
Niềng răng khểnh sẽ giúp khách hàng có được một hàm răng đều, đẹp và không còn lo lắng về các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra. Vậy cụ thể nẹp răng khểnh như thế nào? Quy trình ra sao? Chi phí thế nào? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Khi có 1 chiếc răng gây ra sự lệch lạc và mất cân đối cho cả hàm thì niềng răng khểnh là một phương pháp lý tưởng để giúp hàm răng mọc trở lại đều đặn hơn.
Với một vài người, những chiếc răng khểnh không những không gây xấu mà trái lại còn tạo thêm nét duyên, nét đáng yêu. Tuy nhiên hầu hết các nha sĩ, bác sĩ trên toàn thế giới đều khuyên khách hàng nên niềng răng khểnh, kể cả những người có răng khểnh ở vị trí đẹp.
Những lý do giải thích cho vấn đề vì sao nên chỉnh răng khểnh được đưa ra bao gồm:
Tăng khả năng mắc bệnh răng miệng: Răng khểnh mọc sai vị trí sẽ tạo ra kẽ hở, khoảng trống làm thức ăn dễ bị mắc kẹt lại & khó vệ sinh. Nếu không loại bỏ được ra sớm, vi khuẩn sẽ bắt đầu xuất hiện và gây các bệnh lý răng miệng phổ biến như sâu, viêm nha chu, viêm lợi,…
Dễ làm tổn thương môi: Với những người có răng khểnh nhọn thì khả năng môi bị xước, tổn thương sẽ cao hơn bình thường.
Giảm sức nhai: Khi răng số 3 mọc lệch sẽ tạo ra sự thiếu hụt răng tham gia vào hoạt động nghiền thức ăn. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong quá trình nghiền thức ăn, thế nhưng chắc chắn sức nhai vẫn sẽ bị suy giảm.
Khi xuất hiện răng khểnh đồng nghĩa là có sự chen chúc trên hàm răng, nguyên nhân có thể do kích thước răng quá lớn hoặc diện tích hàm không đủ chỗ.
Do vậy để niềng răng khểnh thành công nhất định phải xử lý được vấn đề về khoảng trống. Vì thế niềng răng khểnh có cần nhổ răng không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp.
Nếu bác sĩ tính toán có thể thực hiện một số kỹ thuật như xẻ kẽ răng, di xa răng (đẩy răng hàm về phía sau), nong rộng diện tích hàm,… thì khách hàng không phải nhổ răng.
Ngược lại nếu răng khểnh mọc quá cao & những răng khác chen chúc nhiều thì khả năng phải nhổ răng sẽ rất lớn. Do đó tốt nhất bạn nên tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra, sau khi chụp X-quang và chuẩn đoán sẽ có câu trả lời chính xác nhất.
Trước đây để niềng răng khấp khểnh, ngành nha khoa chủ yếu dựa vào các khí cụ chỉnh nha có mắc cài. Tuy nhiên ngày nay, khách hàng đã có thêm dụng cụ chỉnh răng khểnh trong suốt trong tùy chọn của mình.
Cho tới nay, vì lý do giá niềng răng khểnh bằng dụng cụ có mắc cài vẫn ở mức hợp lý nên đây vẫn là phương pháp được ưa chuộng hàng đầu.
Bên cạnh đó trong một số trường hợp khó, răng khểnh mức độ nặng thì nhiều bác sĩ cũng đánh giá cao hiệu quả của dụng cụ có mắc cài hơn.
Với rất nhiều tùy chọn về chất liệu mắc cài, cơ chế hoạt động nên ngày nay vấn đề thẩm mỹ của dụng cụ có mắc cài cũng đã được giải quyết.
Để niềng răng khểnh với khay nhựa trong suốt, khách hàng sẽ cần bỏ ra khoản tiền tương đối lớn. Tuy nhiên đổi lại sẽ nhận được những sự tiện lợi, tính thẩm mỹ và tính thoải mái khi sử dụng vô cùng xứng đáng.
Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả chỉnh nha, khách hàng nên sử dụng sản phẩm của những thương hiệu uy tín & nên được các bác sĩ chỉnh nha giỏi điều trị.
Tùy vào tình trạng, cấu trúc răng cũng như phương pháp mà bạn lựa chọn để chỉnh nha thì thời gian niềng sẽ khác nhau. Tuy nhiên thời gian trung bình để niềng răng khểnh thường từ 16 – 18 tháng
Thời gian để chỉnh răng khểnh bằng mắc cài thông thường sẽ nhanh hơn so với việc sử dụng khay trong suốt Invisalign. Bởi lực kéo lên răng khi sử dụng mắc cài sẽ lớn hơn và dễ dàng tăng giảm hơn.
Dưới đây là các bước trong 1 quy trình niềng răng khểnh cơ bản nhất:
Bước 1: Chụp X quang răng.
Ở bước này bác sĩ sẽ xem xét tình trạng hàm răng của bạn để tư vấn cách thức niềng răng khểnh phù hợp nhất.
Bước 2: Tiến hành lấy dấu hàm.
Vì mỗi người có cấu trúc răng nhất định nên cần phải lấy dấu hàm thì mới có thể thiết kế được mắc cài và khung niềng phù hợp.
Bước 3: Điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có).
Bác sĩ sẽ phải chữa trị triệt để các bệnh như sâu răng, viêm nướu, răng vỡ…cho người niềng trước khi lắp khí cụ niềng răng.
Bước 4: Nhổ răng khểnh và lắp khí cụ niềng răng.
Bác sĩ cần phải nhổ răng để tạo không gian cho các răng dịch chuyển. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ niềng răng. Thường thì thời gian gắn mắc cài hoặc khung trong suốt là rất nhanh (từ 10 đến 15 phút).
Bước 5: Tái khám.
Thông thường cứ sau khoảng 1 tháng thì bác sĩ sẽ yêu cầu người niềng quay lại để căng lại dây cung. Đồng thời, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết hàm, thay thun và hướng dẫn việc chăm sóc răng miệng cho người niềng.
Chi phí niềng răng mắc cài sứ tự đóng có giá trung bình khoảng 50.000.000 VNĐ. Niềng răng khểnh mắc cài kim loại thường chỉ dao động trong khoảng 30 triệu. Với các mức độ phức tạp hơn có thể lên đến 54.000.000 VNĐ đến 58.000.000 VNĐ.
Chi phí niềng răng khểnh sẽ thay đổi theo sự lựa chọn của khách hàng. Sản phẩm càng cao cấp thì giá tiền cũng tăng lên tương đương. Ngoài ra giữa các nha khoa cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định niềng răng khấp khểnh bao nhiêu tiền.
Dưới đây là bảng giá niềng răng khểnh tại Nha Khoa Paris khách hàng có thể tham khảo:
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Thường | Gói | 30.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Thường mức độ khó (nhổ răng lệch lạc nhiều) | Gói | 40.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Tự Buộc | Gói | 40.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê | Gói | 40.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Sứ thường | Gói | 45.000.000 |
Niềng răng có mắc cài | Gói | 30.000.000 – 100.000.000 VNĐ |
Niềng răng không mắc cài | Gói | 40.000.000 – 130.000.000 VNĐ |
Tại Nha Khoa Paris, chúng tôi đã khắc phục và niềng răng khểnh cho rất nhiều khách hàng với tỷ lệ thành công đạt 100%. Bạn có thể chiêm ngưỡng một vài khách hàng gần đây nhất của chúng tôi
Khách hàng niềng răng khểnh 2 bên
Khách hàng niềng răng khểnh kết hợp nắn chỉnh răng mọc thụt bên trong
Khách hàng niềng răng khấp khểnh cả hàm
Khách hàng chỉnh nha hàm trên
Có thể nói, niềng răng khểnh là một việc bạn nên làm để đảm bảo sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng của mình. Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng phương pháp niềng răng nào thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ tại cơ sở nha khoa uy tín để có sự lựa chọn phù hợp nhất bạn nhé!
TP. HÀ NỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. NGHỆ AN
TP. ĐÀ NẴNG
TP. THỦ DẦU MỘT
TP. HẠ LONG
TP. BẮC NINH
TP.THANH HÓA