Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Các dụng cụ nha khoa phổ biến tại phòng khám hiện nay

Một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự uy tín của nha khoa là cơ sở vật chất và trang thiết bị phải đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại và y tế quốc tế. Dưới đây là danh sách các dụng cụ nha khoa phổ biến trong phòng khám, giúp bạn hiểu rõ hơn khi đến thăm khám hoặc điều trị các vấn đề răng miệng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Bộ dụng cụ thăm khám

Bộ dụng cụ thăm khám nha khoa là các thiết bị chuyên dụng được sử dụng để kiểm tra và chẩn đoán các bệnh lý về đến răng miệng. Các dụng cụ nha khoa thăm khám cơ bản như: thám trâm, kẹp gắp, gương, cây nạo ngà.

1.1. Thám trâm

Thám trâm dùng để nhận diện các lỗ sâu trong khoang miệng. Dụng cụ có 3 hình dạng khác nhau đáp ứng những yêu cầu riêng biệt như khám, phát hiện cao răng dưới nướu, lỗ sâu răng, túi nha chu,… và các thương tổn mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Thám trâm

Thám trâm

1.2. Gương

Gương là vật dụng không thể thiếu của mọi nha sĩ. Việc dùng gương trong quá trình thăm khám giúp các nha sĩ quan sát rõ ràng mọi ngóc ngách trong răng. Có hai loại gương thường sử dụng là gương phẳng và gương cầu lõm. Gương cầu lõm giúp phóng đại hình ảnh lớn hơn, tạo điều kiện dễ dàng cho nha sĩ phát hiện lỗ hổng của răng. Gương được dùng với các mục đích như:

– Phản chiếu ánh sáng đến các răng.

– Giúp quan sát những vị trí khó thấy được bằng mắt thường.

– Định hình và giữ cho má, môi, lưỡi xa nơi điều trị.

Gương nha khoa

Gương nha khoa

1.3. Kẹp gắp

Kẹp gắp bao gồm 2 đầu mũi khép trơn và chặt. Nhiều loại kẹp gắp còn có khía, thường sử dụng để gắp bông gạc. Bên cạnh đó còn giúp cô lập răng, cầm máu, lau khô xoang trước khi điều trị. Dụng cụ này giúp nha sĩ thực hiện các thao tác khám chữa bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.

1.4. Cây nạo ngà

Cây nạo ngà dùng để lấy mô tủy răng, ngà sâu và lớp xi măng trám tạm khi hàn răng. Dụng cụ nạo ngà với thiết kế đối xứng hai đầu, mỗi đầu hướng về một hướng trái ngược nhau.

1.5. Cây đục men

Dụng cụ đục men gồm 2 loại là cây đục men khuỷu và cây đục men thẳng. Loại đục men thẳng với cán và lưỡi cắt trên cùng một trục, có chức năng vát men, tạo rãnh lưu cho xoang. Còn cây đục men khuỷu có phần cán và lưỡi cắt không cùng trục, dùng để vát men ở bờ nướu thành xoang.

2. Tay khoan

Theo Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, tay khoan nha khoa thường được sử dụng trong quá trình khoan răng, giúp loại bỏ các mô răng đã hư hỏng trước khi trám bít răng. Hiện nay, các loại tay khoan đều được lắp đặt hệ thống vòi phun nước ngay đầu khoan, giúp làm giảm nhiệt do ma sát, thuận tiện cho các nha sĩ khi làm việc.

Một số loại tay khoan phổ biến như: tay khoan nhanh, tay khoan điện, tay khoan chậm, tay khoan phẫu thuật,…

Tay khoan

Tay khoan

3. Mũi khoan

Thực tế, mỗi bệnh lý về răng miệng lại cần sử dụng một loại mũi khoan khác nhau. Mũi khoan thường được sử dụng trong điều trị tủy răng, trám răng hoặc cấy ghép Implant. Hiện nay có một số loại mũi khoan nha khoa phổ biến như:

– Mũi khoan mài cùi/ cầu mão

Mũi khoan mài cùi/ cầu mão sử dụng trong quá trình mài cùi răng ở 2 bên để lắp răng sứ. Đây là kỹ thuật đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo. Bằng việc sử dụng mũi khoan mài cùi, bác sĩ có thể loại bỏ tổn thương trên răng và giúp hình thể răng đẹp hơn, dễ dàng hơn khi bọc răng sứ.

– Mũi khoan sửa soạn Veneer

Veneer sứ đang ngày càng phổ biến và được ưa chuộng cả trong nước và quốc tế. Kỹ thuật Veneer thẩm mỹ đã trở thành một phương pháp được khoa học công nhận trong phục hình răng nanh và răng trước. Mũi khoan sửa soạn Veneer giúp nha sĩ xác định rõ lượng mô răng cần loại bỏ, cũng như trong quá trình thực hiện không xâm lấn quá sâu vào men răng.

– Mũi khoan để sửa soạn Inlay/Onlay

Mũi khoan sửa soạn Inlay/Onlay thường được dùng trong quá trình khôi phục, sửa chữa răng bị rạn, sâu, nứt mà không dùng tới mão răng. Mũi khoan sẽ có công dụng làm sạch các mô răng quá mỏng hoặc bị mục nát.

– Mũi khoan phẫu thuật

Mũi khoan phẫu thuật giúp lấy đi những mô răng bị hư tổn và bảo vệ mô răng lành lặn. Với vào công nghệ hiện đại, các loại mũi khoan phẫu thuật còn bảo vệ răng khỏi tổn thương tủy, ê buốt và kiểm soát nhiễm khuẩn tuyệt đối.

Các loại mũi khoan

Các loại mũi khoan

4. Máy lấy cao răng

Máy lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa giúp loại bỏ những mảng bám cứng đầu và hình thành theo thời gian một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Hiện nay các phòng khám đều sử dụng các dòng máy lấy cao răng với sóng siêu âm có tần số an toàn để loại bỏ lớp vôi răng mà không gây cảm giác khó chịu, ê buốt.

Máy lấy cao răng

Máy lấy cao răng

5. Đèn trám Halogen

Công dụng của đèn trám Halogen là giúp làm nhanh quá trình trùng hợp chất liệu trám răng Composite. Qua đó, các chất trám được đông cứng lại nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị.

Đèn Halogen còn làm khô chất trám, phục hình răng bị tổn thương và mang lại hàm răng đẹp, đều màu.

Đèn trám Halogen

Đèn trám Halogen

6. Máy hút, nén khí

Trong nha khoa, máy nén khí không dầu là giải pháp hỗ trợ hàng đầu mà các nha sĩ tin dùng. Đây là thiết bị cung cấp khí nén không có lẫn hơi dầu vào khoang miệng. Do đó, đây là giải pháp an toàn, không gây ra bất kì tổn hại nào tới sức khỏe.

Hệ thống nén khí trong nha khoa nổi bật trên thị trường có thể kể đến hệ thống của Durr Dental. Không chỉ cung cấp khí nén không có lẫn tạp chất, hơi dầu, hệ thống Durr Dental còn lắp đặt thêm hệ thống sấy khô, hoạt động ổn định ngay cả khi phải hoạt động cả ngày.

7. Ghế nha khoa

Ghế nha khoa là một trong những dụng cụ nha khoa không thể thiếu tại mỗi phòng nha. Có 2 loại ghế nha khoa cơ bản sau đây:

7.1. Ghế dành cho nha sĩ

Ghế dành cho nha sĩ có thể nâng lên, hạ xuống qua bộ điều khiển. Hầu hết những loại ghế nha khoa đều có chỗ tựa lưng khá êm ái và thoải mái. Hơn nữa còn được tích hợp thêm bánh xe sẽ để dễ dàng di chuyển.

7.2. Ghế dành cho bệnh nhân

Ghế dành cho bệnh nhân có 2 loại, bao gồm:

– Ghế nằm: Sử dụng khi cần điều trị ở tư thế nằm. Trên ghế nằm được tích hợp các nút điều khiển bằng điện. Qua các nút này, người dùng có thể điều chỉnh ghế nâng lên hay hạ xuống, ngã ra phía sau một cách dễ dàng theo ý muốn.

– Ghế ngồi: Sử dụng khi cần điều trị ở tư thế ngồi. Ghế ngồi thường là dạng ghế bơm dầu và không được trang bị các điện như ghế nằm.

Ghế dành cho bệnh nhân

Ghế dành cho bệnh nhân

8. Thiết bị vô trùng

Yếu tố vô trùng ảnh hưởng lớn đến kết quả thăm khám và điều trị. Quy trình vô trùng đạt chuẩn sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng, lây nhiễm chéo.

– Lò hấp Autoclave

Đây là lò hấp dụng cụ nhiệt độ cao có hiệu quả khử trùng tuyệt đối. Tại Nha Khoa Paris, các dụng cụ nha khoa mới đều được ngâm trong dung dịch diệt khuẩn, khử trùng trước khi đưa vào lò hấp Autoclave.

Lò hấp được lập trình thời gian tiệt trùng tân tiến nhất. Máy sẽ khử trùng tất cả các vi khuẩn dù là trong các khe, kẽ sau thời gian tiêu chuẩn.

– Tủ tia cực tím

Tủ tia cực tím vô cùng cần thiết ở các phòng khám nhằm giúp cho các dụng cụ khám chữa bệnh luôn ở trong tình trạng vô khuẩn.

Tủ tia cực tím

Tủ tia cực tím

9. Dụng cụ nha khoa kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ nha khoa, các dụng cụ kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng.

– Máy chụp X-quang

Máy chụp X-quang cũng là thiết bị không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị như cấy ghép Implant, nhổ răng khôn, niềng răng, bọc răng sứ,…

Một số nha khoa chuyên nghiệp còn trang bị máy chụp X-quang CT Cone Beam 3D – thiết bị tiên tiến và an toàn nhất hiện nay. Với lượng tia X thấp nhất, thiết bị giúp giảm thiểu tối đa lượng tia X đến khách hàng mà vẫn đảm bảo độ chính xác tốt nhất khi chẩn đoán và điều trị.

– Máy đo huyết áp

Máy đo huyết áp sử dụng để đo lường áp lực máu trong mạch máu. Đây là công cụ quan trọng trong điều trị nha khoa giúp nha sĩ theo dõi chỉ số huyết áp, đánh giá sức khỏe tim mạch có đạt chuẩn trước khi thực hiện hay không.

Máy chụp X-quang

Máy chụp X-quang

10. Bộ dụng cụ nha khoa trong cấy ghép Implant

Dưới đây là các dụng cụ dùng trong cấy ghép Implant giúp quy trình thực hiện an toàn và đạt hiệu quả cao:

10.1. Robot định vị X-Guide

Robot định vị X-Guide là thiết bị tiên tiến trong lĩnh vực cấy ghép Implant. Thiết bị được trang bị 2 camera để bác sĩ có thể quan sát và điều khiển mũi khoan theo tương quan với giải phẫu xương hàm trên màn hình máy tính. Quy trình giúp đảm bảo sự chính xác khi cấy ghép và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

10.2. Máng chỉ dẫn phẫu thuật cấy ghép Implant

Máng chỉ dẫn phẫu thuật cấy ghép Implant có thiết kế gắn cố định và không tháo ra được trong quá trình phẫu thuật. Thiết bị giúp quá trình cấy ghép diễn ra chính xác trong 3 chiều không gian, ngăn ngừa biến chứng, giảm thiểu chấn thương và rút ngắn thời gian phẫu thuật.

Máng chỉ dẫn phẫu thuật cấy ghép Implant

Máng chỉ dẫn phẫu thuật cấy ghép Implant

10.3. Máy khoan đặt trụ Implant

Máy khoan đặt trụ Implant giúp tạo ra khoảng trống trên xương hàm sát khít với trụ Implant cần đặt vào để thay thế chân răng đã bị mất. Quá trình thực hiện được điều khiển bởi robot định vị X-Guide giúp đảm bảo an toàn và chính xác.

Máy khoan đặt trụ Implant

Máy khoan đặt trụ Implant

10.4. Bộ mũi khoan

Bộ mũi khoan Implant có kích thước tối ưu và nhiều đầu mũi khoan được thiết kế đa dạng về hình dáng, kích thước và tỷ lệ chính xác đến từng milimet, tạo ra sự phù hợp cho khung xương của mỗi người.

10.5. Tay vặn Implant

Nếu các phòng khám có dịch vụ cấy ghép thì việc sở hữu hệ thống máy cắm Implant là không thể thiếu. Tay vặn Implant được xem như là trợ lý phẫu thuật đắc lực của nha sĩ nhờ chức năng của máy.

Tay vặn Implant có khả năng vặn trụ Implant vào vị trí răng đã mất. Hiện nay, các máy khoan đặt trụ implant ngày càng tân tiến, đem lại sự chính xác về thông số và kết quả cho người dùng.

Tay vặn Implant

Tay vặn Implant

11. Các thiết bị tẩy trắng

Các dụng cụ tẩy trắng răng thường sử dụng trong các phòng khám nha khoa gồm:

– Máy tẩy trắng răng: Máy tẩy trắng răng được trang bị laser hoặc ánh sáng LED có tác dụng kích hoạt chất tẩy trắng và làm tăng hiệu quả của quá trình tẩy trắng. Thiết bị có thiết kế đơn giản, dễ dàng điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp.

– Thiết bị bảo vệ mắt: Do ánh sáng LED hoặc laser dùng trong quá trình tẩy trắng răng nên cần thiết bị bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng mạnh để tránh những tổn thương cho giác mạc.

– Khay tẩy trắng răng: Khay tẩy trắng răng có dạng khay nhựa hoặc Silicon, để đặt gel tẩy trắng và áp dụng lên răng. Khay thường được tùy chỉnh theo hình dạng và kích thước của răng để đảm bảo việc áp dụng gel đều vào bề mặt răng.

Máy tẩy trắng răng

Máy tẩy trắng răng

Trên đây là những chia sẻ về các dụng cụ nha khoa phổ biến mà bạn thường gặp. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để lựa chọn cho mình được địa chỉ nha khoa uy tín.

Hiển thị nguồn

Wiki Nha khoa: “Tên Gọi Và Chức Năng Các Dụng Cụ Nha Khoa Tại Phòng Khám”

Nha khoa Review: “Tên gọi các dụng cụ nha khoa và công dụng của từng loại”

Oak Tree Dental Care: 6 Common Dental Instruments”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề dụng cụ nha khoa
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map