Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bạn có thể bị chảy máu ở chân răng ngay sau khi đánh răng, mới thức dậy, ăn thức ăn cứng, dùng chỉ nha khoa hoặc ngay cả những lúc bình thường. Tuy là tình trạng không hiếm gặp, nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý răng nướu cũng như toàn thân nguy hiểm nên tuyệt đối không được chủ quan.
Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) cho biết, chảy máu ở chân răng thông thường là triệu chứng phổ biến của một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, thiếu chất dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng kém, thói quen xỉa răng bằng tăm, tác dụng phụ của thuốc, răng mọc lệch, thay đổi nội tiết tố, răng giả kém chất lượng, tiểu đường, nhiễm HIV, AIDS… Ngoài ra, chảy máu ở chân răng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về khẩu phần ăn uống, cách vệ sinh răng miệng và thói quen xỉa răng bằng tăm.
Vì vậy, mặc dù chảy máu ở chân răng có thể có các nguyên nhân chung, tuy nhiên, ở mỗi người, nguyên nhân lại có thể khác nhau. Việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn xác định liệu vấn đề có liên quan đến bệnh lý răng miệng, toàn thân hay không. Nếu có liên quan đến bệnh lý răng nướu, toàn thân, thì việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
Tình trạng viêm nướu, viêm nha chu khiến tổng thể hàm răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn và từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu ở vùng chân răng.
Nguyên nhân gây viêm nướu, viêm nha chu chủ yếu là do sự tích tụ của cao răng. Cao răng tích tụ trên bề mặt và xung quanh chân răng, theo thời gian sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh, tấn công vào sâu bên trong nướu.
Vi khuẩn, mảng bám trên răng không được làm sạch hàng ngày có thể gây viêm nướu và viêm nha chu. Nếu như không kịp thời điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tổn thương các mô mềm xung quanh răng, bao gồm cả nướu và xương răng. Một khi các mô mềm bị tổn thương, nó sẽ dễ bị chảy máu hơn.
Một số triệu chứng của viêm nướu và viêm nha chu bao gồm sưng, đau, đỏ, nhạy cảm ở mô nướu quanh răng, chảy máu ở chân răng khi đánh răng hoặc xỉa răng bằng tăm, hơi thở có mùi hôi hoặc có vị khó chịu trong miệng.
Chảy máu ở chân răng do viêm nướu, viêm nha chu
Thiếu chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cũng có thể gây ra chảy máu vùng chân răng. Các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng bao gồm canxi, vitamin C và K, và các khoáng chất khác như sắt, magie, kẽm.
Thiếu chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả chảy máu ở chân răng, nên bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống thực sự khoa học, phù hợp.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo và thức uống có cồn, cũng có thể góp phần gây ra chảy máu vùng chân răng bằng cách gây tổn thương cho nướu và răng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể khiến vùng chân răng của chúng ta bị chảy máu. Nếu bạn không vệ sinh răng đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ, gây ra sự viêm nhiễm, chảy máu tại chân răng và các vấn đề khác liên quan đến răng miệng.
Một số thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách bao gồm:
Thói quen xỉa răng bằng tăm
Chảy máu ở vùng chân răng cũng có thể là do tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang sử dụng. Điển hình là thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm non-steroid (NSAID) hoặc hoặc thuốc chống co thắt (như nifedipine).
Những thuốc trên có tác dụng phụ gây ra chảy máu răng bằng cách tác động đến quá trình đông máu hoặc làm giảm sự hoạt động của các yếu tố đông máu trong huyết tương.
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và có triệu chứng chảy máu ở chân răng, nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sau khi kiểm tra, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc để giảm thiểu tác dụng phụ và nguy cơ chảy máu chân răng.
Khi răng mọc lệch, việc chải răng và làm sạch răng sẽ trở nên khó khăn hơn, dẫn đến việc tích tụ mảng bám, cặn thức ăn một cách nhanh chóng.
Từ đó, vi khuẩn gây hại sẽ tăng sinh, phát triển một cách nhanh chóng và gây tổn thương cho các mô răng, mô nướu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, sưng tấy.
Nhất là đối với tình trạng răng khôn mọc lệch thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi răng khôn mọc, nó có thể đẩy các răng khác ra khỏi vị trí của chúng, gây ra sự chèn ép, áp lực lớn trên nướu, dẫn đến viêm nướu và chảy máu. Ngoài ra, nếu răng khôn bị vướng hoặc không thể phát triển đầy đủ, nó có thể tạo ra một khoảng trống giữa răng và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nướu.
Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và tiền mãn kinh ở phụ nữ, có thể gây ra một số thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sức khỏe răng răng miệng.
Những thay đổi nội tiết tố có thể gây ra sự thay đổi về quá trình tiết nước bọt, môi trường axit trong khoang miệng. Từ đó, các mô răng và mô nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ tổn thương bởi các tác động xung quanh.
Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách trong thời gian này, chảy máu chân răng và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng có nguy cơ xảy ra là rất cao.
Do đó, việc chăm sóc răng miệng và thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ chảy máu chân răng trong thời gian này. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị khi gặp phải vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố, nhất là khi mang thai.
Thay đổi nội tiết tố
Răng giả kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn là nguyên nhân khiến vùng chân răng của bạn bị chảy máu. Nếu răng giả thiết kế không đúng kích thước hoặc không khớp với cấu trúc răng thật của bạn sẽ làm tổn thương hoặc làm viêm nướu, gây ra chảy máu chân răng.
Răng giả kém chất lượng thường được làm bằng các vật liệu rẻ tiền hoặc không đạt tiêu chuẩn. Nếu bạn đang sử dụng răng giả và gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn, điều trị.
Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra xem liệu răng giả của bạn có phù hợp với cấu trúc răng miệng của bạn hay không, và nếu cần, họ có thể đề xuất các phương pháp thay thế răng giả khác để giảm thiểu nguy cơ chảy máu chân răng.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra chảy máu chân răng thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể, khi bạn bị tiểu đường, mức đường huyết sẽ cao hơn mức bình thường, từ đó gây ra các tác động xấu đến răng và nướu.
Một trong những tác động chính của bệnh tiểu đường đến sức khỏe răng miệng là nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nướu. Khi đường huyết tăng cao, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn, giúp cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển trên nướu, răng. Khi vi khuẩn phát triển, chúng sẽ gây ra viêm nướu và viêm nha chu, làm cho nướu bị sưng, đau, chảy máu.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn có thể làm suy yếu cấu trúc xương và răng. Điều đó làm cho răng của bạn dễ bị mất hoặc bị lỏng, tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
Nhiễm HIV/AIDS có thể gây ra các vấn đề răng miệng bao gồm viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng, mất răng và các vấn đề khác. Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, do đó cơ thể khó khắc phục các mầm bệnh trong khoảng thời gian ngắn, điều này dẫn đến sự bùng phát của các bệnh viêm nhiễm trong khoang miệng.
Tuy nhiên, tỷ lệ những người nhiễm HIV, AIDS bị chảy máu ở vùng chân răng không quá nhiều, chỉ chiếm khoảng gần 30%.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm HIV hoặc AIDS, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế. Điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nhiễm HIV, AIDS
Chảy máu chân răng khi vừa mới ngủ dậy là điều mà có lẽ nhiều người đã gặp phải, thậm chí mọi người còn coi đây là một hiện tượng hết sức bình thường.
Thế nhưng, nếu tình trạng trên kéo dài thì bạn cần hết sức cẩn thận vì rất có thể đây lại là triệu chứng của bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Có tới hơn 70% các trường hợp bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy đều là do nguyên nhân đó.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy bao gồm:
Nếu bạn bị chảy máu chân răng nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm thì tuyệt đối không thể xam nhẹ. Đây lại là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe răng miệng của bạn.
Chảy máu ở vùng chân răng lâu ngày thường là dấu hiệu của các vấn đề răng miệng như nhiễm trùng nướu, viêm nướu, viêm loét miệng, hoặc các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư miệng, ung thư họng. Ngoài ra, chảy máu chân răng cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý tổng thể, chẳng hạn như bệnh máu khó đông hoặc thiếu máu.
Do đó, nếu bạn bị chảy máu ở chân răng nhiều ngày liên tục, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác, sau đó điều trị kịp thời để tránh những vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe.
Mặc dù phần lớn các trường hợp bị chảy máu ở chân răng trên thực tế đều không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng đây vẫn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý răng miệng cũng như bệnh lý toàn thân. Do đó, bạn vẫn nên điều trị sớm để tránh tình trạng ngày càng phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, chảy máu ở chân răng nếu không được điều trị kịp thời và diễn ra trong liên tiếp nhiều ngày thì vô cùng nguy hiểm. Vậy nên, nếu bạn băn khoăn bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không thì đáp án là CÓ/
Nếu không điều trị sớm, tình trạng trên rất dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Periodontology vào năm 2015 đã cho thấy rằng viêm nướu và chảy máu ở chân răng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Bị chảy máu ở chân răng nếu kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm
Khi gặp tình trạng chảy máu ở răng, bạn cũng không cần quá lo lắng mà nên thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Thông thường, đối với tình trạng chảy máu răng bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc sau: Tetracycline, Alphachymotrypsin, Metronidazole, Amoxicillin…
Để dùng thuốc an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên có sự hướng dẫn của các nha sĩ trước khi sử dụng. Nhờ vậy sẽ ngăn ngừa được các tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của bạn
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn về những thực phẩm nên và không nên ăn như hạt nhỏ, thức ăn cứng, thức ăn dẻo, đồ uống có cồn. Nếu bạn bị chảy máu răng, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin K như cải xoăn, cải bó xôi, rau mùi, rau cải ngọt, hoa cải và rau ngò. Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây và rau quả tươi như táo, dưa chuột, cà rốt, bí đỏ, củ cải đường và cà chua.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm cứng như kẹo cao su, kẹo cứng, quả hạch và thịt khô, vì chúng có thể làm tổn thương nướu và răng. Bạn cũng nên tránh ăn đồ uống có cồn và các loại đồ ngọt, vì chúng có thể làm giảm độ pH trong miệng và gây ra tình trạng chảy máu răng. Nếu bạn muốn uống đồ có cồn, hãy nhớ ăn thức ăn trước đó và sau đó đánh răng và súc miệng để giữ cho răng và nướu của bạn trong tình trạng tốt nhất có thể.
Nếu như bạn đang bị chảy máu răng thì cần ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất các loại. Nhờ vậy, các mô nướu đang bị tổn thương sẽ nhanh chóng được phục hồi và tình trạng trên cũng được cải thiện một cách đáng kể.
Khi bạn bị chảy máu răng, hãy tránh những thực phẩm có độ cứng cao hoặc khó nhai để giảm bớt áp lực trên răng và nướu của bạn. Những thực phẩm cần kiêng khi chảy máu răng bao gồm:
Chảy máu răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bạn bị chảy máu chân răng liên tục và không thấy giảm thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe răng miệng hoặc bệnh lý tổng thể như bệnh máu khó đông hoặc thiếu máu. Bạn nên đi khám nha khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong khi chờ khám bệnh, bạn có thể áp dụng một số cách tại nhà để giảm chảy máu chân răng như chườm lạnh, súc miệng nước muối, làm sạch miệng bằng dầu dừa, trà xanh. Ngoài ra, hãy tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết cho răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Chườm đá lạnh là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm chảy máu ở chân răng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chườm đá lạnh.
Lưu ý: Không đặt đá lạnh trực tiếp lên răng hay nướu, vì điều này có thể gây tổn thương. Việc chườm đá lạnh giúp làm giảm sưng và đau, cũng như giảm chảy máu ở chân răng. Tuy nhiên, nếu chảy máu ở vùng chân răng kéo dài hoặc tái diễn thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Chườm đá lạnh
Súc miệng nước muối là giải pháp không còn mới nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc cầm và ngăn ngừa chảy máu ở chân răng tái phát.
Bởi muối có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn rất tốt nên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và chữa lành các mô đang bị tổn thương.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách trị chảy máu ở chân răng bằng súc miệng bằng nước muối:
Lưu ý: Nếu sử dụng nước muối quá mặn hoặc quá nóng, có thể gây tổn thương cho niêm mạc miệng. Vì vậy, cần pha chế nước muối ở nồng độ và nhiệt độ phù hợp.
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để trị chảy máu tại chân răng hiệu quả và an toàn. Dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch và làm dịu nướu, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bạn có thể sử dụng dầu dừa để trị chảy máu ở chân răng theo các bước sau:
Bạn nên sử dụng dầu dừa hàng ngày để trị chảy máu tại chân răng và giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng đều đặn hai lần một ngày, sử dụng chỉ điều khiển vi khuẩn trên nướu và đến thăm nha sĩ để kiểm tra và điều trị nếu tình trạng chảy máu răng kéo dài hoặc tái diễn.
Dùng dầu dừa
Trà xanh có tính kháng viêm và kháng khuẩn, vì vậy uống trà xanh hàng ngày có thể giúp làm giảm chảy máu ở chân răng.
Hơn thế, trà xanh cũng chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ răng miệng khỏi tổn thương.
Để áp dụng cách trị chảy máu vùng chân răng bằng cách uống trà xanh, bạn có thể thực hiện như sau:
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Để ngăn ngừa và phòng chống tình trạng chảy máu ở chân răng thì bạn cần chú ý thực hiện tốt những vấn đề sau đây:
Với những thông tin được chia sẻ trong bài, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề chảy máu chân răng. Tuy không phải là tình trạng hiếm khi xảy ra, nhưng chúng ta không nên chủ quan trong việc điều trị cũng như phòng ngừa. Để có thêm những thông tin tham khảo hữu ích, đừng quên thường xuyên theo dõi Nha Khoa Paris.
Chảy máu chân răng hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,… Tuy nhiên, trong một vài
Đánh răng bị chảy máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, có thể do mảng bám, cao răng, dùng lực quá mạnh, dùng bàn chải lông
Chảy máu chân răng hàm trên thường là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu… Bên cạnh đó,
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy thường khiến nhiều người trở nên hoang mang, lo lắng không biết mình mắc bệnh gì không. Tìm hiểu ngay
Thi thoảng, bạn có thể bị chảy máu chân răng một cách bất thường, nhưng thường thì máu sẽ ngừng chảy ngay sau đó. Tuy nhiên, trong một
Có nhiều người gặp tình trạng bỗng dưng bị chảy máu chân răng & tần suất lặp lại 1 ngày tương đối nhiều. Vì vài lý do nên chưa thể
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×