18/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bà bầu bị hôi miệng là hiện tượng không quá hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu thường bắt nguồn từ sự thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể. Bên cạnh đó sẽ còn khá nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan khác. Vậy phụ nữ mang thai bị hôi miệng phải làm sao? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết này
Hôi miệng khi có bầu là điều không thể tránh khỏi của nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên điều này khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng và khó chịu. Vậy tại sao bà bầu lại hay bị hôi miệng?
Bước vào giai đoạn mang thai, người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi hormone liên quan đến răng, nướu. Điều này khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm họng, lở loét,… Và đây cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công khoang miệng, tạo nên mùi hôi trong hơi thở.
Quá trình có bầu làm cơ thể người mẹ có nhiều “biến động”, một phần do quá trình thay đổi các nội tiết tố vô tình ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc “dọn dẹp” sạch khoang miệng.
Tuy nhiên nếu lượng nước bọt tiết ra trong bị giảm sẽ khiến miệng bị khô. Lúc này vi, khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ, kết hợp với việc thức ăn thừa còn đọng ở răng sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người có bầu bị hôi miệng. Khi có bầu, người mẹ luôn mong muốn bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển.
Với việc chia nhỏ các bữa ăn và thường xuyên cung cấp vào cơ thể những thức ăn có hàm lượng đường cao cũng tác động đến sức khỏe răng miệng. Một phần lượng thức ăn còn thừa sẽ bám trên răng, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo mùi hôi làm hôi miệng.
Ngoài ra việc sử dụng thức ăn gây mùi mạnh như tỏi, hành hay cà phê cũng là lý do khiến miệng có mùi hôi khi mang bầu.
Sự gia tăng của các nội tiết tố cùng với việc các cơ quan phải hoạt động nhiều hơn khi mang thai khiến cơ thể có dấu hiệu tăng thân nhiệt. Trong thời gian này, bà bầu luôn có cảm giác người mệt mỏi, dễ bị nóng sốt làm nhiệt miệng.
Tình trạng này thường diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, làm hệ miễn dịch trong cơ thể giảm. Những vết loét, vết nứt không chỉ gây cản trở trong ăn uống mà còn khiến khoang miệng bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển và lây lan ở răng, lưỡi hay họng tạo mùi hôi khiến hôi miệng.
Theo thống kê từ thực tế, có đến hơn 80% phụ nữ bị nghén trong quá trình mang thai. Ở hầu hết các tháng đầu thai kỳ, người có bầu luôn ở trong tình trạng buồn nôn, một ngày có thể rất nhiều lần.
Việc nôn ọe liên tục làm cho axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, tăng lượng axit trong khoang miệng khiến men răng bị bào mòn, gây ê buốt dễ sâu răng. Đặc biệt, răng bị sâu là một trong những tác nhân chính làm cho miệng bị hôi khi có bầu.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng là yếu tố gây ra chứng hôi miệng khi mang thai như:
Thiếu canxi: Trong quá trình có bầu, nếu không cung cấp đủ hàm lượng canxi để thai nhi hấp thụ thì bào thai sẽ tự động hấp thụ lượng canxi từ cơ thể người mẹ. Điều này làm cho răng yếu, dễ bị sâu và làm hôi khoang miệng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vi khuẩn đọng lại trong miệng hoặc nghiêm trọng hơn trong cổ họng làm tạo ra mùi trong hơi thở.
Bà bầu bị hôi miệng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không luôn là điều mà nhiều người lo lắng. Trên thực tế, việc mang thai bị hôi miệng không chỉ có tác động đến sức khỏe người mẹ mà nó còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Hầu hết các trường hợp hơi thở phụ nữ có thai bị hôi là do các vấn đề về răng miệng. Điều này làm đau nhức, mệt mỏi và giảm vị giác khiến bà bầu chán ăn hoặc ăn không ngon.
Vấn đề ăn uống của mẹ bị cản trở cũng khiến cho việc cung cấp chất dinh dưỡng vào thai nhi không đầy đủ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bầu thai phát triển được hay không phụ thuộc vào hàm lượng chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ. Nếu bà bầu không đủ dưỡng chất thì thai nhi sẽ bị yếu ớt, không khỏe mạnh.
Với nhiều tác động trong quá trình thai kỳ, bầu thai sẽ không đủ đề kháng chống cự nên dễ dẫn đến hiện tượng thai thiếu cân nặng, sinh non.
Nghiêm trọng hơn, về lâu dài bé bị sinh non có nguy cơ bị chậm phát triển rất cao với các biểu hiện cụ thể như chậm đi, chậm nói, suy dinh dưỡng,…
Trong thời gian có thai, nhu cầu canxi của mẹ phải được tăng hơn so với mức bình thường. Khi thiếu canxi, bà bầu có thể có biểu hiện hôi miệng rất dễ nhận biết. Nếu không được bổ sung canxi đầy đủ việc thai nhi bị thiếu canxin là điều không thể tránh khỏi.
Thiếu canxin ở bầu thai rất nguy hiểm cho việc phát triển cơ thể của bé sau này. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành răng và xương, nếu không được cung cấp đủ thì sẽ bị yếu, không cứng cáp; con sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh về răng và có thể bị lùn.
Chứng hôi miệng khi mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng, không biết phải giải quyết thế nào. Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao?
Để thai nhi phát triển tốt thì các bà bầu phải chú ý đến tình trạng hơi thở có mùi hôi và khắc phục ngay bằng những cách sau đây:
Có nhiều phương pháp để phụ nữ mang thai có thể trị hôi miệng ngay tại nhà, vừa tiện ích lại đạt hiệu quả:
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách: Khi mang thai, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng luôn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Thường xuyên đánh răng ngày 2 lần trước và sau bữa ăn (sẽ tốt hơn nếu sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi những mảng răng bám) để hơi thở thơm tho, không bị hôi miệng.
Uống nhiều nước để giữ ẩm khoang miệng, tuyến nước bọt được tiết ra nhiều đẩy lùi được vi khuẩn gây mùi.
Thay đổi chế độ ăn: Nên ăn những thực phẩm kích thích nước bọt ra như chanh, bưởi để có thể giảm hôi miệng. Ngoài ra, bổ sung thêm những loại rau củ quả có canxi bảo vệ răng miệng tốt. Hạn chế dùng thực phẩm nặng mùi, thức ăn có đường, nước có chứa cồn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một vài bài thuốc dân gian giúp chữa hôi miệng cho bà bầu:
Thường xuyên ngậm chanh và mật ong để khử sạch khoang miệng, giảm mùi hôi.
Dùng dầu tràm đánh răng để lấn át mùi hôi.
Súc miệng bằng nước cây hương nhu.
Nhai chậm một muỗng thì là để khử mùi.
Việc chữa hôi miệng tại nhà là phương pháp tự nhiên, để đạt hiệu quả cần phải có thời gian. Trong trường hợp khi bà bầu bị hôi miệng thì cách làm này không phải là tối ưu.
Tốt nhất nên chủ động đến địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây, các y bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn để đưa ra liệu trình điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho mẹ bầu.
Hôi miệng khi bị mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Do đó, bà bầu bị hôi miệng cần phải lưu ý những điều này:
Bà bầu khi bị hôi miệng cần phải chú ý cách chăm sóc răng miệng sao cho ngăn cản và giảm đáng kể việc hơi thở có mùi hôi:
– Đầu tiên, phải thường xuyên vệ sinh răng miệng đều đặn hằng ngày, không tạo điều kiện cho vi khuẩn có môi trường phát triển trong khoang miệng.
– Thứ hai, lưỡi có tác động lớn đến việc hơi thở có mùi hôi. Khi mang thai bị hôi miệng, cần chú ý làm sạch lưỡi. Có thể dùng đầu của bàn chải đánh răng để chà bỏ đi những vi khuẩn còn bám, ngăn chặn vi khuẩn tấn công sâu.
– Thứ ba, để giảm bớt mùi hôi trong khoang miệng, mẹ bầu phải chăm chỉ súc miệng. Nên tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn súc miệng như thế nào cho an toàn, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi bị bà bầu bị hôi miệng cần phải biết thực phẩm nào nên hay không nên ăn để tránh làm tình trạng nghiêm trọng thêm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi:
Thực phẩm bà bầu bị hôi miệng nên ăn
Trái cây, rau củ xanh đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin cho bầu thai.
Thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao (cam, dâu tây,…) giúp kích thích tuyến nước bọt và khử khuẩn.
Ăn trái cây nhiều nước, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Ăn thực phẩm có nhiều protein giảm các bệnh về răng miệng.
Có thể nhai singum để đánh bay mùi hôi trong hơi thở khi cần.
Thực phẩm mẹ bầu bị hôi miệng không nên ăn
Thực phẩm có mùi mạnh như su hào, bắp cải, sầu riêng,…
Không nên ăn các loại thịt đỏ hay dùng cá có mùi tanh.
Hạn chế ăn cay, ăn chua, ăn nóng và những thức ăn có hàm lượng đường cao.
Không nên dùng gia vị có mùi nặng như hành, tỏi,…
Bà bầu bị hôi miệng là một vấn đề khá phổ biến trong quá trình mang thai. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. Sự tăng progesterone và estrogen khiến cho vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh hơn, gây ra mùi hôi miệng.
Ngoài ra, cảm giác buồn nôn và nôn mửa cũng có thể khiến cho bà bầu không muốn ăn uống đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.
Để giảm thiểu tình trạng hôi miệng khi mang thai, bà bầu có thể thực hiện các biện pháp như:
Chăm sóc răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng nước súc miệng để giảm thiểu vi khuẩn trong miệng.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh những thực phẩm có mùi khó chịu như tỏi, hành, cà chua, đồ hầm, đồ chiên xào, thức uống có ga, cà phê, rượu…
Uống đủ nước để giữ cho miệng luôn ẩm và tránh khô miệng.
Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, vì căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng.
Nếu tình trạng hôi miệng không giảm sau khi thực hiện các biện pháp trên, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nếu bà bầu bị hôi miệng gặp bất cứ vấn đề nào khác thường như sưng mủ trong khoang miệng, chảy máu nướu, lung lay răng, nóng rát miệng,… cần phải đến thăm khám ngay tại địa chỉ nha khoa chất lượng. Với trình độ chuyên môn cao của đội ngũ nha sĩ sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị hôi miệng phù hợp nhất dành cho người mang thai, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi tốt nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×