc răng miệng không đúng cách. Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ là môi trường cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Trong khi đó, sau khi cắt nướu, vết thương vẫn chưa hồi phục hoàn toàn nên rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, hiện tượng viêm nhiễm còn có thể xảy ra do quá trình cắt lợi không tiến hành trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối.
Cắt nướu trị viêm lợi, tụt nướu có hiệu quả cao, độ phục hồi 100% và hầu như không tái phát. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một vài trường hợp tái phát sau khi cắt lợi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên là do bác sĩ đã chẩn đoán, kiểm tra tình trạng răng miệng không cẩn thận, bỏ sót một phần mô nướu bị viêm, nhiễm khuẩn… khiến cho mầm bệnh vẫn tồn tại, tiếp tục phát triển và lây lan.
Các bác sĩ tay nghề kém rất dễ cắt nhầm lợi sừng hóa và khiến cho vết mổ không đều nhau. Lợi sừng hóa thường có nhiều đường gân màu đỏ tươi và bám chặt vào cổ chân răng.
Đây là một bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng, điều tiết dinh dưỡng, lưu thông máu, nâng đỡ răng và giúp cho răng vững chắc trên cung hàm. Do đó, việc cắt lợi sừng hóa là một điều cấm kỵ trong nha khoa vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Thông thường, vết thương sau khi cắt nướu sẽ hồi phục sau khoảng 7 ngày. Khi đó, vết thương đã lành lại và bạn có thể ăn uống và vệ sinh răng miệng như bình thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ cần mài xương ổ răng thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, có thể lên tới 10 – 14 ngày.
Tuy nhiên, thời gian lành thương sau khi cắt nướu sẽ còn phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mỗi người. Những người có cơ địa lành chắc chắn sẽ nhanh hồi phục hơn so với người có cơ địa dữ.
Nếu như bạn cắt nướu ở những đơn vị uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại thì trường hợp nướu mọc lại sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nếu như cắt nướu tại những cơ sở chui, bác sĩ tay nghề kém thì nướu có thể mọc lại chỉ sau khoảng 3 tháng. Do đó, bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Giá phẫu thuật cắt lợi sẽ phụ thuộc vào mức độ, tình trạng của từng khách hàng. Dưới đây là bảng giá dịch vụ cắt nướu tại Nha Khoa Paris:
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Phẫu thuật nha chu làm dài thân răng đơn giản | Răng | 1.000.000 |
Phẫu thuật nha chu làm dài thân răng phức tạp có mài chỉnh xương | Răng | 2.000.000 |
Phẫu thuật nha chu ghép mô liên kết | Răng | 3.000.000 |
Phẫu thuật nha chu ghép mô liên kết + biểu mô | Răng | 4.000.000 |
Phẫu thuật cắt phanh môi | Gói | 2.000.000 |
Phẫu thuật cắt phanh lưỡi | Gói | 2.000.000 |
Phẫu thuật nạo áp xe lợi độ 1 | Răng | 1.000.000 |
Phẫu thuật nạo áp xe lợi độ 2 | Răng | 2.000.000 |
Chữa cười hở lợi (1 hàm) | Lần | 18.000.000 |
Phẫu thuật phanh môi/lưỡi bằng Laser | Lần | 4.000.000 |
Chữa cười hở lợi bằng Laser (1 răng) | Lần | 2.000.000 |
Chữa cười hở lợi bằng Laser (1 hàm) | Lần | 20.000.000 |
Chữa cười hở lợi (1 hàm – nâng ngách tiền đình) | Lần | 12.000.000 |
Một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và lành mạnh sẽ giúp quá trình hồi phục vết thương sau khi cắt lợi nhanh hơn. Vì vậy, đối với thực đơn hàng ngày, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
Dưới đây là những thực phẩm mà bạn nên ăn sau khi cắt lợi:
Rau xanh, hoa quả giúp vết thương mau lành
Để ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra sau khi cắt lợi, bạn nên kiêng ăn những món sau:
Cắt lợi là giải pháp hàng đầu đối với các trường hợp như viêm nướu ở mức độ nặng, cười hở lợi… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×