Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhận biết dấu hiệu ung thư lưỡi, cảnh bảo sức khỏe của bạn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Dấu hiệu ung thư lưỡi ở từng giai đoạn sẽ có sự khác nhau nhất định. Thông qua đó, bác sĩ cũng phần nào đưa ra các chẩn đoán ban đầu về sự phát triển của bệnh lý. Điều quan trọng, bản thân chúng ta cần kịp thời nhận ra các dấu hiệu bất thường để thăm khám và điều trị đúng lúc.

1. Dấu hiệu ung thư lưỡi

1.1. Dấu hiệu ung thư lưỡi vào giai đoạn đầu

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công, ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng, bệnh lý khác của cơ thể. Thậm chí các dấu hiệu thường không quá rõ ràng nên dễ gây tâm lý chủ quan.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu:

– Niêm mạc lưỡi xuất hiện các mảng trắng bất thường.

– Lưỡi bị thay đổi về màu sắc.

– Xuất hiện các vết loét đỏ nhỏ trên lưỡi.

– Có cảm giác bị mắc dị vật hoặc như bị mắc xương cá ở lưỡi.

– Nổi hạch dưới cằm.

Theo các số liệu y khoa được thống kê từ thực tế, có đến hơn 50% các trường hợp bị ung thư lưỡi đều xuất hiện triệu chứng nổi hạch dưới hàm ngay ở giai đoạn đầu. Thậm chí, khả năng di căn vùng hạch vào giai đoạn sau có thể lên đến 15 – 75%.

Dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu

1.2. Dấu hiệu ung thư lưỡi vào giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh ung thư lưỡi, các dấu hiệu bệnh lý sẽ gia tăng và rõ ràng hơn. Thậm chí, lúc bấy giờ sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Người bệnh sẽ cảm thấy sức khỏe bị suy giảm, các triệu chứng đau nhức hay khó chịu ngày càng gia tăng.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi ở giai đoạn toàn phát:

– Cảm thấy đau nhức lưỡi mỗi khi ăn nhai.

– Cảm thấy khó khăn mỗi lần nuốt thức ăn.

– Các vết loét trên lưỡi có xu hướng lan rộng, gây đau rát.

– Đôi khi các cơn đau lan lên cả tai, đầu.

– Nước bọt tiết ra nhiều hơn so với lúc bình thường.

Chảy máu chân răng, nhất là mỗi khi chải răng.

1.3. Dấu hiệu ung thư lưỡi ở giai đoạn tiến triển

Bước vào giai đoạn tiến triển, các triệu chứng ung thư lưỡi ngày càng tồi tệ hơn. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.

Hơn nữa, đây cũng là thời điểm các khối u bắt đầu di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi ở giai đoạn tiến triển:

– Các vết loét sâu ở lưỡi cực kỳ đau.

– Các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, kéo dài.

– Các vết loét lan xuống tận bên dưới lưỡi hoặc sàn miệng.

– Lưỡi rất dễ bị tổn thương chảy máu, dù chỉ là tác động nhẹ.

– Đau cổ, tai.

– Đau họng mỗi lần nuốt nước bọt hoặc thức ăn.

– Hôi miệng.

– Sưng đau lưỡi kéo dài trong suốt vài tuần.

Dấu hiệu ung thư lưỡi ở giai đoạn tiến triển

Dấu hiệu ung thư lưỡi ở giai đoạn tiến triển

1.4. Dấu hiệu ung thư lưỡi vào giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư lưỡi, sức khỏe người bệnh đã giảm sút rất nhiều, cơ thể mệt mỏi và gần như không còn sức lực. Hơn thế, các khối u di căn đã phá hủy một số bộ phận nhất định trên cơ thể như gan, phổi, hạch…

Các dấu hiệu nhận biết ung thư giai đoạn cuối:

– Sút cân.

– Mệt mỏi.

– Thân nhiệt tăng cao.

– Các cơn đau dai dẳng xuất hiện liên tục.

– Xuất hiện các khối u lớn trong miệng.

– Răng tự rụng.

– Lưỡi hoặc hàm khó cử động.

– Khàn tiếng.

2. Ung thư lưỡi có chữa được hay không

Theo bác sĩ Vũ Đình Công, ung thư lưỡi có thể chữa trị được nếu như được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi khối u chưa lớn và chưa di căn sang các bộ phận khác, kèm theo đó là tình trạng sức khỏe của người bệnh, và phương pháp điều trị được áp dụng.

Các ca điều trị ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu đều có tiên lượng rất tốt, tỷ lệ sống sót cao với 78% là hơn 5 năm. Còn bước sang giai đoạn ung thư đã di căn thì tỷ lệ sống sót sẽ giảm xuống, với tỷ lệ sống hơn 5 năm chỉ còn 36%

Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

3. Phương pháp thực hiện chẩn đoán ung thư lưỡi

Đối với ung thư lưỡi, việc chẩn đoán sẽ được thông qua 2 phương pháp cụ thể.

+ Phương pháp thực hiện chẩn đoán lâm sàng:

– Thông quá các triệu chứng bệnh lý.

– Thông qua tiền sử bệnh.

+ Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng: Để chắc chắn người bệnh có bị ung thư lưỡi không, bác sĩ sẽ chỉ định làm các chẩn đoán cận lâm sàng với kết quả có độ chính xác cao, bao gồm.

– Làm sinh khiết lưỡi.

– Tiến hành chụp CT-MRI vùng cổ, họng.

– Làm PCR để tìm khuẩn HPV.

– Siêu âm vùng cổ để kiểm tra hạch.

– Tầm soát ung thư các bộ phận xung quanh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư lưỡi

Phương pháp chẩn đoán ung thư lưỡi

4. 3 phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi

Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là 3 phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi đang được áp dụng phổ biến nhất.

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định từng phương pháp riêng lẻ hoặc kết hợp cùng lúc để nâng cao hiệu quả điều trị.

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định trong các trường hợp khối u đã phát triển lớn, các tổn thương đã lan rộng không thể phục hồi lại được nữa.

Lúc bấy giờ, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi để ngăn chặn sự tiến triển của khối u. Điều này sẽ tùy thuộc vào kích thước cũng như vị trí khối u ở lưỡi.

Ở giai đoạn đầu, việc điều trị ung thư lưỡi gần như chỉ cần phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u, không cần phải kết hợp các phương pháp khác.

Phẫu thuật

Phẫu thuật

4.2. Xạ trị

Khi khối u có kích thích từ 4cm trở lên hoặc ung thư lưỡi đã bước vào giai đoạn tiến triển, xạ trị là phương pháp thường được chỉ định.

Đây là phương pháp sử dụng các chùm tia X hoặc tia gamma chiếu thẳng vào khối u, tiêu diệt tế bào ung thư và đồng thời ngăn chặn chúng di chuyển hoặc phân chia tấn công sang các bộ phận khác.

4.3. Hóa trị

Sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị ở giai đoạn bệnh tiến triển, nhằm ngăn chặn các mô tế bào ung thư phân chia, bác sĩ thường chỉ định kết hợp phương pháp hóa trị.

Về bản chất, hóa trị là phương pháp sử dụng việc truyền thuốc vào cơ thể (toàn thân hoặc thông qua tĩnh mạch dưới lưỡi), với mục đích ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển.

Hóa trị

Hóa trị

5. Cách phòng ngừa ung thư lưỡi

Theo bác sĩ Công, dù không có bất kỳ biện pháp nào ngăn ngừa ung thư lưỡi một cách triệt để, nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa chúng bằng các biện pháp đơn giản ngay từ hôm nay.

– Bỏ hoặc không hút thuốc lá.

– Hạn chế tối đa việc dùng rượu bia hoặc các chất kích thích.

– Không nhai trầu cau.

– Luôn vệ sinh răng miệng, lưỡi hàng ngày kỹ lưỡng.

– Chế độ ăn uống dinh dưỡng.

– Chăm tập thể dục.

– Định kỳ thăm khám sức khỏe.

Cách phòng ngừa ung thư lưỡi

Cách phòng ngừa ung thư lưỡi

6. Lời khuyên cho người bị ung thư lưỡi

Theo bác sĩ Vũ Đình Công, tinh thần luôn là một “vũ khí” mạnh mẽ để giúp chúng ta chiến đấu lại được mọi bệnh tật. Nên hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tích cực nhất.

– Tìm hiểu về bệnh: Tìm hiểu về ung thư lưỡi, cách nó ảnh hưởng đến bạn và các phương pháp điều trị khả dụng. Điều này giúp bạn có kiến thức và sẵn sàng đối mặt với tình huống.

– Hãy tìm một đội ngũ chuyên gia: Tìm một đội ngũ chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ chuyên khoa ung thư và nhân viên y tế hỗ trợ, có kinh nghiệm trong điều trị ung thư lưỡi. Họ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định điều trị phù hợp và hỗ trợ trong quá trình điều trị.

– Hãy tạo một kế hoạch điều trị: Thảo luận với bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị khả dụng và tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp. Xác định kế hoạch điều trị phù hợp dựa trên tình trạng của bạn và mong muốn cá nhân.

– Hỗ trợ tinh thần: Hãy tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và những người thân yêu. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào nhóm hỗ trợ, tìm kiếm tư vấn tâm lý hoặc thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga, thiền định.

– Dinh dưỡng và chăm sóc bản thân: Chú trọng đến chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy chia sẻ với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về chế độ ăn phù hợp cho bạn. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức khỏe và tinh thần.

– Tuân thủ lịch trình điều trị: Rất quan trọng để tuân thủ lịch trình điều trị và theo dõi sự tiến triển của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào và hỏi câu hỏi để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị của bạn.

– Gặp các chuyên gia hỗ trợ: Ngoài việc điều trị y tế, hãy xem xét việc tham gia các buổi tư vấn, chăm sóc tâm lý hoặc chăm sóc hậu quả để hỗ trợ tinh thần và tham gia vào quá trình phục hồi.

Thông qua các dấu hiệu ung thư lưỡi đã được chia sẻ rất chi tiết ở trên, mong răng sẽ giúp bạn kịp thời nhận ra những “cảnh báo” của cơ thể. Từ đó sẽ tiến hành thăm khám cũng như điều trị đúng lúc. Chúc bạn và gia đình mình luôn có một sức khỏe dồi dào.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện K: “Dấu hiệu ung thư lưỡi mà bạn dễ dàng bỏ qua”
Bệnh viện Ung bưu Nghệ An: “Ung thư lưỡi: Nguyên nhân, nhận biết, phòng và điều trị”
VOV: “Dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu”
Mayo Clinic: “Tongue cancer – Symptoms and causes”
Medical News Today: “What are the early signs of tongue cancer?”
Healthline: “Tongue Cancer: Symptoms, Pictures, Prognosis”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nấm lưỡi
10 Cách vệ sinh lưỡi bị trắng hiệu quả để có hơi thở thơm mát

10 Cách vệ sinh lưỡi bị trắng hiệu quả để có hơi thở thơm mát

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Dính phanh lưỡi ảnh hưởng tới trẻ thế nào? Cách điều trị dứt điểm

Dính phanh lưỡi ảnh hưởng tới trẻ thế nào? Cách điều trị dứt điểm

Tật dính phanh lưỡi xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ: lưỡi kém linh hoạt, khó khăn khi ăn uống và nói

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Những lưu ý khi thực hiện

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Những lưu ý khi thực hiện

Trẻ sơ sinh bú sữa thường xuyên nên có nhiều cặn sữa dư thừa bám trên bề mặt lưỡi. Do đó, việc rơ lưỡi hàng ngày là rất cần thiết nhằm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Dấu hiệu cho biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường cha mẹ cần biết

Dấu hiệu cho biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường cha mẹ cần biết

Đặc điểm bình thường của lưỡi trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm, đặc biệt với những ai lần đầu làm cha làm mẹ. Các bậc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

U nhú lưỡi là bệnh lý thường gặp và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có phương án điều trị thích hợp, bạn cần biết cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang