Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Độn cằm có đau không? Đau mấy ngày? Chuyên gia giải đáp

Độn cằm có đau không câu hỏi được nhiều người (đặc biệt là chị em phụ nữ) muốn các bác sĩ chuyên khoa giải đáp. Sau đây, đội ngũ chuyên gia răng hàm mặt chuẩn Pháp tại nha khoa Paris sẽ đưa ra lời nhận định và phân tích sâu hơn về việc PTTM độn cằm .

1. Phẫu thuật độn dáng cằm V-line có bị đau không?

Các chuyên gia chỉnh hình hàm mặt nhận định rằng: độn cằm có đau nhức kèm bầm tím trong 2-4 ngày đầu. Nhưng trong suốt giai đoạn nằm bàn mổ, bác sĩ sẽ gây tê trước và rạch niêm mạc miệng sau. Vì vậy khách hàng có thể yên tâm là không xảy ra tình trạng đau đớn hay sợ hãi, hồi hộp.

Độn cằm có đau không? thời gian sau độn cằm cảm giác thế nào?

– 3 ngày đầu: đỉnh điểm sưng đau, thấy nhức buốt. Người bị đau dữ dội (cơ địa nhạy cảm), người đau ít, từng cơn (cơ địa lành, hồi phục nhanh). Nếu cơ thể cảm thấy đau nhiều sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.

– Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7: cơ bản hết cảm giác đau nhức, ê buốt, tình trạng sưng giảm hẳn. Niêm mạc chỗ bị rạch đã liền thương, không thấy bị rát, chảy máu.

– Hết 1 tháng đầu: liền thương, cằm cố định cứng chắc tại 1 vị trí. Ăn nhai không bị cứng hàm hay đau đớn.

=> Có thể kết luận lại: Thông thường người làm cằm sẽ đau nhiều nhất trong 3 ngày đầu và 1 tuần sau độ đau giảm xuống chỉ còn khoảng 30%. Sau 1 tháng có thể trở lại sinh hoạt như khi cơ thể khỏe mạnh.

Mặt sưng đau sau độn cằm

Mặt sưng đau sau độn cằm

Quy trình độn cằm cơ bản được bác sĩ chia sẻ:

– Thăm khám và làm các xét nghiệm sức khỏe cơ bản => lên phác đồ chỉnh lại dáng cằm thành cằm V-line phù hợp

– Gây tê toàn thân hoặc gây tê cục bộ nguyên phần hàm với liều lượng thuốc phù hợp

– Rạch một đường niêm mạc nhỏ trong miệng phần giữa cung hàm dưới

– Từ từ đưa chất liệu độn vào phần niêm mạc và dùng các kỹ thuật để nắn chỉnh miếng độn đúng vào vị trí theo phác đồ dáng cằm ban đầu

– Khâu niêm mạc và băng bó vết thương

– Bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau, giảm sưng hỗ trợ khách hàng.

2. Lời khuyên chuyên gia giúp giảm đau sau độn cằm

Học ngay bí quyết chăm sóc sau độn cằm cùng bác sĩ sau đây để biết cách giảm đau nhanh chóng.

2.1 Cách chăm sóc giảm đau vùng cằm

Sau phẫu thuật cằm V-line, miếng độn chưa thể được cố định ở mức tối đa. Việc liền vết thương bên trong cơ thể sẽ diễn ra. Tuy nhiên mạch máu lúc này vẫn đang tổn thương nên có thể rỉ máu. Chúng ta cần ghi chép lại các chỉ dẫn sau để thực hiện:

– Đầu tiên cần thiết nhất là hạn chế vận động quá mạnh. Đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, không để phần đầu xê dịch như cúi, vẹo, ngửa, quay qua quay lại. Tốt nhất nên nhờ người thân hỗ trợ khi sinh hoạt hàng ngày. Ngủ ở tư thế thẳng, chặn gối ở 2 bên má giữ cổ cố định.

– Chú ý thứ 2: không cử động hàm mạnh khi thu nạp đồ ăn, hạn chế hành động nhai, cắn, nghiền làm ảnh hưởng tới form cằm. Lúc này, hàm dưới bị nhai đi nhai lại quá nhiều nhẹ sẽ làm bung vết chỉ khâu niêm mạc, nặng làm độn bên trong bị lệch hướng.

Không vận động hàm mạnh

Không vận động hàm mạnh

Chú ý thứ 3: chườm đá trong 3 ngày đầu giúp giảm đau nhanh, sau đó chườm ấm giảm bầm tím và kết hợp uống thuốc giảm đau.

Cách thực hiện: bọc đá vào khăn lạnh, chùm ngoài bằng túi nilon sau đó đặt nhẹ ở vùng quanh cằm. Chú ý không ấn mạnh vào vùng niêm mạc và vùng có độn, chỉ chườm mép bên ngoài chỗ bị sưng hoặc đau. Chườm 2-3 phút đủ lạnh chuyển sang chườm ấm. Lấy khăn hơ qua hơi ấm hoặc nhúng nước dưới 50 độ. Sau đó vắt khô và chườm nhẹ tương tự lên nơi bị sưng tím. Luân chuyển chườm xen kẽ từ 4-5 lần/ngày.

Uống thuốc giảm đau là cách tốt để hạn chế cơn đau nhức sau làm cằm V-line. Hãy uống theo lời khuyến cáo từ người có chuyên môn như bác sĩ điều trị, nha sĩ. Chú ý uống đúng liều lượng, nếu quá đau có thể uống thêm liều, đau ít hãy giảm liều (thông qua bác sĩ trước).

– Chú ý thứ 4: vệ sinh mặt bằng nước sạch hoặc cùng khoảng 300ml nước muối loãng. Ưu tiên dùng nước muối loãng sinh lý, bởi việc tự pha tiềm ẩn 1 số nguy cơ nhiễm trùng vết thương do quá trình tự pha chưa sạch sẽ.

2.2 Độn cằm có đau không? Chế độ ăn uống làm nhanh liền vết thương, giảm đau tối đa

Bên cạnh những “kim chỉ nam” để bảo vệ vết thương, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến quá trình ăn uống, thu nạp năng lượng của cơ thể. Việc chăm sóc vết thương tốt, ăn uống lành mạnh giúp giảm đau hiệu quả, tiến trình hồi phục cằm nhanh chóng hơn người khác đến 1-2 tháng.

Cằm lên dáng đẹp nếu kiêng cữ đúng cách

Cằm lên dáng đẹp nếu kiêng cữ đúng cách

Chế độ ăn giảm đau cho người mới độn cằm V-line theo chuyên gia tại nha khoa Paris:

– Ngày đầu tiên đến ngày thứ 3: chỉ nên ăn cháo, súp, canh kết hợp uống sữa, uống nước sinh tố, nước ép hoa quả. => Không cử động hàm sẽ không thấy cảm giác đau.

– Ngày thứ 3 bớt đau sẽ bổ sung thêm 1 số món mềm, xé nhỏ hết cỡ trong bữa ăn như cơm nhão, củ quả – thịt hầm nhừ, thịt băm, rau nghiền. Cố gắng há nhẹ từ từ, nhai bằng hàm răng trọng, giữ hàm cân bằng.

Nguyên tắc ăn uống sau làm cằm là không ăn đồ nhiệt độ thất thường như đồ lạnh (kem, nước đá), đồ nóng (mì, canh, nước canh, đồ chiên xào), đồ cay (ớt, tương ớt, chế phẩm từ ớt). Bởi những nhiệt độ này làm miệng niêm mạc bị mẫn cảm, có thể sưng tấy, rỉ máu trở lại, khó đóng vảy liền vết thương.

– Trong 1 tháng đầu, “kẻ thù” số 1 là gạo nếp, xôi, chè, da gà, rau muống, thịt đỏ. Vì chúng có tính nóng, chất madecassol làm việc phát triển xơ, da và biểu mô tăng mạnh đột ngột nên gây ra sẹo lồi ửng đỏ, che lấp miệng vết thương. Một tin không vui là sẹo lồi cực kỳ khó chữa lành, nên khách hàng làm cằm cần lưu ý điều này.

Không ăn đồ cay nồng từ ớt

Không ăn đồ cay nồng từ ớt

2.3 Chọn địa chỉ độn cằm tốt nhất có thể

Việc chọn địa chỉ làm cằm V-line là nền tảng giúp khách hàng có một trải nghiệm làm cằm chuyên nghiệp, ít đau, nhanh lên dáng. Tay nghề bác sĩ điều trị khác nhau sẽ dẫn tới những kết quả khác nhau.

Kỹ thuật độn dáng cằm bao gồm: rạch miệng, kéo niêm mạc miệng, lách miếng độn vào trong tế bào, nắn chỉnh cố định, khâu vết rạch. Sẽ quyết định đến tình trạng, mức độ đau sau khi người bệnh về nhà nghỉ ngơi.

Nếu bác sĩ non tay nghề thực hiện, biến chứng hậu phẫu là điều dễ xảy ra như:

– Tạo vết rạch quá sâu: làm chạm dây thần kinh và xương răng cửa dẫn đến tê hàm, môi, lưỡi chưa kể chảy máu lâu dài, xâm lấn tổ chức nướu làm dưới.

– Thao tác di chuyển độn nhân tạo vào cằm: miếng độn chế tác không đúng với kích thước cần độn sẽ làm da cằm trùng xuống nhìn cằm nhọn, hóp má hoặc chóp cằm bạnh to thiếu cân đối.

– Kỹ thuật cố định vết thương thiếu chắc chắn: dễ bung chỉ, hở miệng niêm mạc, rỉ máu, tanh miệng, lâu liền vết thương. Hậu quả là đau nhức kéo dài, viêm nhiễm, sưng mủ làm nhiễm trùng toàn bộ niêm mạc cằm dưới.

Ngoài ra trong thời gian phẫu thuật cằm ở phòng vô trùng, thao tác gây mê được tiêm không đúng vị trí cũng có thể làm bệnh nhân đau nhức bắp tay vài hôm sau.

Nỗi lo lớn nhất của mọi khách hàng là rủi ro trong phòng phẫu thuật. Một cơ sở có bác sĩ non kém sẽ không có đủ năng lực chẩn đoán, ứng phó rủi ro với nhiều tình huống xấu.

Ngược lại, khách hàng độn cằm tại nơi có máy móc tiên tiến, bác sĩ giỏi thì quá trình phẫu thuật cằm V-line sẽ diễn ra nhanh chóng trong vòng 30 đến 60 phút với thao tác rạch mổ chính xác, độn nhân tạo trùng khớp tỷ lệ dáng cằm. Đặc biệt 1 tuần sau sẽ hết gần như hoàn toàn cảm giác đau đớn, ê buốt và nhìn thấy được dáng cằm V-line thon gọn ngay.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

Trường hợp độn cằm bị lệch và chóp cằm nhiễm trùng

Trường hợp độn cằm bị lệch và chóp cằm nhiễm trùng

3. Review khách hàng về thắc mắc độn cằm có đau không?

Chị Dương Thị Hồng Nga – khách hàng làm độn cằm từ tháng 7 năm 2022 chia sẻ với đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Paris:

“Mình có phần trên gò má cao, phần dưới môi nhỏ, dáng cằm ngắn nên nhìn thẳng hay nghiêng má đều bị hóp. Mặc dù đường sống mũi, lông mày, mắt, môi đều có nét đẹp chuẩn theo bác sĩ nhận định. Chỉ vì chiếc xương hàm dưới nhỏ bé mà nhìn mặt mình như bị lẹm, thiếu sức sống, không xinh đẹp. Cuối cùng mình quyết định độn thêm sụn cằm để nhìn cằm thon dài hơn dù biết sẽ phải chịu đau đớn và tốn nhiều chi phí.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

Cằm lẹm nhìn mặt lệch, thiếu cân đối. Hình minh họa Độn cằm có đau không?

Cằm lẹm nhìn mặt lệch, thiếu cân đối. Hình minh họa

Khi lên bàn mổ mình được gây tê nên không có cảm giác gì. Tuy nhiên, sau hết thuốc tê thì thấy đau nhức vùng hàm và bị cứng chân răng cửa hàm dưới. 2 ngày đầu cả khuôn mặt sưng to, tím tái và mình chỉ dám ăn cháo bằng ống hút. Mỗi lần thấy đau mình chườm khăn lạnh lên là cảm giác đau giảm hẳn. Sau đó vài ngày bác sĩ gợi ý kết hợp chườm thêm khăn ấm để hạn chế sưng viêm.

Mình nghe bác sĩ nói trước thời gian phẫu thuật 1 tuần hãy uống nhiều C sủi để có sức đề kháng tốt. Trộm vía do kiêng cữ điều độ mà đến ngày thứ 6 mình đã khỏe mạnh và không còn bất cứ cảm giác nào đau đớn nữa. Điều vui mừng nhất là chiếc cằm vào form rất đẹp, mũi cao, nhìn mặt cân đối, xinh đẹp đến bất ngờ.”

Trên đây là lời giải đáp của đội ngũ bác sĩ răng hàm mặt tại nha khoa Paris cho câu hỏi Độn cằm có đau không? Hiểu rõ về mức độ đau sau độn cằm giúp khách hàng giảm bớt được gánh nặng tinh thần và lên kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo cho lần “lột xác” đặc biệt này.

Khách hàng hãy để lại thông tin tại đây để được Chuyên gia chuẩn Pháp tư vấn, chẩn đoán tình trạng khuôn mặt Miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề độn cằm
Độn cằm có nguy hiểm không, có bị hỏng cằm vĩnh viễn không?

Độn cằm có nguy hiểm không, có bị hỏng cằm vĩnh viễn không?

Độn cằm có nguy hiểm không, có gây ra biến chứng xấu cho khuôn mặt không là nỗi lo của nhiều chị em đang quan tâm đến dịch vụ này. Bác

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Độn cằm xong bị móm xử lý thế nào? Cách khắc phục nhanh chóng

Độn cằm xong bị móm xử lý thế nào? Cách khắc phục nhanh chóng

Độn cằm xong bị móm được liệt kê vào dạng phẫu thuật cằm hỏng, đây là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy phải khắc phục trường hợp này như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Độn cằm nam – Xu Hướng Làm Đẹp Thịnh Hành Chuẩn Soái Ca

Độn cằm nam – Xu Hướng Làm Đẹp Thịnh Hành Chuẩn Soái Ca

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của đấng mày râu cũng không thua kém gì so với các chị em phụ nữ. Độn cằm nam chính là một giải pháp mà nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Chia sẻ kinh nghiệm độn cằm, 100% chị em cần biết sớm

Chia sẻ kinh nghiệm độn cằm, 100% chị em cần biết sớm

Nhiều chị em muốn thực hiện tiểu phẫu cằm nhưng chưa hiểu biết về dịch vụ này. Tìm hiểu kinh nghiệm độn cằm từ những người đi trước là

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Khi nào cần tháo miếng độn cằm, Lưu ý quan trọng

Khi nào cần tháo miếng độn cằm, Lưu ý quan trọng

Có nhiều khách hàng mong muốn tháo miếng độn cằm sau phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa nói gì về những trường hợp này? Liệu có thể tháo

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Biến chứng của độn cằm – Cách phòng ngừa và điều trị các biến chứng

Biến chứng của độn cằm – Cách phòng ngừa và điều trị các biến chứng

Hình ảnh biến chứng của độn cằm đang xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội, đây là báo động đỏ cho phong trào phẫu thuật cằm ồ ạt. Vậy, 6

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map