19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Khi phát hiện con trẻ bị dính phanh lưỡi, không ít phụ huynh lo lắng sẽ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của trẻ sau này và nhanh chóng đưa bé đi điều trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ cũng cần phải cắt phanh lưỡi. Vậy với tình trạng dính phanh lưỡi nhẹ có tự hết được không. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Trẻ bị dính phanh lưỡi với mức độ nhẹ sẽ không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và có thể tự hết được. Trẻ có thể phát triển về ngôn ngữ như bình thường mà không cần đến can thiệp dính phanh lưỡi. Điều quan trọng là bố mẹ nên chủ động cùng con học nói và giúp con nắn chỉnh dần. Sai lầm của nhiều bố mẹ là khi trẻ bắt đầu nói, phát âm chưa tròn chữ, không sửa lại cách phát âm cho bé mà lặp lại cách phát âm ngọng của trẻ. Vô hình chung thói quen này của người lớn lại là nguyên nhân khiến trẻ bị ngọng.
Trẻ bị dính phanh lưỡi với mức độ nhẹ thì có thể tự điều chỉnh được. Tuy vậy, trước khi biết về mức độ dính thắng lưỡi thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Dị tật dính phanh lưỡi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển miệng của bé, cũng như cách bé nuốt, ăn, bú sữa và phát âm. Cụ thể:
– Khó khăn khi bú mẹ: trẻ bị dính thắng lưỡi thường gặp khó khăn khi bú do bé không thể ngậm núm vú như bình thường. Qua đó khiến bé quấy khóc, cắn mẹ khi bú thay, đồng thời con không có đủ dưỡng chất để phát triển
– Khó ăn uống: do lưỡi bị co dính lại khi nuốt thức ăn, nên trẻ sẽ gặp phải nhiều cản trở trong quá trình ăn uống, khiến bé lười ăn, thiếu chất, nhẹ cân,…
– Thưa răng cửa dưới: dính thắng lưỡi cũng dẫn đến sự hình thành khoảng trống ở giữa hai răng cửa hàm dưới hoặc khiến răng cửa nghiêng, lâu dần răng bị xô lệch gây mất thẩm mỹ
– Khó phát âm: trẻ bị dính thắng lưỡi thường bị ngọng và khó phát âm các chữ như t, s, d, th, r, l và z
– Vệ sinh răng miệng kém: trẻ bị dị tật lưỡi thường gặp khó khăn trong việc dùng lưỡi để làm sạch các mảng thức ăn bám vào răng. Từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu
Khi trẻ bị dính thắng lưỡi mức độ nặng buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt phanh lưỡi để tránh ảnh hưởng tới ăn uống và phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Tốt nhất bố mẹ nên cắt phanh lưỡi cho trẻ càng sớm càng tốt, cụ thể:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn có thể thực hiện cắt dính phanh lưỡi bằng phương pháp cắt trực tiếp gây tê. Tuy nhiên cần có sự hợp tác của trẻ, bố mẹ có thể giữ trẻ cố định trong khoảng vài phút để thực hiện.
Đây được gọi là thời điểm vàng để cắt phanh lưỡi cho trẻ vì hầu hết các mạch máu ở phanh lưỡi đều chưa hình thành hoặc rất ít. Do đó trẻ gần như không đau đớn và không chảy máu. Chi phí cắt gây tê cũng rẻ hơn nhiều so với cắt thắng lưỡi bằng phương pháp gây mê. Với phương pháp này, sau khi cắt phanh lưỡi trẻ có thể bú ngay mà không lo sợ bị ảnh hưởng.
Hầu hết những trẻ trên 6 tháng tuổi đã hình thành mạch máu tại vùng thắng lưỡi. Điều này đồng nghĩa với việc những tác động vào vùng thắng lưỡi đều gây chảy máu cho trẻ và khiến trẻ đau đớn.
Vì thế mà những ca cắt phanh lưỡi cho trẻ sau 6 tháng tuổi sẽ được chỉ định cắt gây mê để tránh trẻ bị đau và hoảng loạn tâm lý.
Bài viết đã giải đáp chi tiết về tình trạng dính phanh thắng nhẹ có tự hết được không. Đây là dị tật đơn giản và có thể tự hết hoặc can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm các biểu hiện bất thường ở trẻ để kịp thời xử lý, tránh gây ảnh hưởng đến giao tiếp của bé sau này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×