Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bệnh chảy máu chân răng: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Bệnh chảy máu chân răng là một trong những tình trạng răng miệng rất dễ mắc phải. Phần lớn các trường hợp bị chảy máu vùng chân răng đều không quá nghiêm trọng và có thể tự xử lý được tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải thật cẩn trọng vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm.

1. Vì sao bị chảy máu chân răng

1.1. Do bệnh lý viêm nướu, viêm nhiễm nha chu

Theo Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu, chảy máu chân răng là một triệu chứng phổ biến và thường gặp khi bị viêm nha chu hoặc viêm nướu.

Viêm nha chu là tình trạng các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm. Còn tình trạng viêm nướu thực chất là sự viêm nhiễm của nướu. Cả hai bệnh lý trên đều có thể gây ra chảy máu khi đánh răng hoặc khi có tác động tới vùng nha chu hoặc nướu đang bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm nha chu và viêm nướu bao gồm:

– Vệ sinh răng miệng sai cách: Khi bạn chải răng và sử dụng chỉ nha khoa sai cách, vi khuẩn, các mảng bám sẽ dần tích tụ và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

– Thói quen ăn uống kém khoa học, lành mạnh: Tiêu thụ thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường và tinh bột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển, làm tăng nguy cơ mắc viêm nha chu và viêm nướu.

– Di truyền: Do yếu tố di truyền, một số người dễ bị viêm nha chu và viêm nướu hơn người khác.

– Thay đổi hormone: Các biến đổi hormone trong cơ thể như giai đoạn dậy thì, trong thai kỳ hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và viêm nướu.

chảy máu chân răng do bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu

Chảy máu chân răng do bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu

1.2. Chân răng bị áp xe

Áp xe cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Áp xe răng là một biến chứng nghiêm trọng của các vấn đề nhiễm trùng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc nứt răng.

Không chỉ mang lại nhiều đau đớn, áp xe còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và tích tụ mủ trong xương hàm.

Áp xe thường là kết quả của những tác động mạnh đến nướu như đánh răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải lông cứng.

Áp xe răng có thể kèm theo một số triệu chứng như chảy máu chân răng, sưng nướu, đau nhức, hôi miệng và khó chịu khi ăn nhai.

Điển hình như trường hợp của bạn N.T.T 31 tuổi (Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một case bị chảy máu chân răng do áp xe. Khi đến Nha Khoa Paris thăm khám, bạn T cho biết tình trạng chảy máu chân răng đã diễn ra trong nhiều ngày, nhất là khi đánh răng. Sau khi thăm khám, bác sĩ Triệu Thị Thùy Nga đã xác định được chính xác nguyên nhân là do áp xe chân răng.

1.3. Vệ sinh răng miệng sai cách

Bệnh chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng sai cách, do làm tổn thương nướu, gây viêm nhiễm vùng nướu và các vấn đề khác.

Cách vệ sinh răng miệng không đúng cách bao gồm:

– Chải răng quá mạnh: Đánh răng quá mạnh và sử dụng bàn chải cứng sẽ gây tổn thương các mô nướu, từ đó dẫn đến chảy máu.

– Sử dụng bàn chải cũ: Bàn chải cũ và mòn nếu vẫn tiếp tục sử dụng thì rất dễ gây tổn thương đến nướu khiến vùng chân răng bị chảy máu. Chưa kể bàn chải cũ còn không thể làm sạch các mảng bám, cặn thức ăn hiệu quả.

– Không chải răng đủ lâu: Thời gian đánh răng ngắn chắc chắn không đủ để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm nướu và chảy máu.

– Không chải răng đúng kỹ thuật: Cách chải răng không đúng cũng có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu. Điển hình như việc chải răng theo chiều ngang, hành động này không chỉ gây chảy máu mà khiến bề mặt men răng bị trầy xước.

chảy máu chân răng do vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng sai cách

1.4. Do các tác động mạnh

Những tác động mạnh do va đập, tai nạn hoặc tổn thương từ hoạt động thể thao cũng khiến răng bị chảy máu.

Bên cạnh đó, khi bạn ăn đồ quá cứng hoặc dùng răng để mở nắp chai, hộp cũng có thể khiến cho vùng nướu xung quanh răng bị tổn thương và xảy ra tình trạng chảy máu.

Nếu như răng bị chảy máu do tác động mạnh thì việc xử lý rất đơn giản. Bạn chỉ cần cầm máu lại và lưu ý hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Sau khi vết thương lành lại, tình trạng kể trên sẽ không xảy ra nữa.

1.5. Thiếu chất dinh dưỡng

Chảy máu chân răng có thể có liên quan đến việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và K.

Vitamin C là chất cần thiết cho quá trình hình thành và duy trì sức khỏe của nướu. Thiếu vitamin C có thể làm cho các mô nướu dễ bị tổn thương và chảy máu.

Trong khi đó, vitamin K có chức năng hỗ trợ quá trình đông máu và phục hồi các mô trong cơ thể, bao gồm vùng niêm mạc nướu và lưỡi. Khi thiếu vitamin K, quá trình đông máu của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến bệnh chảy máu chân răng.

Ngoài ra, nếu như bạn bị thiếu canxi thì răng cũng như xương hàm sẽ trở nên suy yếu, không được chắc chắn và dễ bị chảy máu chân răng.

Thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu vitamin C dễ chảy máu chân răng

1.6. Vấn đề liên quan tới các bệnh lý toàn thân

Chảy máu chân răng có thể liên quan trực tiếp đến một số bệnh lý toàn thân như:

– Tăng huyết áp: Việc gia tăng áp lực trong các mạch máu khiến nướu dễ bị chảy máu.

– Tiểu đường: Chỉ số đường huyết tăng cao khiến vùng nướu ít được nuôi dưỡng và dễ chảy máu.

– Bệnh về máu: Thiếu máu, suy giảm bạch cầu, máu khó đông,… có thể ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương trong miệng và gây bệnh chảy máu chân răng.

– Các bệnh lý liên quan đến gan như chức năng gan suy giảm, sơ gan, viêm gan,… khiến chức năng đông máu suy giảm, từ đó gây chảy máu chân răng.

– Bệnh về thận: Chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu của các bệnh về thận như suy thận, thận yếu,…

Ngoài ra, hệ miễn dịch yếu, sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc chống ung thư cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu ở chân răng.

2. Chảy máu vùng chân răng do thiếu chất gì

Tình trạng chảy máu chân răng có thể là do cơ thể đang thiếu một số vitamin và khoáng chất như:

2.1. Thiếu Canxi

Canxi là chất đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sự chắc khỏe cho răng và xương. Ngoài ra, canxi còn hỗ trợ rất tốt trong quá trình cầm máu và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết khi bị tổn thương mạch máu. Do đó, khi cơ thể thiếu Canxi này sẽ có nguy cơ làm cho chân răng bị chảy máu.

Cơ thể người không thể tự tổng hợp được canxi, do đó bạn cần bổ sung khoáng chất thông qua các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt gà, hải sản, cải bó xôi, đậu tương, cà rốt,…

2.2. Thiếu Phospho

Khi cơ thể thiếu đi phospho sẽ làm cho răng yếu hơn và dễ lung lay. Đồng thời đây là cơ hội khiến các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công gây ra tình trạng viêm nướu, viêm nha chu và dẫn đến bệnh chảy máu chân răng.

Cơ thể không thể tự hấp thụ photpho trực tiếp mà cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, sữa, trứng, hải sản, gia cầm, các loại đậu,…

2.3. Thiếu Kẽm

Cơ thể thiếu kẽm cũng làm tăng nguy cơ khiến chân răng bị chảy máu. Bạn cần lưu ý bổ sung kẽm bằng các thực phẩm như thịt bò, hàu, sữa, nấm, các loại hạt,…

2.4. Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì – Vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn. Thiếu đi chất này sẽ khiến cho quá trình sản sinh collagen ở mao mạch, mô liên kết và mô xương bị ảnh hưởng. Nướu sẽ trở nên kém săn chắc và dễ dẫn bị chảy máu khi chải răng hoặc ăn nhai.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong cơ thể quá thấp sẽ gây bệnh scorbut với biểu hiện là các tế bào tonoplast bị thoái quá khiến tủy răng và nướu răng xốp hơn từ đó gây ra tình trạng viêm nướu và chảy máu răng.

2.5. Thiếu vitamin K

Vitamin K có vai trò thúc đẩy quá trình đông máu nhằm cầm máu khi cơ thể bị tổn thương. Việc thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn đến tình trạng máu khó đông, chảy nhiều hơn và lâu hơn bình thường.

3. Bệnh chảy máu chân răng nên uống thuốc nào

3.1. Chảy máu chân răng uống thuốc gì – Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm được ưu tiên sử dụng nhờ đặc tính tiêu viêm, giảm sưng. Sau khi uống thuốc, tình trạng sưng viêm, phù nề, chảy máu ở lợi sẽ được cải thiện nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn thuốc chống viêm dạng ngậm hoặc uống với liều lượng 2 viên/lần, mỗi ngày không quá 4 lần để nhanh chóng làm giảm chảy máu răng.

3.2. Chảy máu chân răng uống thuốc gì – Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, từ đó giúp giảm các triệu chứng như sưng viêm, đỏ tấy, đau, chảy máu do viêm lợi. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thời gian và liều lượng dùng thuốc chính xác. Thuốc kháng sinh trị chảy máu răng thường được kê dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống hoặc nước súc miệng.

Một số loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh chảy máu chân răng bao gồm:

– Azithromycin.

– Tetracycline.

– Amoxicillin.

– Metronidazol.

3.3. Chảy máu chân răng uống thuốc gì – Thuốc Clindamycin

Clindamycin là một loại thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng chảy máu răng do viêm lợi gây ra. Thuốc giúp kháng khuẩn, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, kiểm soát tình trạng lợi sưng đau, giảm chảy máu lợi. Khi sử dụng Clindamycin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban, tăng nguy cơ viêm đại tràng,…

3.4. Thuốc giảm đau Acetaminophen

Acetaminophen giúp giảm đau, tiêu sưng, giảm phù nề và kiểm soát tình trạng chảy máu ở lợi rất tốt. Loại thuốc này chỉ được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng tại nhà để tránh các tác dụng phụ có thể mắc phải như: ớn lạnh, đau bụng, vàng da, vàng mắt,…

4. Chân răng bị chảy máu thường xuyên do đâu?

Nếu tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên, bạn nên lưu ý đến một số nguyên nhân như:

4.1. Sử dụng thuốc làm loãng máu

Những người mắc các vấn đề về tim mạch thường được chỉ định dùng các loại chống đông máu, hạn chế hình thành các cục máu đông như heparin hoặc warfarin. Thuốc làm loãng máu sẽ làm giảm khả năng đông máu. Do vậy, tình trạng chảy máu chân răng dễ xảy ra và với mức độ thường xuyên hơn.

Dùng chỉ nha khoa sai cách

Việc dùng chỉ nha khoa chưa đúng cách sẽ gây ra những tổn thương đến lợi và ảnh hưởng đến nướu. Khi nướu răng bị yếu đi, tình trạng chảy máu răng diễn ra thường xuyên hơn là điều dễ hiểu.

4.2. Bàn chải đánh răng quá cứng

Sử dụng bàn chải thô cứng sẽ gây tổn thương đến lợi và dẫn đến bệnh chảy máu chân răng. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại bàn chải có đầu lông mềm, khi đánh răng không gây tổn thương cho nướu. Ngoài ra, bạn cần chú ý không đánh răng quá mạnh bởi hành động này dễ gây tổn thương cho nướu và dẫn đến chảy máu.

4.3. Thói quen hút thuốc lá

Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến răng có nhiều mảng bám hơn bình thường. Các chất độc hại có trong thuốc lá khiến bạn dễ mắc các bệnh về nướu lợi. Thói quen hút thuốc lá nhiều không chỉ gây hôi miệng mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, gây mất răng sớm.

4.4. Thay đổi nội tiết tố ở nữ

Hiện tượng thay đổi nội tiết tố thường xảy ra ở người phụ nữ trong các giai đoạn như khi dậy thì, khi mang thai, giai đoạn mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai. Ngoài ra, chảy máu chân răng thường xuyên cũng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Vì trong giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ tăng cường sản sinh progesterone, làm tăng lưu lượng máu tới lợi từ đó dễ gây bệnh chảy máu chân răng.

5. Chân răng chảy máu không cầm được là bệnh gì

5.1. Đái tháo đường

Khi thấy xuất hiện tình trạng chảy máu răng không ngừng thì bạn rất có thể đã mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Lúc này, lượng đường trong máu tăng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Bên cạnh đó, khi mắc tiểu đường, hệ miễn dịch suy giảm, khoang miệng không có khả năng chống lại các vi khuẩn. Do đó, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và các bệnh lý về nướu răng.

5.2. Bệnh bạch cầu

Chảy máu răng không cầm được là triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu – một dạng ung thư nguy hiểm. Khi mắc bệnh bạch cầu, máu trở nên khó đông và khó cầm hơn nếu bạn không may bị chảy máu. Chính vì thế, nếu bạn bị chảy máu răng thường xuyên kèm theo các dấu hiệu như sụt cân, khoang miệng xuất hiện nhiều vết bầm tím,… thì nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra chính xác nhất.

5.3. Bệnh giảm tiểu cầu

Tiểu cầu là những tế bào rất nhỏ có tác dụng hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách liên kết lại với nhau để tạo ra các cục máu đông. Khi số lượng tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới tình trạng máu chảy không ngừng và không cầm được. Do đó, bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời khi thấy xuất hiện tình trạng máu chảy không ngừng.

5.4. Bệnh máu khó đông

Bệnh lý rối loạn đông máu hiếm gặp có triệu chứng phổ biến là chảy máu không kiểm soát, bao gồm chảy máu chân răng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu. Bạn cần phải điều trị y tế và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh tình trạng chảy máu.

6. Chảy máu chân răng khi ngủ dậy

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể kể đến như:

6.1. Vi khuẩn gây viêm nhiễm

Vi khuẩn thường xuất hiện tại vùng men răng và tạo thành mảng bám. Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu bạn không chú ý làm sạch sẽ cặn thức ăn sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần vi khuẩn sẽ gây tổn thương vùng nướu, dẫn đến kích ứng và chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

6.2. Dùng lực mạnh khi vệ sinh răng

Khi bạn chải răng quá mạnh sẽ vô tình làm nướu bị tổn thương. Ngoài ra, thói quen chải răng mạnh trong thời gian dài, sẽ làm men răng nhanh bị mài mòn, gây hại đến vùng nướu đang bảo vệ chân răng. Lúc này, bệnh chảy máu chân răng sẽ âm thầm xuất hiện khi bạn ngủ và biểu hiện rõ rệt nhất khi bạn thức dậy.

6.3. Thói quen nghiến răng

Nghiến răng là thói quen không tốt cho răng, thậm chí gây khó chịu cho những người xung quanh. Nghiến răng tạo áp lực khá lớn lên vùng nướu và xương hàm. Lúc này, các mạch máu tại xương hàm sẽ bị tạo áp lực và vỡ ra, dẫn tới tình trạng chảy máu răng.

6.4. Thở bằng miệng khi ngủ

Thở bằng miệng trong khi ngủ cũng là thói quen mà người gặp phải. Việc thở bằng miệng khi ngủ sẽ khiến nướu bị khô, gây vỡ mạch máu dẫn đến việc chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

7. Các biện pháp khắc phục chảy máu chân răng ngay tại nhà

7.1. Cầm máu bằng gạc

Theo bác sĩ Thùy Nga, việc đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị chảy máu chân răng đó là cầm máu nhanh bằng gạc hoặc bông gòn.

Cách thực hiện:

– Rửa tay và chuẩn bị 1 miếng gạc mới, sạch.

– Gấp nhỏ miếng gạc lại và áp nhẹ nhàng vào vùng nướu chảy máu.

– Giữ gạc áp lên vùng bị chảy máu trong khoảng 10 – 15 phút để máu đông lại và ngừng chảy.

Trong quá trình cầm máu, bạn cần tránh nhai, ngậm hoặc chọc vào vùng đang chảy máu để không làm vết thương bị kích ứng khiến máu tiếp tục chảy. Nếu máu vẫn chảy, bạn có thể dùng một mảnh gạc mới và tiếp tục áp lực lên vùng bị tổn thương.

Cầm máu bằng gạc

Cầm máu bằng gạc

7.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một phương pháp đơn giản để làm dịu tình trạng chảy máu vùng chân răng. Đây là cách khắc phục tạm thời, giúp giảm tình trạng chảy máu, sưng đau hiệu quả.

Theo đó, chườm lạnh giúp co mạch máu và giúp máu ngừng chảy bằng cách tác động vào các mao mạch. Ngoài việc dùng đá chườm bên ngoài má thì bạn có thể chườm lạnh bằng cách dùng gạc hoặc khăn mỏng lạnh như sau.

– Chuẩn bị 1 miếng gạc hoặc khăn mỏng sạch.

– Gấp nhỏ miếng gạc thành hình vuông hoặc chữ nhật.

– Đặt miếng gạc lạnh vào vùng đang chảy máu, đảm bảo rằng nó tiếp xúc với chân răng và phần nướu bị chảy máu.

– Giữ miếng gạc lạnh trại vị trí đó trong khoảng 10 – 15 phút.

– Sau đó, bạn có thể nghỉ 1 – 2 phút và lặp lại quy trình nếu thấy máu vẫn chảy.

7.3. Dùng nước muối loãng

Theo bác sĩ nha khoa Thùy Nga, dùng nước muối loãng là một phương pháp hữu ích để giảm tình trạng chảy máu chân răng. Bởi nước muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn.

Để sử dụng nước muối đúng cách, bạn có thể tham khảo các bước sau:

– Chuẩn bị dung dịch nước muối: Hòa tan một muỗng cà phê muối biển vào trong một cốc nước ấm và khuấy đều đến khi muối tan hết.

– Sử dụng nước muối: Lấy một ít dung dịch nước muối vừa pha và súc miệng trong khoảng 30 giây. Bạn không được nuốt nước muối vào trong mà phải nhổ ra ngoài sau khi súc miệng.

Bạn có thể sử dụng nước muối loãng súc miệng 2 – 3 lần trong ngày, đặc biệt sau khi đánh răng.

Dùng nước muối loãng

Nước muối loãng giảm chảy máu chân răng

7.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để khắc phục hoàn toàn tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể:

– Chải răng đúng kỹ thuật: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn để không gây tổn thương đến nướu.

– Dùng kem đánh răng có chứa fluoride: Fluoride sẽ giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám và hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng.

– Dùng chỉ nha khoa: Quấn chỉ quanh ngón tay trỏ và làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng một cách nhẹ nhàng.

– Sử dụng nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch và làm dịu nướu.

7.5. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Để hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau vào chế độ ăn hàng ngày:

– Canxi: Canxi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe của men răng và xương. Các nguồn giàu canxi bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, hạt chia, sardines và rau xanh đậm.

– Vitamin D: Vitamin D có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Chất trên có nhiều trong cá thu, cá hồi,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc viên uống chứa vitamin D để bổ sung dưỡng chất này tốt hơn.

– Vitamin C: Đây là một chất chống oxy hóa và có lợi trong việc duy trì sức khỏe của nướu. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, chanh, bưởi, dứa,…

– Vitamin K: Vitamin K rất cần thiết cho việc củng cố xương và ngăn ngừa chảy máu ở chân răng. Các thực phẩm giàu vitamin K có thể kể đến như cải bó xôi, cải xoăn, rau chân vịt, rau mùi và các loại dầu cây cỏ (như dầu ô liu và dầu xà lách).

– Omega-3: Đây là chất có công dụng chống viêm, tiêu sưng. Bạn có thể tìm thấy axit béo Omega-3 trong cá hồi, cá trích, cá mackerel,…

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

8. Dùng nguyên liệu tự nhiên chữa chảy máu chân răng khi đánh răng

Bên cạnh việc dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa chảy máu chân răng sau đây:

8.1. Dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric, đây là loại axit béo có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa mảng bám, giảm tình trạng viêm nướu, sâu răng. Bạn chỉ cần súc miệng bằng dầu dừa khoảng 1 – 2 phút trước khi đánh răng, sau đó súc lại bằng nước sạch.

8.2. Nghệ

Hoạt chất curcumin có trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, tiêu sưng, loại sạch mảng bám và ngăn ngừa viêm lợi. Ngoài ra, nghệ còn giúp phục hồi phần nướu bị tổn thương và tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Bạn chỉ cần trộn một thìa tinh bột nghệ với nước sạch để thu được hỗn hợp dạng sệt. Sau đó chà đều hỗn hợp này lên nướu. Sau khoảng 10 phút, bạn súc miệng lại với nước ấm cho sạch. Áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần, sau vài tuần, tình trạng chảy máu răng sẽ giảm hẳn.

8.3. Tinh dầu trà xanh

Các hoạt chất trong trà xanh có tác dụng chống lại các gốc tự do, hỗ trợ làm se các niêm mạc ở vùng nướu, giảm chảy máu răng và ngăn ngừa tái phát. Tinh dầu trà xanh nguyên chất có thể gây một số vấn đề kích ứng răng miệng. Chính vì thế, trước khi dùng, bạn nên pha loãng loại tinh dầu này. Bạn có thể dùng tinh dầu trà xanh pha loãng để đánh răng trực tiếp, hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu đã pha loãng lên kem đánh răng, rồi chải răng như bình thường.

8.4. Lá ổi

Lá ổi có công dụng trị các vấn đề về nướu không hề thua kém lá trà xanh. Cách thực hiện dùng lá ổi trị chảy máu lợi rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch vài lá ổi tươi và nhai thật kỹ, sau đó nhổ bỏ bã. Thực hiện cách này trong khoảng vài tuần, tình trạng chảy máu sẽ dứt hẳn.

8.5. Nước cốt tỏi

Tỏi có tính diệt khuẩn, kháng viêm cực kỳ cao thường được dùng để trị tình trạng chảy máu răng thường xuyên. Bạn chỉ cần giã nửa củ tỏi tươi, sau đó vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng tăm bông tẩm nước cốt tỏi và thoa nhẹ lên vùng nướu đang bị viêm và chảy máu. Tình trạng chảy máu ở lợi sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

9. Khi nào chảy máu chân răng cần khám nha sĩ

Bạn cần đến khám nha sĩ ngay nếu như nguyên nhân gây chảy máu vùng chân răng là do các bệnh lý hoặc tình trạng chảy máu diễn ra liên tục, khó cầm. Bởi các phương pháp chữa trị tại nhà sẽ không thể giải quyết được tận gốc vấn đề.

Bên cạnh đó, để biết khi nào cần đến khám nha sĩ, bạn cần xem xét các trường hợp sau:

– Tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên, ngay cả khi đã chải răng nhẹ nhàng và dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng đúng cách.

– Chảy máu chân răng liên tục và kéo dài sau khi chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Đi kèm với các triệu chứng như đau răng, hôi miệng, sưng nướu, nướu có màu đỏ…

10. Trị dứt điểm chảy máu chân răng như thế nào

Chảy máu chân răng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là biểu hiện cho thấy vùng lợi và chân răng đang khá nhạy cảm, dễ dàng chảy máu bất cứ lúc nào. Tình trạng chảy máu răng lợi xảy ra thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti trong giao tiếp.

Điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng là một quá trình cần sự kết hợp của việc thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tự chăm sóc răng miệng tại nhà. Để quá trình này đạt hiệu quả tối đa, bạn cần loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho nướu như hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng,…

11. Cách phòng ngừa tình trạng chảy máu vùng chân răng

Theo bác sĩ Nga, để phòng ngừa tình trạng trên, bạn nên:

– Sử dụng bàn chải răng mềm.

– Chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động từ trên xuống dưới.

– Chải răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng.

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin K, C và canxi.

– Hạn chế đồ ngọt và các loại nước uống có ga.

– Hạn chế hút thuốc lá và dùng răng để mở các vật dụng cứng.

– Đi khám khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở nướu.

– Đến gặp bác sĩ nha khoa ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra và làm sạch chuyên sâu.

Cách phòng ngừa tình trạng chân răng bị chảy máu

Cách phòng ngừa tình trạng chân răng bị chảy máu

Tuy rằng bệnh chảy máu chân răng rất thường gặp nhưng bạn không nên chủ quan trong việc điều trị cũng như phòng ngừa. Bởi trong nhiều trường hợp, tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo liên quan đến các bệnh lý về răng miệng cũng như toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc An Khang: “Chảy máu chân răng là bệnh gì? 7 nguyên nhân gây chảy máu chân răng”
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai: “Cảnh báo khi bạn bị chảy máu chân răng”
WebMD: “Bleeding Gums and Your Health”
Healthline: “How to Stop Bleeding Gums: 10 Methods to Try”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng gây hôi miệng: Những điều cần biết

Chảy máu chân răng gây hôi miệng: Những điều cần biết

Chảy máu chân răng hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,… Tuy nhiên, trong một vài

Chảy máu chân răng : nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Chảy máu chân răng : nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bạn có thể bị chảy máu ở chân răng ngay sau

Đánh răng bị chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng bị chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng bị chảy máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, có thể do mảng bám, cao răng, dùng lực quá mạnh, dùng bàn chải lông

Chảy máu chân răng hàm trên: 5 nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng hàm trên: 5 nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng hàm trên thường là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu… Bên cạnh đó,

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy: Có nên lo lắng hay không?

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy: Có nên lo lắng hay không?

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy thường khiến nhiều người trở nên hoang mang, lo lắng không biết mình mắc bệnh gì không. Tìm hiểu ngay

Chảy máu chân răng không ngừng: Các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng không ngừng: Các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng

Thi thoảng, bạn có thể bị chảy máu chân răng một cách bất thường, nhưng thường thì máu sẽ ngừng chảy ngay sau đó. Tuy nhiên, trong một

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map