Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm nhưng khiến trẻ đau đớn, khó chịu trong ăn uống, ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần. Bài viết sau sẽ tổng hợp hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi để bạn dễ dàng nhận biết và có phương pháp điều trị hiệu quả. Cùng theo dõi ngay nhé!

1. Nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi

Theo Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng, tưa lưỡi là tình trạng nhiễm nấm, thường do nấm Candida khiến lưỡi, niêm mạc miệng, họng và thực quản xuất hiện các màng màu trắng. Khác với cặn sữa, tưa lưỡi bám rất chắc, khiến trẻ khó chịu, đau rát và chảy máu nếu cố lau rửa.

Trẻ nhỏ dễ bị tưa lưỡi do ít tiết nước bọt, niêm mạc miệng ở môi trường axit có chỉ số pH thấp. Bệnh thường xuất hiện khi việc vệ sinh răng miệng cho bé không tốt, tạo điều kiện cho nấm phát triển, hình thành các tưa lưỡi.

Nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ bao gồm:

– Trẻ thường xuyên bị khô miệng: Miệng trẻ em tiết ít nước bọt khiến niêm mạc miệng bị khô, môi trường axit gây tổn thương lưỡi và khoang miệng.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ không tốt: Trẻ nhỏ bị tưa lưỡi do sau khi cho con bú hoặc ăn dặm, bố mẹ không vệ sinh miệng cẩn thận.

– Nhiễm nấm từ mẹ: Mẹ bị nấm vú khi cho bé bú thì nấm gây bệnh sẽ lây từ mẹ sang con.

– Hệ miễn dịch suy yếu: Do hệ miễn dịch suy yếu bẩm sinh hoặc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như ung thư, HIV,… Trường hợp này bé bị tưa lưỡi nặng và nhiều triệu chứng nặng khác.

Nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi

Nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi

2. Hình ảnh của trẻ bị tưa lưỡi

Trẻ bị tưa lưỡi không phải là tình trạng hiếm gặp. Bé sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi gặp trường hợp này. Dưới đây là một trong những hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Khi bệnh mới hình thành

Trẻ bị tưa lưỡi mới hình thành rất dễ nhận biết. Lúc này đầu lưỡi của bé sẽ có nhiều chấm trắng nhỏ. Những chấm tròn có hình tròn và số lượng ngày càng tăng lên. Thời gian sau sẽ trở nên dày đặc hơn, tạo thành một mảng trắng xóa trên đầu lưỡi.

Ngoài dấu hiệu trên, bố mẹ cũng có thể nhận biết con bị tưa lưỡi nếu trẻ khóc và bỏ ăn nhiều hơn. Tình trạng này xảy ra là vì khi nấm miệng hình thành, lớp màng trắng bao phủ bề mặt lưỡi, bám chặt vào niêm mạc, khiến trẻ bị đau và khó nuốt, giảm vị giác.

Mảng trắng bám trên đầu lưỡi của bé rất chặt. Vì thế, việc cạo chúng đi sẽ không hiệu quả mà còn khiến trẻ đau hơn. Nhiều trường hợp cạo quá mạnh làm lưỡi chảy máu, nguy cơ viêm nhiễm cao.

Lưỡi của bé sẽ có nhiều chấm trắng nhỏ

Lưỡi của bé sẽ có nhiều chấm trắng nhỏ

Trẻ bị tưa lưỡi giai đoạn đầu

Trẻ bị tưa lưỡi giai đoạn đầu

Nấm miệng đang hình thành

Nấm miệng đang hình thành

2.2. Khi bệnh nghiêm trọng hơn

Tình trạng tưa lưỡi nếu không phát hiện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nấm gây bệnh sẽ ăn sâu vào cơ quan bên trong cơ thể, chúng sẽ phát triển, tấn công và gây nhiều vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp.

Khi hệ hô hấp bị tấn công thông qua thực quản, khí quản, cổ họng thì trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc nấm phổi. Khi hệ tiêu hóa bị tấn công qua dạ dày thì bé có thể bị tiêu chảy và mất nhiều nước.

Nấm miệng lây lan khắp khoang miệng

Nấm miệng lây lan khắp khoang miệng

Tưa lưỡi không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng

Tưa lưỡi không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng

hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi

Mang bám xuất hiện dày đặc hơn

Các đốm trắng lan ra khắp lưỡi

Các đốm trắng lan ra khắp lưỡi

hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi

Tưa lưỡi làm trẻ quấy khóc, bỏ ăn

3. Cách điều trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ

Tưa lưỡi nếu không được điều trị triệt để có thể tái phát, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bé. Do đó, khi phát hiện trẻ bị tưa lưỡi, bố mẹ cần đưa đi khám bác sĩ để có cách trị điều trị thích hợp. Thông thường, trẻ bị tưa lưỡi sẽ được chỉ định dùng một trong các loại thuốc sau:

– Miconazole:

Chuyên điều trị các loại nấm khác nhau, giúp ức chế quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần chính của màng tế bào vi nấm. Cách dùng đơn giản, bố mẹ chỉ cần thoa gel lên vùng bị tưa lưỡi. Chỉ dùng lượng vừa đủ tránh gây tắc nghẽn đường hô hấp của trẻ.

Thuốc không dùng với trẻ mắc bệnh lý về gan hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc. Khi dùng Miconazole, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như mẩn ngứa, viêm gan, tiêu chảy, rối loạn hóa, buồn nôn và nôn,…

– Nystatin:

Thuốc chống nấm Nystatin rất an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tưa lưỡi. Sử dụng bằng cách pha Nystatin theo chỉ định của bác sĩ với nước muối 0.9% hoặc nước sôi để nguội. Sau đó dùng băng gạc sạch để đánh tưa lưỡi cho trẻ.

– Fluconazol:

Fluconazol phá hủy màng tế bào vi nấm, ức chế enzyme phụ thuộc Cytochrom P450. Qua đó ngăn chặn nấm hình thành và phát triển. Thuốc dùng để điều trị trẻ bị nhiễm nấm miệng Candida hầu miệng, thực quản, ngoài da,… phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Clotrimazole:

Thuốc chỉ định cho đối tượng trẻ em bị tưa lưỡi, nấm móng và nấm ngoài da. Thuốc chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ nên ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé dùng.

Cách điều trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ

Cách điều trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ

4. Phòng tránh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – để bé không mắc tưa lưỡi, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh. Cụ thể như sau:

– Sau khi ăn, bố mẹ nên cho bé tráng miệng bằng nước ấm. Hơn nữa, nên rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối bằng nước muối sinh lý. Lưu ý không đưa tay vào quá sâu sẽ làm trẻ bị nôn ói.

– Khử trùng núm vú cao su và bình sữa thường xuyên.

– Với bé đang bú mẹ, nên làm sạch vú tránh lây nhiễm cho bé.

– Tránh cho bé dùng dụng cụ ăn uống, bàn chải chung với người đang nhiễm bệnh.

– Khi mang thai hoặc sau khi sinh, mẹ bị nhiễm nấm đầu vú hoặc âm đạo thì cần điều trị ngay tránh lây nhiễm cho bé.

– Tránh thơm má, hôn môi trẻ, nhất là người lạ.

– Nếu trẻ mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, cần điều trị sớm để tăng cường sức đề kháng.

Phòng tránh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Phòng tránh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

5. Tưa lưỡi có nguy hiểm không?

Bệnh tưa lưỡi không gây nguy hiểm được điều trị sớm. Tuy nhiên, tình trạng có thể gây nhiều ảnh hưởng cho bé bị tưa lưỡi nặng do không được điều trị dứt điểm:

– Nấm lưỡi lây lan ra toàn khoang miệng làm bệnh nặng thêm.

– Nấm sẽ lan xuống các cơ quan hô hấp của trẻ.

– Nấm có thể lan xuống thực quản, họng, gây khó nuốt, tức ngực, nôn trớ.

6. Trẻ bị tưa lưỡi có lây không?

Tưa lưỡi hình thành do nấm Candida và có thể lây cho người khác hoặc lây từ lưỡi sang các bộ phận khác trong cơ thể.

– Trẻ bị tưa lưỡi lây cho trẻ khác khi dùng chung đồ dùng cá nhân, trẻ bú mẹ.

– Trẻ bị tưa lưỡi nặng, nấm có thể lây lan từ lưỡi miệng xuống thực quản, cổ họng,…

7. Bệnh tưa lưỡi có đau không?

Trẻ nhỏ bị tưa lưỡi do nấm tấn công, làm tổn thương lớp niêm mạc gây đau rát lưỡi. Hơn nữa, tình trạng bị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh sẽ càng đau khi nhai nuốt do xảy ra cọ xát với vùng nhiễm nấm khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc, bỏ bú.

Tưa lưỡi gây đau rát cho trẻ

Tưa lưỡi gây đau rát cho trẻ

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh không phải tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị triệt để, nấm sẽ lây sang toàn bộ khoang miệng, ảnh hưởng lớn tới ăn uống và sinh hoạt của bé. Vì thế, khi thấy dấu hiệu và hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi, bố mẹ nên đưa bé tới bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị”

Hello Bác sĩ: “Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chăm sóc tốt nhất”

Sức khỏe hàng ngày: “Bố mẹ đã hiểu đúng về bệnh tưa lưỡi ở trẻ chưa?”

NHS: “Oral thrush (mouth thrush)”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lưỡi
Viêm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh về lưỡi rất phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh khiến niêm mạc lưỡi trở nên nhạy cảm hơn khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

U nhú lưỡi là bệnh lý thường gặp và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có phương án điều trị thích hợp, bạn cần biết cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Dưới lưỡi nổi cục thịt là bị bệnh gì? Cách điều trị

Dưới lưỡi nổi cục thịt là bị bệnh gì? Cách điều trị

Dưới lưỡi nổi cục thịt là dấu hiệu nhận biết của nhiều loại bệnh lý. Hiểu được đặc điểm và nguyên nhân của mụn thịt xuất hiện sẽ giúp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhận biết dấu hiệu ung thư lưỡi, cảnh bảo sức khỏe của bạn

Nhận biết dấu hiệu ung thư lưỡi, cảnh bảo sức khỏe của bạn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
20+ Hình ảnh lưỡi khỏe mạnh và những lưu ý quan trọng

20+ Hình ảnh lưỡi khỏe mạnh và những lưu ý quan trọng

Lưỡi là một bộ phận giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát âm và ăn nhai hàng ngày. Vậy lưỡi bình thường là như thế nào? Những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hình ảnh viêm gai lưỡi: Nhận biết sớm, điều trị sớm

Hình ảnh viêm gai lưỡi: Nhận biết sớm, điều trị sớm

Gai lưỡi là những nốt hình nấm ở trên đầu và hai bên lưỡi, có vai trò hỗ trợ cho quá trình ăn uống hàng ngày. Khi bộ phận trên bị viêm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền