19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trẻ nuốt kem đánh răng có sao không? Trẻ em nuốt ít kem đánh răng sẽ không gây hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nuốt một lượng nhiều thì bé có thể gặp phải tình trạng: răng nhiễm fluor, giảm độ chắc khỏe xương và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhằm giúp trẻ em không nuốt phải kem đánh răng, phụ huynh có thể áp dụng hai kinh nghiệm sau: tập cho trẻ đánh răng đúng cách và lựa chọn loại kem phù hợp.
Các bác sĩ răng hàm mặt đã nhận định, trẻ em nuốt ít kem đánh răng sẽ không gây hại hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nuốt nhiều và thường xuyên thì bé có thể gặp phải những nguy hiểm như: răng bị nhiễm fluor, giảm độ chắc khỏe của xương và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Hầu hết các loại sản phẩm kem đánh răng của trẻ em đều có chứa flour. Đây là một chất hỗ trợ tăng cường độ chắc khỏe của men răng và hạn chế tối đa tình trạng sâu răng.
Tuy nhiên, nếu như fluor được sử dụng với hàm lượng cao hơn mức cần thiết thì có thể dẫn tới hiện tượng răng của trẻ bị nhiễm fluor. Khi đó, bề mặt răng sẽ có dấu hiệu bị ngả vàng, xuất hiện nhiều vết rạn nứt và lốm đốm trắng làm ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu tình trạng nhiễm fluor ở mức độ nặng, cấu trúc răng có thể bị hư hỏng, thậm chí xảy ra hiện tượng lung lay và gãy rụng răng.
Theo chia sẻ của các bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt, hàm lượng fluor quá mức cho phép sẽ làm ảnh hưởng xấu tới việc hấp thụ, chuyển hóa canxi trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính làm giảm đi độ chắc khỏe của xương.
Không chỉ vậy, xương dễ bị gãy vỡ tác động nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt, những trẻ hiếu động thường xuyên chạy nhảy và nô đùa nên hay té ngã và bị gãy xương.
Kem đánh răng còn có các thành phần khác như:
Sorbitol: chất hỗ trợ làm đặc và giữ ẩm, tránh tình trạng kem đánh răng bị cứng lại khi mở nắp hay tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, nếu xâm nhập vào cơ thể quá nhiều, Sorbitol có thể khiến trẻ bị đau bụng và tiêu chảy.
Sodium Lauryl Sulfate (SLS): là chất tạo bọt được sử dụng nhiều trong kem đánh răng. SLS có khả năng lưu giữ lại tại não, mắt, tim và gan, gây hại cho sức khỏe nếu nuốt phải.
Do đó, nếu như trẻ nuốt một lượng kem lớn và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Thậm chí, trẻ có thể bị ngộ độc và làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi nuốt phải kem đánh răng, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước và đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
Trong thực tế, khi mới tập đánh răng, trẻ thường nuốt phải một lượng nhỏ kem đánh răng trong 1 – 2 lần đầu tiên. Nếu trẻ sử dụng loại kem đánh răng hữu cơ thì sẽ không gây hại tới sức khỏe.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc, phụ huynh nên cho bé uống nhiều nước để tăng khả năng bài tiết của cơ thể. Nước sẽ hòa tan lượng kem đánh răng mà trẻ nuốt phải khiến chúng nhanh chóng bị đào thải ra bên ngoài.
Như những thông tin về vấn đề “nuốt kem đánh răng có sao không?” mà chúng tôi chia sẻ ở trên, trẻ có thể gặp phải nhiều nguy hiểm trong trường hợp nuốt phải kem có với một lượng lớn. Ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn… phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.
Để giúp trẻ em không nuốt phải kem đánh răng, phụ huynh có thể áp dụng hai kinh nghiệm sau: tập đánh răng cho trẻ và lựa chọn loại kem phù hợp.
Trước tiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý và dạy cách chải sạch răng với bàn chải lông mềm và nước sạch. Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ nhổ bỏ nước trong khoang miệng và súc miệng lại bằng nước sạch.
Khi nhận thấy trẻ đã thực sự quen với việc đánh răng, cha mẹ mới cho bé tập làm quen với việc sử dụng kem đánh răng. Phụ huynh nên làm mẫu cách chải răng để trẻ quan sát và tập làm theo. Nhờ vậy, trẻ sẽ học hỏi nhanh hơn và dần xây dựng được thói quen tốt vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
Răng của trẻ em vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển. Do đó, kem đánh răng cần thực sự phù hợp để vừa đảm bảo làm sạch răng hiệu quả, vừa không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Để lựa chọn được loại kem an toàn, hạn chế tình trạng trẻ nuốt phải kem đánh răng, cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
Mùi hương:
Phụ huynh có thể chọn những loại kem có mùi hương nhẹ nhàng để tạo hứng thú cho trẻ trong việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, kem đánh răng không nên có mùi quá thơm hay vị ngọt bởi chúng có thể khiến trẻ hiểu lầm thành thức ăn và nuốt phải.
Hàm lượng fluor:
Cha mẹ cần lựa chọn kem đánh răng có lượng fluor phù hợp với bé. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, hàm lượng chất fluor không được vượt quá 500 ppm. Thậm chí nếu trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ nên ưu tiên những loại kem đánh răng hữu cơ với thành phần tự nhiên 100% như Kodomo, Chicco… Bởi trẻ còn quá nhỏ, có thể chưa ý thức được việc ngậm rồi nhổ bọt nên dễ nuốt phải kem đánh răng.
Trẻ từ 6 – 11 tuổi sử dụng được loại kem có chứa flour từ 500 – 1000 ppm. Nếu trẻ trên 12 tuổi, phụ huynh có thể cho dùng kem với lượng fluor từ 1000 – 1500 ppm giống người lớn.
Lượng bọt:
Khi lựa chọn kem đánh răng cho trẻ em, phụ huynh cần ưu tiên những loại có ít bọt. Bởi về bản chất, lượng bọt càng lớn thì thành phần xà phòng chiếm tỉ lệ càng nhiều. Khi tiếp xúc với nước bọt ở trong khoang miệng, xà phòng dễ bị phân giải thành các axit gây hại tới men răng. Bên cạnh đó, nếu chẳng may nuốt phải kem đánh răng, trẻ sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, tiêu chảy và dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Không chỉ riêng trẻ em, người trưởng thành cũng không thể nuốt kem đánh răng thoải mái. Nếu như chỉ nuốt phải một lượng kem nhỏ, bạn không cần phải quá lo lắng bởi chúng không gây bất kỳ rủi ro hay nguy hiểm gì tới cơ thể.
Tuy nhiên, trong trường hợp nuốt nhiều, bạn có thể gặp phải tình trạng răng nhiễm màu fluor, ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy… Khi đó, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Đối với một vài trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể sẽ phải tiến hành rửa ruột để thanh lọc và loại bỏ toàn bộ các chất độc hại.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “trẻ nuốt kem đánh răng có sao không?”. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng cách vừa giúp khoang miệng luôn sạch sẽ vừa không gây hại tới sức khỏe.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×