Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Nghệ An.

“Chào bác sĩ Huyền, dạo gần đây nướu răng của tôi bị thâm đen lại, dù không đau hay khó chịu nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Bác sĩ cho tôi biết, hiện tượng nướu răng của tôi bị thâm đen có phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm không và làm sao để khắc phục hoàn toàn tình trạng nướu răng bị đen?”.

Câu hỏi của bạn N (Nghệ An) ắt hẳn cũng là tình trạng mà rất nhiều người đang gặp phải. Nướu răng bị đen là vấn đề răng miệng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể, chúng ta sẽ có biện pháp điều trị riêng.

1. Tại sao nướu răng bị đen

Nướu răng bị đen thường là do các nguyên nhân như di truyền, tuổi tác, mão sứ kim loại, cao răng và thói quen sinh hoạt không tốt.

1.1. Nướu răng bị đen do di truyền

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền, di truyền là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nướu bị đen. Đây là trường hợp nướu bị đen bẩm sinh, không phải sắc hồng tự nhiên như những người khác.

Nướu đen do di truyền sẽ liên quan đến vấn đề các tế bào sắc tố hoạt động bất thường, nên làm cho nướu răng có màu sắc bị tối hơn. Trong gia đình nếu ông bà, bố mẹ bị nướu đen thì cháu hoặc con cái của họ cũng rất dễ gặp phải tình trạng tương tự.

Nướu răng bị đen do di truyền

Nướu răng bị đen do di truyền

1.2. Nướu răng bị đen do tuổi tác

Nướu bị đen cũng có thể là do tuổi tác. Theo thời gian, nướu của chúng ta sẽ ngày càng trở nên thâm, tối màu hơn chứ không còn giữ được nguyên sắc hồng như ban đầu.

Điều này là do sự ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên. Cụ thể, cơ thể sẽ sản xuất melanin nhiều hơn nên dẫn đến nướu bị thâm, sẫm màu.

Tuổi càng cao thì khả năng tái tạo và tự phục hồi của nướu sẽ bị giảm xuống. Nên khi nướu bị tổn thương sẽ rất khó phục hồi lại như cũ.

1.3. Do sử dụng răng sứ kim loại

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nướu răng thâm đen là bởi do sử dụng mão sứ kim loại. Đây chính là tác hại do quá trình oxy hóa kim loại xảy ra trong khoang miệng.

Vì phần khung sườn của răng sứ được làm từ kim loại, nên khi tiếp xúc với nước bọt, axit từ đồ ăn cũng như thức uống sẽ xảy ra tình trạng oxy hóa. Quá trình oxy hóa lâu ngày sẽ khiến cho viền nướu xung quanh bị thay đổi màu sắc.

Do sử dụng răng sứ kim loại

Do sử dụng răng sứ kim loại

1.4. Do cao răng dưới nướu

Cao răng dưới nướu là tình trạng mảng bám bị vôi hóa mà bạn không thể quan sát bằng mắt thường và đây cũng là nguyên nhân làm cho nướu của bạn bị thâm đen.

Cao răng chứa nhiều vi khuẩn, nếu không được làm sạch triệt để, đặc biệt là phần vôi nằm dưới nướu, chúng có thể hình thành một mảng màu đen. Vi khuẩn trong mảng bám này có thể gây viêm nhiễm và tổn thương cho nướu răng, dẫn đến tình trạng nướu răng bị đen.

1.5. Do thói quen sinh hoạt thường nhật không tốt

Nướu răng bị đen cũng có thể là do các thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt của bạn, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bao gồm: Vệ sinh răng miệng sai cách, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích.

2. Nướu răng bị đen ở trẻ sơ sinh do đâu

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, không giống như ở người lớn, trẻ sơ sinh nếu bị đen nướu răng nguyên nhân chủ yếu là do di truyền hoặc do va đập dẫn đến hiện tượng tụ máu bầm.

Nếu do di truyền thì đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của trẻ, nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Còn trường hợp nướu của trẻ sơ sinh bị đen do va đập mạnh, cần phải chăm sóc cẩn thận để máu bầm nhanh tan hết và vết thương mau lành. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, nướu càng lúc càng sưng và đen, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

3. Phương pháp khắc phục tình trạng nướu răng bị đen hiệu quả

Tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân gây đen nướu răng, chúng ta sẽ có các phương pháp khắc phục như lấy cao răng, thay mão sứ, ghép vạt nướu, áp dụng công nghệ laser hoặc đơn giản chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt.

3.1. Lấy cao răng

Trong trường hợp nướu bị đen là do cao răng tích tụ quá nhiều, bạn chỉ cần đến nha khoa thực hiện thủ thuật lấy cao răng, vệ sinh răng miệng chuyên sâu là được.

Quá trình lấy cao răng dưới nướu sẽ lâu hơn một chút so với việc cạo vôi trên bề mặt răng, nhưng cũng không hề phức tạp chút nào.

Nha sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ cao răng bên dưới nướu cũng như trên bề mặt răng. Sau khi được làm sạch, nướu răng của bạn sẽ trở nên hồng hào, khỏe mạnh.

Lấy cao răng

Lấy cao răng

3.2. Thay mão sứ mới

Nếu như nướu bị đen do dùng mão sứ kim loại lâu ngày oxy hóa, thì cách giải quyết vô cùng đơn giản, đó là thay mão sứ mới.

Để tránh trong tương lai gặp phải điều đó một lần nữa, bạn nên ưu tiên lựa chọn các dòng mão sứ kim loại. Đây là các loại mão sứ được làm từ sứ nguyên khối, không bị đổi màu hay oxy hóa trong suốt thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, sứ nguyên khối là chất liệu nha khoa vô cùng lành tính, an toàn với các mô trong khoang miệng, không gây ra tình trạng kích ứng.

3.3. Ghép vạt nướu

Đối với các trường hợp nướu bị đen do di truyền hay tuổi tác thì việc điều trị sẽ rất phức tạp. Trong đó, phương pháp ghép vạt nướu thường được nhiều người lựa chọn nhất.

Đây là thủ thuật nha khoa thẩm mỹ giúp tái tạo lại hình dáng nướu, khắc phục các vấn đề như nướu bị đen, tụt hoặc hư hại không thể tự khôi phục lại được nữa.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ dùng mô khỏe mạnh trong niêm mạc miệng để ghép trực tiếp vào vùng nướu bị đen.

Ghép vạt nướu

Ghép vạt nướu

3.4. Áp dụng công nghệ laser

Ngoài phương pháp ghép vạt nướu, nướu bị đen do di truyền hoặc tuổi tác cũng có thể điều trị bằng công nghệ laser.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị laser chuyên dụng để xử lý các vùng nướu bị đen. Laser được dùng để loại bỏ các tế bào sừng già cỗi, xử lý mảng bám và kích thích sự phục hồi, tái tạo mô nướu khỏe mạnh.

3.5. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Cuối cùng, nếu nướu răng bị đen do các thói quen sinh hoạt không tốt thì bạn cần phải thay đổi lại các thói quen này. Hãy bắt đầu bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách, thăm khám nha khoa định kỳ để xử lý kịp thời các vấn đề, bệnh lý răng miệng. Cùng với đó, bạn cần tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá hay rượu bia thường xuyên. Nhờ vậy, không chỉ tình trạng nướu bị thâm đen được cải thiện mà sức khỏe tổng thể cũng ngày được tốt hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt

4. Tham khảo thêm cách trị nướu răng bị đen tại nhà

Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo trị nướu răng bị đen ngay tại nhà sau đây:

– Baking soda: Baking soda có khả làm sạch và làm trắng tự nhiên. Bạn có thể tạo một hỗn hợp bằng việc pha 1 – 2 thìa baking soda với một ít nước để tạo thành một hỗn hợp có dạng sền sệt. Sau đó, dùng bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp và chải nhẹ nhàng trên nướu và răng trong khoảng 2 – 3 phút. Rửa sạch miệng với nước sau khi hoàn thành.

– Muối biển: Muối biển cũng có tính chất kháng vi khuẩn và làm sạch. Hòa một muỗng cà phê muối biển với một cốc nước ấm. Sau khi muối tan hoàn toàn, sử dụng dung dịch này để súc miệng, cuối cùng là rửa miệng sạch với nước sau đó.

– Nha đam: Nha đam có tác dụng làm dịu viêm nhiễm và giúp làm sạch răng tự nhiên. Bạn có thể cắt một mẩu nha đam và lấy gel bên trong. Sau đó, thoa gel nha đam lên nướu và để trong khoảng 10 -15 phút. Rửa miệng sạch với nước sau khi hoàn thành.

– Dầu ô liu: Dầu ô liu có tính chất chống viêm và làm dịu nướu. Hãy cho một ít dầu ô liu lên ngón tay và nhẹ nhàng massage nướu trong khoảng 5 – 10 phút. Cuối cùng, súc miệng với nước thật sạch.

Tham khảo thêm cách trị nướu răng bị đen tại nhà

Tham khảo thêm cách trị nướu răng bị đen tại nhà

5. Một số lưu ý giúp phòng tránh nướu răng đen

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn phòng tránh được tình trạng nướu răng đen.

Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng có chứa fluor. Hãy sử dụng cả nước súc miệng và chỉ nha khoa (hoặc máy tăm nước) nhằm tăng hiệu quả làm sạch.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà hoặc bia rượu, vì dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ưu tiên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu canxi.

– Không hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều độc tố hại có thể gây ra tổn thương cho nướu và làm nướu bị đen. Vậy nên, nếu bạn đang hút thuốc lá thì hãy bắt đầu thay đổi thói quen không tốt này.

– Lấy cao răng định kỳ: Tối thiểu 6 tháng/lần bạn nên đi lấy cao răng, vừa tránh tình trạng nướu bị đen vừa đảm bảo sức khỏe răng miệng.

– Điều trị sớm các vấn đề răng miệng: Nếu gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Tránh để các bệnh lý tiến triển nặng gây tổn thương đến nướu cũng như răng.

Một số lưu ý giúp phòng tránh nướu răng đen

Một số lưu ý giúp phòng tránh nướu răng đen

Tóm lại, nướu răng bị đen không phải tình trạng hiếm gặp và cũng không khó khắc phục. Thế nhưng, điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra. Bởi từ đó, bạn mới biết mình nên áp dụng cách nào mới hiệu quả nhất. Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về tình trạng của bản thân, hãy liên hệ ngay đến hotline hoặc đến trực tiếp phòng khám Nha Khoa Paris.

Hiển thị nguồn

Trang Colgate: “Nguyên Nhân Khiến Nướu Răng Bị Đen Là Gì?”
Medical News Today: : “7 causes of black gums”
Verywell Health: “Black Gums: Symptoms, Causes, and Treatment”
CENTER FOR ADVANCED PERIODONTAL & IMPLANT THERAPY: “Dark gums: 5 discoloration reasons and treatment”
Crest: “Dark or Black Gums: Causes and Symptoms”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa viêm nướu răng
Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng là phần mô bao quanh chân răng và xương ổ răng, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong khoang miệng. Vậy cụ thể nướu răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Viêm nướu răng hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh răng miệng khác,

Ngày 12/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý thường gặp gây nhiều đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế rất nhiều người bệnh không

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
13 Cách chữa viêm nướu răng dân gian tại nhà dễ làm

13 Cách chữa viêm nướu răng dân gian tại nhà dễ làm

Có rất nhiều cách chữa viêm nướu răng dân gian đơn giản, tiết kiệm mà bạn cần tham khảo như dùng chanh, rễ cam thảo, lá ổi, mật ong,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em là một tình trạng khá phổ biến, khi các mô mềm xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân của bệnh này có

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga