Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng

name hòa thanh trân
name Đã hỏi: 04/04/2025

Mình đang niềng răng được nửa năm, bác sĩ nói sắp bước vào giai đoạn đóng khoảng. Không biết quá trình này kéo dài bao lâu và có đau không

name TS. BS nha khoa Đàm Ngọc Trâm
name Đã trả lời: 04/04/2025

Chào Hòa,

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng sẽ dao động từ 4 đến 8 tháng. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt trên hàm răng của mình. Cụ thể, các răng mọc chen chúc sẽ dần đều đặn hơn, răng thưa được kéo sát khít lại, răng hô được đẩy lùi về phía sau và răng móm cũng được kéo ra ngoài.

Niềng răng giúp răng thưa được kéo lại gần, tạo hàm răng đều đẹp

Niềng răng giúp răng thưa được kéo lại gần, tạo hàm răng đều đẹp

Dưới đây là các giai đoạn trong niềng răng:

– Làm thẳng răng (2 – 6 tháng): Gắn mắc cài, dây cung để tạo lực kéo, giúp răng dịch chuyển và thẳng hàng. Giai đoạn đầu có thể gây hơi đau nhức.

– Điều chỉnh chân răng (2 – 4 tháng): Sử dụng dây cung để nắn chỉnh răng xoay, lệch lạc, giúp trục răng thẳng và ổn định hơn.

Dùng dây cung để điều chỉnh và nắn trục răng ngay ngắn

Dùng dây cung để điều chỉnh và nắn trục răng ngay ngắn

– Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng (4 – 8 tháng): Làm khít các khoảng trống, đặc biệt sau khi nhổ răng. Khách hàng sẽ thấy rõ sự thay đổi như răng đều hơn, răng thưa khít lại, răng hô/móm được điều chỉnh.

– Đóng khớp theo chiều đứng (2 – 8 tuần): Gắn chun để điều chỉnh khớp cắn, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và giải quyết tình trạng hở răng, khớp cắn không khít.

– Duy trì (6 tháng – 1 năm hoặc hơn): Đeo hàm duy trì để cố định răng ở vị trí mới, ngăn ngừa răng di chuyển về vị trí cũ. Thời gian duy trì tùy thuộc tình trạng khớp cắn và loại khí cụ duy trì.

Sử dụng hàm duy trì để giữ răng cố định ở vị trí mới.

Sử dụng hàm duy trì để giữ răng cố định ở vị trí mới.

Thời gian đóng khoảng trong niềng răng có thể mang đến những cảm giác khó chịu như răng nhạy cảm hơn, cộm cấn do khí cụ. Tuy nhiên, Hòa không nên quá lo lắng những triệu chứng này chỉ xuất hiện trong vài ngày. 

Thông thường, cảm giác ê buốt xuất hiện khi răng mới bắt đầu dịch chuyển, dưới tác động lực hoặc sau mỗi lần bác sĩ điều chỉnh lực kéo của dây cung, lò xo hoặc các thành phần khác của mắc cài. 

Vì vậy, Hòa cứ yên tâm theo dõi và trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu có cảm giác bất thường nhé!

Chủ đề: lệch răngRăng mọc chen chúcRăng mọc lệch
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chủ đề lệch răng
Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ