Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Biến chứng của độn cằm – Cách phòng ngừa và điều trị các biến chứng

Hình ảnh biến chứng của độn cằm đang xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội, đây là báo động đỏ cho phong trào phẫu thuật cằm ồ ạt. Vậy, 6 biến chứng kinh khủng nhất sau khi độn cằm là gì và làm thế nào để chọn được nơi làm cằm uy tín? Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm, chuyên gia từ Nha khoa Paris, sẽ chia sẻ với khách hàng về vấn đề này.

1. Những biến chứng của độn cằm

Những biến chứng sau phẫu thuật độn cằm thường xảy ra như sau.

1.1 Cằm bị bầm tím, tụ máu

– Vùng cằm bị bầm tím, sưng là do tụ máu. Đây là hiện tượng bình thường mỗi khi cơ thể có vết thương hở và khi làm cằm cũng thế.

– Khi bác sĩ rạch niêm mạc trong miệng và độn chất liệu nhân tạo vào thì kim tiêm làm thủng các mạch máu vùng xung quanh => máu chảy ra, đọng lại và làm thâm tím cằm.

Nếu bầm tím khoảng 3-4 ngày và thuyên giảm dần thì đó là diễn biến bình thường. Tuy nhiên nếu máu chảy nhiều trong niêm mạc, sưng đỏ kéo dài kèm theo tím tái da cằm trên nửa tháng thì chúng ta cần nên lưu tâm vì đã có dấu hiệu nguy hiểm.

– Vùng cằm luôn là vùng tập trung nhiều máu, vì vậy khi có dao kéo, vật nhọn tác động vào quá mức với diện tích rộng thì việc chảy máu ồ ạt sau độn cằm là khó tránh khỏi.

– Bác sĩ thiếu kinh nghiệm dễ mắc phải 3 sai lầm: thao tác rạch sâu, đụng chạm quá nhiều vào tổ chức mô bên trong cằm, không chuẩn bị dụng cụ cầm máu/máu bổ sung cho tình huống xấu nhất. Dẫn đến xuất huyết trong khi phẫu thuật. Xuất huyết nhẹ làm sưng u vùng quanh cằm, cổ, má; bầm tím thẫm kéo dài; xuất huyết nặng có thể làm nguy hại đến tính mạng khách hàng.

1.2 Nhiễm trùng miệng vết thương

Dấu hiệu nhiễm trùng sau độn cằm có thể nhìn bằng mắt thường như:

– Cằm tím tái, sưng đau, da có màu đỏ thẫm lâu ngày

– Bên trong miệng nơi bị rạch chảy rỉ máu, xót lợi kéo dài

– Thấy nổi cục u ở trong và ngoài cằm, có màu trắng của vết mưng mủ

– Nhức, ngứa vùng cằm liên tục

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi độn cằm nhân tạo. Nguyên nhân chính có thể là từ phía bác sĩ thực hiện hoặc từ thói quen kiêng cữ của khách hàng.

Vì vậy, chúng ta cần chọn được địa chỉ làm cằm hiện đại, có phòng phẫu thuật vô trùng, các dụng cụ được khử trùng, bảo quản sạch sẽ. Đặc biệt sau làm cằm, cần bảo vệ vết thương 24h/24h, tránh không để cho vi khuẩn từ thức ăn, bụi bặm, chăn gối, mũ, khăn… xâm nhập vào trong vết thương.

Cằm mưng mủ vì bị viêm nhiễm sau phẫu thuật

Cằm mưng mủ vì bị viêm nhiễm sau phẫu thuật

1.3 Biến chứng của độn cằm: Tổn thương dây thần kinh

Biểu hiện tổn thương dây thần kinh sau tạo hình cằm là tê môi, lưỡi, cứng hàm hoặc rối loạn cảm giác quanh vùng hàm. Khách hàng có thể thấy khó ăn nhai, mở hàm, ngứa hàm và việc ăn nói, ăn nhai gặp nhiều trở ngại.

Biến chứng nặng hơn là làm tổn thương dây thần kinh gần tủy răng, làm răng bị tổn thương, gây ra sự đau nhức, thậm chí lung lay, rụng răng.

Nguyên nhân gặp biến chứng này là do thao tác rạch miệng, thao tác đưa miếng độn cằm vào vô tình chạm đến dây thần kinh xương hàm vùng răng cửa.

1.4 Ảnh hướng tới các răng liền kề

Vùng can thiệp cằm nằm ngay gần các chân răng cửa và răng nanh hàm dưới. Một số người sau phẫu thuật bộ phận này sẽ xảy ra tình trạng hôi miệng, sâu răng, ê buốt răng. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như: viêm niêm mạc miệng do thức ăn, vi khuẩn tích tụ ở miệng vết thương làm men răng tổn thương, buốt răng do chân răng bị chấn động nhẹ…

Tê hàm đau răng sau độn cằm

Tê hàm đau răng sau độn cằm

1.5 Để lại sẹo xấu

Vùng niêm mạc miệng bên trong hàm dưới được tách ra để đưa miếng độn vào, mục đích là để che đi vết sẹo và làm vùng da ngoài cằm tự nhiên sau độn.

Tuy nhiên, có nhiều khách hàng sau phẫu thuật không biết kiêng cữ làm cho vùng này không những không mờ sẹo mà còn lồi lên, đùn lên một cục, nhìn mất thẩm mỹ. Ngoài ra, bác sĩ rạch miệng quá sâu, khâu vết thương cẩu thả cũng là nguyên nhân làm miệng có sẹo vĩnh viễn.

Để tránh để lại sẹo xấu, chúng ta cần kiêng thu nạp các loại đồ ăn như gạo nếp, rau muống, da gà/vịt… và lựa chọn bác sĩ uy tín để độn cằm. Vì nếu sau phẫu thuật, cằm có sẹo sẽ làm dáng cằm không đẹp như ý muốn và giảm đi vẻ cân đối trên khuôn mặt.

Sẹo làm mất thẩm mỹ khuôn mặt và vùng cằm

Sẹo làm mất thẩm mỹ khuôn mặt và vùng cằm

1.6 Biến chứng do thuốc gây mê khi phẫu thuật

Trước phẫu thuật tạo hình dáng cằm như độn cằm, tiêm cằm, gọt cằm… khách hàng bắt buộc phải trải qua bước tiêm thuốc gây tê để giảm cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, có một số ít khách hàng không may bị dị ứng với loại thuốc này. Biểu hiện dị ứng là co thắt tim, co giật, sốc phản vệ, mất nhịp tim…

Nguyên nhân là do trước khi lên bàn mổ, bác sĩ không test phản ứng của cơ thể khách hàng trước, hoặc chủ quan không theo dõi hồ sơ bệnh án của khách hàng.

Những biến chứng này nhẹ thì làm cơ thể mệt mỏi, mất nhận thức tạm thời, nặng gây suy nhược cơ thể, thậm chí là mất mạng.

2. Các nguyên nhân khiến cho độn cằm để lại biến chứng

Như Tiến sĩ Trâm chia sẻ, việc xảy ra các biến chứng, rủi ro sau phẫu thuật tạo dáng cằm là do một phần từ khách hàng và phần lớn là do cơ sở điều trị.

2.1 Do tay nghề bác sĩ

– Độn cằm không phải là ca đại phẫu như gọt cằm. Tuy nhiên khi can thiệp bất kỳ một thao tác nào vào cơ thể, điều quan trọng số 1 là chúng ta phải tìm được vị bác sĩ đủ chuyên môn, dày kinh nghiệm thực hiện.

– Lý do đơn giản là nếu để cho bác sĩ kém tay nghề thực hiện thì rủi ro xảy ra là rất cao. Chúng ta phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là chịu di chứng mãi mãi.

2.2 Máy móc, dụng cụ không đảm bảo

– Những tế bào trong cơ thể con người cực kỳ nhạy cảm. Chỉ cần một vết bẩn nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng cả vùng phẫu thuật.

, có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ “chui”, “rởm”, không có đủ điều kiện khử khuẩn máy móc, dụng cụ phẫu thuật nhưng vẫn “tự tin” sử dụng để can thiệp khi độn cằm.

Những dụng cụ như dao, kéo, chỉ khâu, bông băng, nẹp… nếu không được khử trùng sạch sẽ, còn bám bụi bặm, vi khuẩn tạp chất thì khi đụng chạm đến tế bào, những tác nhân này sẽ xâm nhập vào máu gây ra nhiều biến chứng.

Dụng cụ độn cằm cần khử trùng sạch sẽ trước phẫu thuật

Dụng cụ độn cằm cần khử trùng sạch sẽ trước phẫu thuật

2.3 Chất liệu tiêm, độn cằm kém chất lượng

Mục đích tạo dáng cằm là đưa chất liệu độn kích thước phù hợp vào chóp cằm và cố định nguyên ở 1 vị trí. Các chất liệu độn cằm phổ biến như: filler, sụn softxil, silicon… Nếu chúng được nhập khẩu chui, không phải là hàng chính hãng, chế tác cẩu thả thì khi đưa vào cơ thể sẽ dẫn đến “1001 biến chứng” mà chính các bác sĩ cũng không thể lường trước được.

Nhiều người sau làm cằm đã phải tháo chất liệu độn ra vì nhiễm trùng, mưng mủ, cằm dáng lệch lạc, dị dạng.

2.4 Chăm sóc vùng mặt sai cách

Bên cạnh những yếu tố từ nơi điều trị, việc tự chăm sóc vùng mặt đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hậu phẫu độn cằm.

Vùng cằm sẽ xảy ra biến chứng nếu khách hàng mắc phải những sai lầm sau:

– Ăn uống thô bạo ngay sau khi tiêm cằm, ăn không kiêng cữ

– Sờ tay, vật nhọn vào chỗ miệng vết thương sau độn cằm

– Đánh răng mạnh, ăn đồ quá nóng/cay/lạnh

– Đè nén, va chạm mạnh vào vùng cằm khi mới phẫu thuật => làm lệch miếng độn, nhìn dáng cằm xấu, dị dạng

– Để cằm nhiễm trùng do bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn trong quá trình sinh hoạt.

Nằm đè vào cằm khi vừa phẫu thuật

Nằm đè vào cằm khi vừa phẫu thuật

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Các lưu ý giúp phòng tránh biến chứng mà độn cằm có thể gây ra

Từ những nguyên nhân làm cằm biến chứng, chúng ta có thể rút ra kết luận: Muốn làm cằm, hãy lựa chọn cơ sở uy tín và ý thức được việc chăm sóc hậu phẫu.

3.1 Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín

Muốn chọn được địa chỉ thẩm mỹ cằm uy tín, khách hàng cần lưu tâm đến những điều sau:

– Được Bộ Y tế cấp phép hoạt động kinh doanh thẩm mỹ với dịch vụ độn cằm

Chỉ những nơi hội tụ đủ những yêu cầu về an toàn y tế, cơ sở vật chất, quy trình khám chữa bệnh mới được cấp phép. Thông tin này, chúng ta có thể xem trên các website, fanpage của nơi điều trị.

Nếu cơ sở nào thông tin lan man, ít ỏi, hoặc “nhập nhằng” không rõ ràng, tốt nhất không nên tin tưởng.

– Đề phòng nơi có giá “rẻ giật mình”

xuất hiện nhiều mẫu quảng cáo độn cằm giá rẻ để thu hút nhiều người. Nếu không có nhiều kinh nghiệm, chúng ta dễ bị đánh lừa bởi những “mánh khóe” này.

Chất lượng đi đôi với mức giá. Khách hàng tuyệt đối không gửi gắm gương mặt quý giá của mình cho những địa chỉ giá rẻ, bởi đó có thể là nơi có bác sĩ non tay nghề, máy móc cũ, thao tác phẫu thuật lạc hậu, không có cơ sở vật chất đảm bảo khi phẫu thuật.

Biến chứng sau độn cằm

Biến chứng sau độn cằm

3.2 Tránh biến chứng của độn cằm: biết chăm sóc hậu phẫu đúng cách

Tiến sĩ Trâm – Giảng viên đại học Y Hà Nội – Giám đốc chuyên môn chuỗi nha khoa Paris hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc sau can thiệp độn cằm.

– Chế độ ăn uống hàng ngày sau hoàn tất quá trình độn cằm

Tránh xa đồ ăn tiêu cực cho cơ thể: đồ có ga, đồ ngọt, đồ chế biến sẵn, đồ nóng/lạnh cay

Ăn ít chất đạm có trong trứng, thịt đỏ, chỉ duy trì ở mức 5-100g/ngày.

Nói “không” với món ăn chứa chất béo chuyển hóa như đồ chiên rán, đồ dầu mỡ

Kiêng cữ cơm nếp, thịt gà, rau muống để hạn chế để lại sẹo lồi hoặc làm mưng mủ vết thương

“Tạm biệt” tinh bột xấu như gạo nếp, bánh mì, khoai tây, chuyển sang ăn tinh bột có lợi, ít béo như bánh mì đen, ngô, yến mạch.

Bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi.

Ăn rau xanh hoa quả biến chứng của độn cằm

Ăn rau xanh hoa quả

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

– Hoạt động bảo vệ cằm sau độn cằm

Nghỉ ngơi, thư giãn (đọc sách, nghe nhạc…) trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật.

Không chơi thể thao hay di chuyển vùng cằm quá nhiều.

Ăn nhai nhẹ nhàng, sử dụng cơ hàm trên nhiều hơn để bảo vệ cơ hàm dưới.

Ngủ giữ cố định tư thế thẳng, không nằm nghiêng đè vào vị trí phẫu thuật.

Không cho tay hay vật gì bẩn lên cằm.

– Ngoài ăn uống và giữ gìn vùng cằm, khách hàng cần học cách chườm đá giảm đau; chườm ấm giảm sưng và mát xa mặt để làm thuyên giảm các cơn đau. Biết cách chăm sóc thì vết thương ở hàm sẽ rất nhanh lành và không phải chịu những rủi ro ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ.

Những biến chứng của độn cằm trên đây dù là do nguyên nhân nào thì cũng rất đáng tiếc và gây ra ám ảnh với nhiều người. Chúng ta hãy cảnh giác với những spa và cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Khách hàng để lại số điện   tại đây để gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề biến chứng của độn cằm
Cách chăm sóc sau độn cằm: những Lưu ý hữu ích cần phải nhớ

Cách chăm sóc sau độn cằm: những Lưu ý hữu ích cần phải nhớ

Nhiều người cho rằng chăm sóc sau độn cằm chỉ cần tập trung vào 1 tuần đầu khi vết thương còn mới, sau đó có thể thoải mái ăn uống,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Độn cằm bao lâu thì lành? Những lưu ý khi độn cằm mà bạn cần biết

Độn cằm bao lâu thì lành? Những lưu ý khi độn cằm mà bạn cần biết

Độn cằm là một trong những phương pháp tối ưu dành cho các cô nàng muốn sở hữu một khuôn mặt thanh thoát, tự nhiên. Tuy nhiên, sau khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Độn cằm kiêng ăn gì? Thực đơn giúp liền vết thương cằm tỷ lệ 99%

Độn cằm kiêng ăn gì? Thực đơn giúp liền vết thương cằm tỷ lệ 99%

Độn cằm kiêng ăn gì, làm gì để liền thương nhanh và vào form dáng chuẩn? Nắm được những đầu mục món ăn sau đây khách hàng sẽ có một chế

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Độn cằm có nguy hiểm không, có bị hỏng cằm vĩnh viễn không?

Độn cằm có nguy hiểm không, có bị hỏng cằm vĩnh viễn không?

Độn cằm có nguy hiểm không, có gây ra biến chứng xấu cho khuôn mặt không là nỗi lo của nhiều chị em đang quan tâm đến dịch vụ này. Bác

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Độn cằm có đau không? Đau mấy ngày? Chuyên gia giải đáp

Độn cằm có đau không? Đau mấy ngày? Chuyên gia giải đáp

Độn cằm có đau không là câu hỏi được nhiều người (đặc biệt là chị em phụ nữ) muốn các bác sĩ chuyên khoa giải đáp. Sau đây, đội ngũ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Độn cằm xong bị móm xử lý thế nào? Cách khắc phục nhanh chóng

Độn cằm xong bị móm xử lý thế nào? Cách khắc phục nhanh chóng

Độn cằm xong bị móm được liệt kê vào dạng phẫu thuật cằm hỏng, đây là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy phải khắc phục trường hợp này như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map