Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hình ảnh viêm họng hạt: Nhận biết sớm, điều trị sớm

Viêm họng hạt là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Bệnh rất dễ nhận biết và có thể điều trị triệt để. Quan sát hình ảnh viêm họng hạt sẽ giúp bạn có những nhận định ban đầu về tình trạng cũng như mức độ của bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp.

1. Tìm hiểu về viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh lý xảy ra khi vùng niêm mạc tại khoang họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn Streptococcus nhóm A (Streptococcus pyogenes) gây ra. Bên trong niêm mạc có chứa lympho với nhiệm vụ tiêu diệt các thành phần gây hại như virus, vi khuẩn, nấm,… Khi cơ thể phải tiếp xúc với môi trường quá độc hại, lympho sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn dẫn đến tình trạng phát triển thành các hạt trắng to ở bên trong cổ họng. Đây chính là hiện tượng viêm họng hạt.

1.1. Nguyên nhân

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp là do sự tác động của vi rút, vi khuẩn, viêm họng hạt còn gây ra bởi một vài tác nhân sau:

– Sự bất thường của cấu trúc mũi xoang (bị lệch, méo hay polyp mũi).

– Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm quá mức.

– Thời tiết thay đổi đột ngột.

– Thường xuyên sử dụng đồ uống kích thích như rượu, bia,…

– Vệ sinh răng miệng kém.

– Thường xuyên ăn đồ cay nóng.

– Hút thuốc lá.

– Hệ miễn dịch kém.

– Biến chứng của một số căn bệnh như viêm xoang mũi mãn tính, viêm họng cấp thường xuyên tái phát, viêm amidan mạn tính hay các căn bệnh khác về đường tiêu hóa.

1.2. Triệu chứng

Những triệu chứng của bệnh viêm họng hạt rất dễ nhận biết. Bạn cần quan sát các dấu hiệu của cơ thể để theo dõi tình trạng bệnh.

– Cổ họng khô, thường xuyên có cảm giác ngứa.

– Niêm mạc ở cổ họng có hiện tượng đỏ bầm và dày lên.

– Xuất hiện các hạt màu đỏ hoặc hồng không đều màu ở vùng cổ họng.

– Ho khan, ho có đờm.

– Đau, vướng khi nuốt nước bọt và khi ăn.

– Sốt cao trên 38 độ.

– Khàn tiếng nhẹ.

– Cổ họng đặc biệt đau rát vào buổi sáng khi thức dậy vào buổi sáng.

– Nổi hạch ở cổ, ấn vào thấy cứng và đau.

– Mệt mỏi, chán ăn.

– Các triệu chứng tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân nói nhiều, uống rượu hoặc hút thuốc lá.

1.3. Biến chứng

Viêm họng hạt nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Các biến chứng do viêm họng hạt gây ra có thể kể đến như:

– Viêm nhiễm tại hầu họng.

– Áp xe cổ họng.

– Viêm họng hạt viêm amidan.

– Viêm xoang.

– Viêm tai giữa.

– Viêm thanh quản.

– Viêm mũi dị ứng.

– Ho ra máu.

– Viêm cầu thận.

2. Một số hình ảnh về viêm họng hạt

Quan sát những hình ảnh viêm họng hạt qua từng thời điểm sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng bệnh để có phương án điều trị hợp lý.

2.1. Hình ảnh bệnh viêm họng hạt bình thường

Với các triệu chứng kể trên, viêm họng hạt thông thường sẽ có hình ảnh như sau:

Viêm họng hạt thông thường

Viêm họng hạt thông thường

2.2. Hình ảnh viêm họng hạt có mủ

Khi bị viêm họng hạt có mủ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các nốt mủ trắng ở vùng họng cùng với các biểu hiện như:

– Ho khan, ho có đờm.

– Khạc đờm ra thấy có màu xanh hoặc trắng đục kèm mùi hôi.

– Cổ họng đau âm ỉ.

– Đau nhức khi nuốt thức ăn.

Viêm họng hạt có mủ

Viêm họng hạt có mủ

2.3. Hình ảnh viêm họng hạt trắng

Đây là hiện tượng niêm mạc họng xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc xám. Hình ảnh này cho thấy bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.

Triệu chứng viêm họng hạt trắng:

– Cổ họng sưng đỏ.

– Amidan chấm mủ xuất hiện ở thành họng.

– Đau, ngứa rát cổ họng khi ăn uống, nói chuyện.

– Khô họng.

– Khoang miệng có mùi hôi.

– Đờm khạc ra thấy xuất hiện cục hình tròn và có màu trắng đục.

Hình ảnh viêm họng hạt trắng

Hình ảnh viêm họng hạt trắng

2.4. Hình ảnh về viêm họng hạt ở cuống lưỡi

Viêm họng hạt không chỉ xuất hiện ở vùng cổ họng mà còn có thể gặp ở phần cuống lưỡi. Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc viêm họng hạt ở cuống lưỡi là:

– Khoang miệng đau nhức.

– Lợi, môi bị lở loét.

– Xuất hiện nhiều hạt có kích thước đa dạng trên lưỡi.

– Trên bề mặt lưỡi có nhiều vệt trắng, mảng bám.

– Đau rát khi nói chuyện, nuốt nước bọt và ăn uống.

Viêm họng hạt ở cuống lưỡi

Viêm họng hạt ở cuống lưỡi

2.5. Hình ảnh bệnh viêm họng hạt cấp tính

Viêm họng hạt cấp tính thường đi kèm với các biểu hiện sau:

– Niêm mạc họng ửng đỏ và có cảm giác dày lên.

– HÌnh thành cụm phù nề màu đỏ hoặc hồng.

– Lưỡi gà bị sưng phù.

– Tổng thể vòm họng bị hẹp đi.

– Sốt, đau đầu nhẹ.

– Sổ mũi, ù tai, hắt hơi.

– Ho khan, ho có đờm.

Viêm họng hạt cấp tính

Viêm họng hạt cấp tính

2.6. Hình ảnh bệnh viêm họng hạt mãn tính

Viêm họng hạt cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính kèm với các triệu chứng như:

– Niêm mạc họng nổi hạt li ti và ửng hồng.

– Hạt có thể sưng to như hạt gạo.

– Amidan sưng phù.

– Cổ họng khô, rát.

– Ho nhiều, ho dai dẳng.

– Sốt cao.

Viêm họng hạt mãn tính

Viêm họng hạt mãn tính

3. Chẩn đoán viêm họng hạt ra sao?

Để chẩn đoán viêm họng hạt, bác sĩ sẽ nhận diện các triệu chứng thông qua việc thăm hỏi tiền xử, tình trạng bạn đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ tiến hành khám tổng quát tai mũi họng để quan sát rõ ràng tình trạng cổ họng.

Trong trường hợp cần quan sát sâu hơn, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện nội soi thanh quản để thấy niêm mạc họng chi tiết hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định phương án chữa trị phù hợp.

Nếu sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ viêm họng hạt xuất hiện thêm các dấu hiệu viêm nhiễm có ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh, bạn sẽ phải thực hiện chụp X-quang phổi, CT scan, MRI,… để chẩn đoán cụ thể nhất.

Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị viêm họng hạt dễ dàng và nhanh chóng nhất. Bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để việc khám, chữa bệnh được đảm bảo nhất.

4. Chữa viêm họng hạt bằng thuốc đặc trị

Tương tự như bệnh viêm họng, cảm mạo thông thường, viêm họng hạt cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc long đờm,… Các loại thuốc này sẽ giúp cải thiện một cách nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm họng hạt bao gồm:

– Thuốc đặc trị viêm họng hạt giảm ho, loãng đờm: Dextromethorphan, Bromhexin,…

– Thuốc đặc trị viêm họng hạt giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol),…

– Thuốc đặc trị viêm họng hạt ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng: Penicillin, Azithromycin hoặc Ampicillin.

Uống thuốc trị viêm họng hạt

Uống thuốc trị viêm họng hạt

5. Sử dụng phương pháp dân gian để chữa viêm họng hạt

Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh, bạn có thể điều trị viêm họng hạt bằng các phương pháp dân gian. Ưu điểm của những phương pháp này là sử dụng nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, an toàn cho sức khỏe và không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho cơ thể người sử dụng.

5.1. Trà gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn hiệu quả. Hoạt chất gingerol có trong củ gừng có tác dụng ức chế vi khuẩn, bảo vệ và phục hồi các mô niêm mạc bị tổn thương. Không những thế, gừng còn chứa tinh dầu thơm đặc trưng giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 củ gừng tươi.

– 300ml nước lọc.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Gừng tươi đem rửa sạch sau đó thái lát mỏng.

– Bước 2: Đem gừng hãm với 300ml nước lọc đun sôi trong 5 – 10 phút.

– Bước 3: Thêm một chút đường phèn hoặc mật ong để gia tăng hương vị.

– Bước 4: Nhấp từng ngụm nhỏ để các thành phần trong gừng thấm sâu vào niêm mạc họng. Nên uống trà gừng vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng viêm họng hạt.

5.2. Mật ong và chanh

Trà mật ong chanh là bài thuốc chữa viêm họng được áp dụng rộng rãi. Mật ong có khả năng làm dịu niêm mạc, ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Chanh chứa axit citric giúp loại bỏ ứ đờm, loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra. Trà mật ong chanh còn cung cấp vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Nửa quả chanh.

– 1 – 2 thìa mật ong.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Pha 1 – 2 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm.

– Bước 2: Vắt nửa quả chanh vào cốc nước vừa pha.

– Bước 3: Uổng từ từ từng ngụm nhỏ để làm dịu cổ họng cũng như cải thiện các triệu chứng viêm họng hạt.

5.3. Trà bạc hà

Lá bạc hà chứa nhiều khoáng chất và vitamin như sắt, canxi, magie, vitamin A, C,… giúp giải độc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Menthol trong thảo dược này sẽ giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng và hỗ trợ làm loãng dịch ứ đờm tại cổ họng. Bên cạnh đó, axit rosmarinic có trong bạc hà còn có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa cổ họng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 nắm lá bạc hà.

– Nửa quả chanh.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà rồi để ráo.

– Bước 2: Giã nát lá bạc hà rồi đem hãm với nước sôi trong 5 – 10 phút.

– Bước 3: Vắt nửa quả chanh vào cốc trà rồi khuấy đều.

– Bước 4: Uống từng ngụm nhỏ để cổ họng hấp thu tối đa các tinh chất trong trà.

Trà bạc hà

Trà bạc hà

5.4. Ngậm tỏi sống trị viêm họng hạt

Allicin trong tỏi có tác dụng sát trùng và chống viêm rất tốt. Chính vì thế, tỏi được coi như là một loại kháng sinh tự nhiên. Ngậm tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở cổ họng, từ đó giúp giảm ngứa ngáy, đau rát họng hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 tép tỏi tươi.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Bóc vỏ, cắt tỏi thành lát mỏng.

– Bước 2: Ngậm từng lát tỏi để các thành phần phẩm thấu hoàn toàn vào bên trong niêm mạc. Kiên trì áp dụng phương pháp này trong 3 – 5 ngày, tình trạng đau rát họng sẽ được cải thiện đáng kể.

5.5. Trầu không và gừng tươi

Theo dân gian, trầu không có tác dụng sát trùng, giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả. Lá trầu không khi kết hợp với gừng tươi sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu do viêm họng hạt gây ra.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 – 2 lá trầu không tươi.

– Nửa củ gừng tươi.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch gừng và lá trầu không, sau đó đem thái nhỏ.

– Bước 2: Cho gừng và lá trầu không đã thái nhỏ vào hãm với 100ml nước sôi trong 10 phút.

– Bước 3: Nhấp từng ngụm nhỏ để các tinh chất thấm sâu vào cổ họng.

5.6. Cháo tía tô

Cháo tía tô từ lâu đã được biết đến như một món ăn giúp giải cảm, tiêu viêm, tiêu sưng. Trong tía tô có chứa axit nicotinic, citral và tinh dầu thơm giúp loại bỏ mùi hôi, giảm viêm và phục hồi các mô bị tổn thương ở vùng họng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 nắm lá tía tô.

– 100g gạo.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Vo gạo, rửa sạch lá tía tô.

– Bước 2: Cho gạo vào nấu cháo ở lửa nhỏ trong 30 phút.

– Bước 3: Thái nhỏ lá tía tô và bỏ vào cháo. Bạn có thể cho thêm trứng gà hoặc thịt băm để bổ sung dinh dưỡng.

6. Cách phòng ngừa viêm họng hạt

Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An cho biết, bệnh viêm họng hạt hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ những biện pháp đơn giản dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn.

– Hạn chế ăn đồ cay nóng.

– Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

– Không hút thuốc lá.

– Tránh xa nơi có khói thuốc.

– Hạn chế dùng bia rượu.

– Giữ ấm cổ đặc biệt là vào mùa đông.

– Uống nhiều nước ấm.

– Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với khói bụi.

7. Cách lấy viêm họng hạt

Trong trường hợp các hạt viêm đã phát triển với kích thước lớn, bạn cần phải thực hiện tiểu phẫu đốt hạt bằng tia laser hoặc bằng phương pháp đốt lạnh. Sau khi đốt hạt, bạn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật kỹ, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá,… để cổ họng bình phục hoàn toàn.

Đốt họng hạt bằng tia laser

Đốt họng hạt bằng tia laser

8. Một số câu hỏi liên quan đến viêm họng hạt

8.1. Viêm họng hạt có chữa khỏi được hay không?

Viêm họng hạt hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu được kịp thời xử lý. Chính vì thế, khi nhận thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở cổ họng, bạn nên tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn và điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

8.2. Viêm họng hạt có tự hết không?

Viêm họng hạt còn có tên gọi khác là viêm họng mãn tính quá phát. Lúc này, niêm mạc họng đã có những tổn thương nghiêm trọng không thể tự phục hồi. Bạn cần đến các cơ sở y tế để can thiệp kịp thời, tránh gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nhận biết tình trạng bệnh thông qua hình ảnh viêm họng hạt. Nếu thấy cổ họng xuất hiện tình trạng đau rát, khó chịu, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất. Tránh kéo dài khiến bệnh trở nặng, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm.

Hiển thị nguồn

Báo Sức khỏe & Đời sống: “12 mẹo chữa viêm họng đơn giản, hiệu quả tại nhà”

VnExpress: “Viêm họng hạt”

Healthline: “Pharyngitis: Causes, Symptoms, and Diagnosis”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề viêm họng
Viêm họng mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý hô hấp rất phổ biến ở nước ta, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Bệnh không

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nguyên nhân sâu răng gây viêm họng: Nha khoa paris

Nguyên nhân sâu răng gây viêm họng: Nha khoa paris

Sâu răng gây viêm họng là tình trạng thường gặp, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Tham khảo bài viết về nguyên nhân sâu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải