29/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Các cách trị hôi miệng tại nhà được nhiều người áp dụng bởi tính tiện lợi, dễ thực hiện và tiết kiệm. Ngoài ra, hầu hết các nguyên liệu được sử dụng đều lành tính và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần áp dụng trong một khoảng thời gian dài. Cùng lắng nghe tiến sĩ – bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống nha khoa Paris) chia sẻ về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Hôi miệng hình thành do người bệnh đang gặp các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng. Phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém, thói quen ăn uống, sử dụng thuốc lá, rượu bia… Ngoài ra, nếu người bệnh gặp các vấn đề về tiêu hoá như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày thì cũng có thể gây ra hôi miệng”.
Việc chúng ta ăn uống hàng ngày tạo ra các mảng bám trên răng, nếu không được vệ sinh đúng cách, các mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phân huỷ gây ra mùi hôi. Chưa kể, sự tồn tại của vi khuẩn làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi (1).
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nước bọt đóng vai trò làm sạch miệng thông qua cơ chế rửa trôi các mảnh vụn thức ăn và tế bào chết trong miệng. Đồng thời, việc giữ ẩm trong khoang miệng cũng giúp hạn chế vi khuẩn phát triển gây mùi. Vì vậy, nếu lượng nước bọt giảm sẽ khiến miệng khô hơn xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Viêm nướu, viêm nha chu là những nguyên nhân chủ yếu gây ra hôi miệng. Việc vệ sinh răng không kỹ sẽ khiến mảng bám cứng lại tạo thành cao răng (Tartar) hình thành lỗ nhỏ ngăn cách giữa chân răng và nướu. Thức ăn, vi khuẩn, mảng bám tích tụ ở vị trí đó gây ra mùi hôi.
Viêm nướu cũng do các vi khuẩn tích tụ, phân huỷ mảng bám trong kẽ răng tạo ra hợp chất có mùi hôi phát ra khi người bệnh nói chuyện.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, các bệnh tiêu hoá có thể gây hôi miệng như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm loét dạ dày, viêm ruột kích thích… Những vết loét hình thành trong niêm mạc dạ dày do vi khuẩn và mùi hôi từ thực phẩm di chuyển trở lại thực quản có thể gây ra mùi hôi trong hơi thở.
Theo báo cáo “The health consequences of smoking” (Tác hại của hút thuốc lá) của WHO năm 2020, thuốc lá có chứa hơn 7.000 hoá chất trong đó có tar và nitrosamine. Hoạt chất này bám vào lưỡi, nướu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, Nicotine có trong thuốc lá sẽ làm khô miệng, giảm tiết nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, rượu bia cũng là “thủ phạm” gây ra hôi miệng bởi chúng ức chế tuyến nước bọt làm khô miệng, khiến vi khuẩn trong miệng phát triển dễ dàng. Chưa kể, rượu bia có thể kích thích trào ngược dạ dày thực quản, một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
Cà phê có chứa caffeine, hoạt chất có thể giảm sản xuất nước bọt trong khoang miệng dẫn đến khô miệng gây ra mùi hôi khó chịu. Chưa kể, cà phê có chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh như sulfuric và methyl mercaptan khi bám vào lưỡi, nướu có thể tạo ra mùi hôi.
Việc ăn nhiều thực phẩm chứa đường tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng. Chúng tiêu thụ đường sản sinh ra axit bào mòn men răng, ngà răng gây ra sâu răng và hôi miệng.
Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc chống dị ứng có tác dụng phụ là gây khô miệng, kích ứng dạ dày tạo điều kiện gây hôi miệng. Ngoài ra, một số loại thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thành phần vi khuẩn trong khoang miệng, tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Một số bệnh lý khác như nhiễm trùng phổi, tiểu đường cũng là những nguyên nhân gây ra hôi miệng. Nhiễm trùng phổi bao gồm viêm phổi, lao phổi do virus xâm nhập dẫn đến ho đờm, khiến hơi thở có mùi hôi đặc trưng.
Với người bị tiểu đường, mức đường huyết cao có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến hôi miệng.
Để xác định một người có bị hôi miệng hay không, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
– Hơi thở có mùi khó chịu khi nói chuyện, sáng sớm mới ngủ dậy, chiều muộn khi đói hoặc cơ thể mệt mỏi (2).
– Bề mặt răng hoặc chân răng xuất hiện nhiều mảng bám, cao răng.
– Miệng khô, ít tiết nước bọt
– Dùng lưỡi liếm thử lên cổ tay hoặc ngón tay thấy có mùi hôi.
– Lấy tay che trước miệng một khoảng 5cm thấy phả lại mùi hôi khó chịu.
Hôi miệng là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm nha chu, tiểu đường và các vấn đề về tiêu hoá. Nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sự hiện diện và phát triển quá mức của vi khuẩn trong miệng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng, sâu răng, viêm lợi… Hơn nữa, việc phải đối mặt với sự tự ti về hơi thở của mình có thể gây áp lực, căng thẳng kéo dài, sống khép kín, lâu dần trở thành người tự kỷ.
Các phương pháp trị hôi miệng tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn như chanh, gừng, muối trắng…
Chanh là một trong các nguyên liệu hàng đầu mà bạn có thể sử dụng để trị hôi miệng tại nhà. Axit citric của chanh sẽ tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi mùi hôi miệng hiệu quả. Đặc biệt, trong trường hợp nguyên nhân là do thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi… thì tình trạng hôi miệng sẽ biến mất chỉ sau 1 đêm.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Pha 1/2 quả chanh tươi cùng với 1/2 ly nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại 2-3 lần mỗi tuần.
– Cách 2: Pha 1 quả chanh tươi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 400ml nước. Khuấy đều và sử dụng nước muối, chanh để súc miệng 4-6 lần/tuần sau khi đã đánh răng sạch với kem đánh răng.
– Cách 3: Cắt một lát chanh, thoa nhẹ nhàng lên răng và lưỡi trong khoảng 5 phút trước khi đánh răng với kem đánh răng.
Tuy nhiên, chanh có nồng độ axit tương đối cao. Do đó, bạn không nên lạm dụng bởi sẽ gây tổn hại tới men răng và kích ứng nướu.
Gừng là một nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều hợp chất 6-gingerol, với đặc tính cay nồng. Khi tiếp xúc với nước bọt, chúng sẽ liên tục tạo ra enzyme sulfhydryl oxidase có khả năng khử mùi và phá vỡ liên kết của vi khuẩn gây hôi miệng (3).
Cụ thể, gừng sẽ làm cho mức độ enzyme sulfhydryl oxidase trong nước bọt tăng lên tới 16 lần chỉ trong vài giây. Chúng giúp phân hủy các hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng hiệu quả. Nếu như bạn áp dụng đúng cách, mùi hôi ở miệng sẽ dần biến mất.
Cách thực hiện:
– Sử dụng nước gừng để súc miệng: Rửa sạch gừng, thái nhỏ, cho vào nước rồi đun sôi. Đun thêm khoảng 10 phút để có được dung dịch nước gừng. Dùng dung dịch trên súc miệng hằng ngày để làm sạch khoang miệng, diệt vi khuẩn và loại bỏ mùi hôi.
– Sử dụng gừng để nhai: Cắt gừng tươi ra thành những lát mỏng và nhai chúng trong khoảng 2-3 phút để giải phóng hương vị, tinh dầu của gừng. Tuy nhiên, bạn cần nhổ bỏ gừng ra khỏi miệng để tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp.
– Sử dụng gừng để nấu ăn: Dùng gừng trong các món ăn cũng là một biện pháp sẽ giúp làm giảm mùi hôi miệng và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tham khảo các món ăn như gà kho gừng, bò kho gừng, canh gừng…
Thành phần của baking soda chứa kiềm, có khả năng giảm nồng độ axit ở khoang miệng. Trong khi đó, axit lại là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Do đó, việc sử dụng baking soda sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát sinh và giảm hôi miệng.
Cách thực hiện:
– Sử dụng baking soda súc miệng: Hòa tan 1 thìa baking soda vào 1 ly nước ấm rồi súc miệng trong khoảng 30 giây. Baking soda có tính kiềm giúp điều chỉnh độ pH và khử mùi hôi.
– Đánh răng bằng baking soda: Cho baking soda lên bàn chải đánh răng và đánh răng như bình thường. Baking soda sẽ loại bỏ mảng bám và giúp làm giảm mùi hôi trong miệng.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng baking soda một cách cẩn thận và không được sử dụng thường xuyên, vì nó có thể làm tổn thương cho men răng.
Muối là một nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ hiệu quả nên bạn cũng có thể sử dụng để chữa hôi miệng tại nhà. Bên cạnh đó, nhờ công dụng kiềm hóa, nước muối sẽ làm tăng độ pH ở trong khoang miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn gây hại.
Việc sử dụng nước muối còn giúp loại bỏ mảng bám cùng những cặn thức ăn thừa trong khoang miệng. Khi đó, tình trạng hơi thở có mùi tanh, khó chịu cũng dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
– Sử dụng nước muối: Cho 2 thìa muối vào 250ml nước lọc, khuấy đều tới khi muối tan hết. Sau đó súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 30-60 giây, thực hiện 2-3 lần/ngày (sáng, trưa và tối).
– Sử dụng nước muối pha loãng với tinh dầu trà: Cho 1-2 giọt tinh dầu trà vào nước muối, khuấy đều và súc miệng trong vòng 30 giây. Tinh dầu trà có tác dụng khử khuẩn tốt. Khi kết hợp với muối, bạn sẽ thu được một hỗn hợp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hôi miệng.
Mặc dù muối có nhiều công dụng tốt với răng, nướu nhưng bạn cũng không nên sử dụng nước muối có nồng độ cao hoặc súc miệng quá lâu. Bởi điều đó sẽ khiến cho răng, nướu bị kích ứng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bên trong dầu dừa có chứa một lượng axit lauric lớn. Đây là hợp chất cho khả năng kháng khuẩn, khử trùng mạnh nên có thể giúp giảm hôi miệng. Hầu hết các vi khuẩn gây hôi miệng, sâu răng hay viêm nướu đều rất kỵ chất trên.
Cách thực hiện:
– Súc miệng bằng dầu dừa: Dùng 1-2 muỗng dầu dừa để súc miệng 10-15 phút/ngày. Sau khi súc miệng bằng dầu dừa, bạn nên đánh răng như bình thường.
– Dùng dầu dừa để đánh răng: Thay thế kem đánh răng bằng dầu dừa và chải răng nhẹ nhàng. Đây là một cách để làm sạch răng, giúp loại bỏ mảng bám và mùi hôi.
– Kết hợp dầu dừa với baking soda: Trộn 1 muỗng baking soda với 1 muỗng dầu dừa và đánh răng như bình thường. Hỗn hợp trên giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bám.
– Dùng dầu dừa để massage nướu: Nhỏ một ít dầu dừa lên ngón tay, massage nhẹ nhàng trên nướu. để kích thích lưu thông máu và làm giảm vi khuẩn trong miệng.
Licoricidin trong rễ cam thảo có khả năng tiêu diệt, ức chế S.Mutan và nhiều vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, đây còn là một trong những loại thảo dược có tính chất khử mùi hiệu quả nên có thể được sử dụng để trị hôi miệng ở nhà.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa bột cam thảo và cốc nước sôi.
– Bước 2: Đổ bột cam thảo vào cốc.
– Bước 3: Đổ nước đã đun sôi vào trong cốc và khuấy đều đến khi bột cam thảo tan hoàn toàn.
– Bước 4: Chờ hỗn hợp nguội và sử dụng để súc miệng.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng cam thảo quá nhiều vì có thể gây ra tác dụng phụ như tăng huyết áp và làm tăng lượng hormone nữ estrogen. Đặc biệt, cam thảo còn khiến cho phụ nữ mang thai dễ sinh non.
Thìa là là cây thuộc họ hoa môi. Trong đó, hạt thìa là có mùi nồng, the và hơi cay. Do vậy, dùng hạt cây thì là chữa hôi miệng rất hiệu quả bởi chúng sẽ trung hòa bớt mùi hôi ở miệng.
Cách thực hiện:
– Hạt thìa là tươi: Lấy một ít hạt thìa tươi, rửa sạch và nhai nhỏ chúng trong khoảng 1 – 2 phút. Chất nhầy trong hạt thìa là sẽ làm sạch miệng và khử mùi hôi.
– Nước hạt thìa là: Cho một ít hạt thìa là vào nước, đun trong khoảng 5 phút và chắt lấy nước. Dùng hỗn hợp nước trên để súc miệng hàng ngày giúp giảm mùi hôi trong miệng.
– Tinh dầu hạt thìa là: Tinh dầu trên có tính kháng khuẩn và khử mùi tốt. Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào nước để súc miệng hoặc xịt họng, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi.
Dầu mè có tính kháng khuẩn và khử trùng, có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và giảm các dấu hiệu viêm nhiễm răng, nướu. Ngoài ra, khi ở trong miệng, dầu mè còn tạo ra nhiều chất chống oxy hóa, phá vỡ tế bào của vi khuẩn gây mùi.
Cách thực hiện:
– Súc miệng với dầu mè: Lấy một muỗng canh dầu mè và súc miệng trong khoảng 15 – 20 phút trước khi đánh răng. Bạn không được nuốt dầu mè vì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
– Đánh răng với dầu mè: Thêm giọt dầu mè vào bàn chải và chải răng như bình thường. Phương pháp trên giúp loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi ở miệng.
– Trộn dầu mè với baking soda: Trộn 1 muỗng dầu mè với 1 muỗng baking soda để tạo thành hỗn hợp. Sau đó, đánh răng bằng hỗn hợp trên khoảng 2-3 phút và súc miệng bằng nước ấm.
Đây là cây thuộc họ cỏ xạ hương, có hương vị đặc trưng và được dùng trong nhiều món ăn. Trong lá lốt chứa thành phần có khả năng giảm khí methanethiol và hydrogen sulfide – nguyên nhân chính gây hôi miệng.
Cách thực hiện:
– Nhai lá lốt tươi: Lấy một vài lá lốt tươi, rửa sạch và nhai nhỏ trong 1 – 2 phút. Chất nhầy trong lá lốt sẽ làm sạch miệng và khử mùi hôi.
– Súc miệng với nước lá lốt: Cho một ít lá lốt tươi vào nước, đun sôi và chắt lấy nước. Sử dụng nước lá lốt để súc miệng hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu được mùi hôi trong miệng.
Trong lá ổi chứa nhiều axit tannic, oxalic, malic và photphoric. Đây đều là những hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, chống mùi hôi do viêm nướu gây ra. Ngoài ra, chúng còn loại bỏ cao răng khá hiệu quả nên sẽ phần nào cải thiện được tình trạng hôi miệng.
Cách thực hiện:
– Súc miệng với nước lá ổi: Cho một ít lá ổi vào nước, đun trong khoảng 5 phút và chắt lấy nước. Sử dụng nước lá ổi vừa đun súc miệng hàng ngày.
– Nhai lá ổi tươi: Lấy một vài lá ổi tươi, rửa sạch và nhai nhỏ trong khoảng 1-2 phút. Chất nhầy trong lá ổi sẽ làm sạch miệng và khử mùi hôi
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Dùng sữa chua để chữa hôi miệng cho bé 1, 2 tuổi vừa đảm bảo trẻ không khó chịu, vừa tốt cho sức khỏe. Trong sữa chua có một lượng lớn vitamin D – dưỡng chất có khả năng hạn chế sự hoạt động của Hydrogen Sulfide gây hôi miệng. Từ đó, tình trạng hơi thở có mùi cũng dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
– Ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn chính.
– Không nên cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua bởi có thể làm tăng axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày cũng như sự bài tiết của các chất xúc tác tiêu hóa.
Tinh dầu trong vỏ bưởi có vị cay và khả năng diệt khuẩn khá tốt. Thêm vào đó, mùi thơm của vỏ bưởi cũng giúp cải thiện hôi miệng rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cách sau:
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị ít vỏ bưởi, đem rửa sạch và để ráo nước.
– Bước 2: Dùng dao cắt vỏ bưởi ra thành các miếng nhỏ.
– Bước 3: Sau khi vỏ bưởi đã khô, bạn hãy nhai vỏ bưởi trong vài phút. Vỏ bưởi sẽ khử mùi hôi miệng và giảm vi khuẩn trong miệng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vỏ bưởi để làm nước súc miệng bằng cách đun vỏ bưởi với nước khoảng 10 phút, sau đó thêm một ít muối và đợi cho nước nguội. Dùng nước vỏ bưởi hàng ngày sẽ giúp giảm hôi miệng và tạo cảm giác tươi mát.
Đinh hương là nguyên liệu tự nhiên có hàm lượng eugenol khá cao. Đây là một chất có khả năng kháng khuẩn, ức chế nhiều vi khuẩn gây hại. Do vậy, dùng đinh hương cũng là một biện pháp trị hôi miệng tại nhà mà bạn có thể áp dụng.
Cách thực hiện:
– Súc miệng với nước đinh hương: Cho một vài miếng đinh hương vào một cốc nước nóng và để nguội. Sau đó, bạn súc miệng bằng nước đinh hương hàng ngày để giảm mùi hôi miệng. Bạn có thể cất phần nước còn lại trong tủ lạnh để sử dụng sau.
– Sử dụng đinh hương để ngậm: Ngậm đinh hương tươi trong miệng để tiết tinh dầu, giúp làm giảm mùi hôi miệng.
– Trà đinh hương: Đun sôi nước và cho vài miếng đinh hương vào trong. Để nguội, sau đó thêm mật ong hoặc chanh và uống hỗn hợp trên. Trà đinh hương sẽ khử mùi hôi miệng và giúp bạn có được hơi thở thơm mát.
Dưa chuột có hàm lượng lớn khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, phytochemical trong dưa chuột còn ngăn chặn sự phát triển của hại khuẩn nên có thể giúp giảm mùi hôi miệng (4).
Cách thực hiện:
– Bước 1: Rửa sạch dưa chuột và cắt ra thành lát mỏng.
– Bước 2: Đặt dưa chuột lên lưỡi.
– Bước 3: Ngậm dưa chuột trong 30 – 60 giây để các dưỡng chất trong dưa chuột tiết ra hết.
– Bước 4: Nhai nhẹ dưa chuột để kích thích tiết nước bọt và giảm khô miệng.
– Bước 5: Nhổ dưa chuột ra ngoài.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Cả hai nguyên liệu gừng và mật ong đều có khả năng kháng khuẩn và khử mùi. Do đó, việc kết hợp chúng lại với nhau sẽ giúp nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng hôi miệng.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Lấy 1 nhánh gừng, 2 thìa mật ong và 200ml nước sôi.
– Bước 2: Gọt bỏ vỏ gừng và thái ra thành từng lát mỏng.
– Bước 3: Cho gừng vào cốc nước sôi và ngâm trong 15 phút để gừng có thể tiết ra hết tinh chất.
– Bước 4: Cho mật ong vào cốc nước gừng và khuấy đều.
– Bước 5: Uống nước gừng mật ong 2 lần mỗi ngày.
Bên cạnh những phương pháp ở trong phần trên, sử dụng lá chanh cũng là mẹo dân gian giúp cải thiện hôi miệng mà bạn có thể áp dụng. Tinh dầu ở lá chanh có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Ngoài ra, lá chanh còn sở hữu mùi thơm dễ chịu nên đẩy lùi được mùi hôi do khí sulfur của các hại khuẩn trong miệng gây ra.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Lấy 1 – 2 lá chanh tươi và đem đi rửa sạch.
– Bước 2: Cắt lá chanh và cho vào miệng.
– Bước 3: Nhai lá chanh trong 1-2 phút để tinh dầu được tiết ra.
– Bước 4: Nhai thêm với một ít muối tinh khiết để tăng cường khả năng làm sạch khoang miệng.
Rau ngót là một loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, rất ít người biết loại rau trên còn có công dụng trị hôi miệng cho bé cực kỳ hiệu quả.
Bởi rau ngót chứa chất beta caroten với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn mạnh mẽ. Chưa kể, rau ngót còn có chứa rất nhiều vitamin A, Vitamin C… giúp các mô nướu bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Do đó, trong trường hợp trẻ vị hôi miệng do bệnh lý răng, nướu thì cha mẹ có thể dùng rau ngót để khắc phục.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Lấy một nắm rau ngót đem đi rửa sạch.
– Bước 2: Cho rau ngót vào trong nồi nước và thêm một chút muối.
– Bước 3: Đun sôi hỗn hợp và để nguội.
– Bước 4: Dùng nước rau ngót để rơ lưỡi cho bé hàng ngày.
Rau mùi tàu là một loại nguyên liệu tự nhiên có hàm lượng tinh dầu lớn, cùng với nhiều chất như glucid, protid, phosphor… Chúng có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và làm sạch răng miệng hiệu quả. Đặc biệt, mùi tàu còn có một mùi hương rất đặc trưng nên có thể giảm thiểu tình trạng hôi miệng cho bé.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Hái 1 nắm rau mùi tàu và đem rửa sạch bằng nước muối.
– Bước 2: Cho rau mùi tàu vào đun sôi với nước và vặn nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.
– Bước 3: Cho trẻ súc miệng với nước rau mùi tàu hàng ngày.
Đơn giản, tiết kiệm và tiện lợi là ưu điểm nổi bật nhất của các cách làm hết hôi miệng ở nhà. Thực tế cho thấy hiệu quả của các phương pháp trên cũng khá tốt.
Tuy nhiên, thời gian để làm hết hôi miệng với phương pháp tại nhà thường rất lâu, trung bình từ 3 – 4 tháng. Người không kiên trì, thiếu niềm tin rất dễ bị chán nản và bỏ cuộc giữa chừng.
Ngoài ra, các mẹo tại nhà chỉ có hiệu quả với trường hợp hôi miệng nhẹ do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc thực phẩm. Còn nếu nguyên nhân là do các yếu tố bên trong như trào ngược dạ dày, bệnh lý răng miệng… thì chúng gần như không phát huy được tác dụng.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, trong các nguyên nhân gây hôi miệng thì cao răng luôn chiếm vị trí số 1. Những phương pháp chữa hôi miệng mà chúng tôi đã đề cập ở trên cũng thường hướng đến mục đích loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại.
Vì vậy, tới nha khoa cạo vôi răng là biện pháp hỗ trợ cho các cách trị hôi miệng ở nhà. Cao răng được làm sạch đồng nghĩa với việc 1 phần nguyên nhân gây hơi thở có mùi đã được loại bỏ. Do vậy, thời gian giúp bạn lấy lại hơi thở thơm mát sẽ nhanh chóng hơn.
Tại các cơ sở nha khoa uy tín, công nghệ lấy cao răng siêu âm sẽ hỗ trợ quét sạch mảng bám ở toàn bộ thân răng và cả dưới nướu trong thời gian ngắn mà không gây đau nhức hay khó chịu. Thời gian lấy cao răng dao động khoảng 20 – 30 phút, tùy vào tình trạng của mỗi người.
Ngoài các vấn đề về răng, nướu, trào ngược dạ dày cũng có thể gây hôi miệng. Nguyên nhân là dạ dày có chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi bị trào ngược, những thức ăn chưa tiêu hóa hết cùng với axit dịch vị bị trào lên thực quản và khiến cho miệng có mùi khó chịu.
Để khắc phục triệt để hôi miệng, bạn cần chữa bệnh lý trào ngược dạ dày bằng những loại thuốc sau:
– Gaviscon: Đây là loại thuốc được sử dụng rất phổ biến để giảm nhẹ các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Các thành phần trong thuốc sẽ phản ứng với axit dịch vị dạ dày để tạo thành một lớp màng, giúp hạn chế trào ngược lên thực quản. Liều dùng là uống 1 – 2 gói/lần, uống tối đa 4 lần/ngày.
– Cimetidin: Cơ chế hoạt động của thuốc Cimetidin là ức chế cạnh tranh histamin tại thụ thể H2, giúp giảm tiết dịch dạ dày khi đói. Do đó, thuốc được sử dụng ngắn hạn để điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Liều dùng là uống 400mg/lần, ngày uống 4 lần.
– Ranitidin: Đây cũng là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc dành cho đường tiêu hóa. Thuốc có khả năng giảm tới hơn 90% axit dịch vị tiết ra, có tác dụng giảm bớt triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Liều dùng của thuốc là uống 150mg/lần, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
Trên thực tế, hôi miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống, bệnh lý răng, nướu hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Để trị hôi miệng từ sâu bên trong, bạn nên:
Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có khả năng khiến hơi thở có mùi hôi như bia, rượu, tỏi, mắm tôm… Thay vì thế, bạn hãy ăn nhiều trái cây và rau xanh để tốt cho răng nướu cũng như sức khỏe.
Uống đủ nước:
Bạn cần uống 2 lít nước hàng ngày để miệng sẽ giữ được độ ẩm cần thiết. Không chỉ vậy, nước còn làm loãng axit được tạo ra bởi vi khuẩn gây hại, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Tránh hút thuốc lá:
Có tới hơn 50% trường hợp hôi miệng là do hút thuốc lá. Bởi thuốc lá làm khô miệng, giúp vi khuẩn gây hại dễ dàng phát triển và tăng nguy cơ bệnh lý về nướu. Tất cả điều đó đều góp phần gây hôi miệng. Do đó, nếu như thường xuyên sử dụng thuốc lá thì bạn nên nhanh chóng tìm cách để bỏ thói quen trên như xịt miệng, nhai kẹo cao su…
Đi khám bác sĩ:
Trong trường hợp nguyên nhân gây hôi miệng là sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… hoặc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thì phương pháp tại nhà không có tác dụng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị. Khi các bệnh lý đã chữa dứt điểm, tình trạng hôi miệng cũng được cải thiện
Để phòng tránh hôi miệng, bạn nên vệ sinh răng, nướu sạch sẽ, làm sạch lưỡi, giữ miệng đủ ẩm, điều trị bệnh lý răng miệng, bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê, nhai rau mùi tây, tránh ăn hành, tỏi, súc miệng kỹ và thăm khám định kỳ.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, để giữ hơi thở luôn thơm mát, bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 – 3 lần bằng kem đánh răng và bàn chải lông mềm. Khi đánh răng, bạn cần chải kỹ tất cả mặt trong, mặt ngoài và cả mặt nhai để làm sạch mảng bám và cặn thức ăn thừa còn sót lại.
Tuy nhiên, lông bàn chải khó tiếp cận tới mọi kẽ ngách trên hàm răng, đặc biệt với những răng nằm ở góc trong cùng. Do đó, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa/máy tăm nước chuyên dụng hàng ngày. Cả 2 dụng cụ trên đều có ưu điểm là dễ dàng len lỏi tới các kẽ răng để loại bỏ mảng bám mà không hề làm thưa răng hay tổn thương đến nướu.
Chải lưỡi là việc không thể bỏ qua trong quá trình vệ sinh răng miệng. Bởi lưỡi tập trung nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. Lượng vi khuẩn tăng lên ở lưỡi không chỉ gây ra mùi hôi mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.
Do đó, sau chải răng, bạn nên vệ sinh răng lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi theo các bước sau:
– Bước 1: Đưa đầu cạo lưỡi vào trong miệng, chải nhẹ nhàng theo chiều từ trong ra ngoài và từ trái sang phải.
– Bước 2: Rửa cây cạo lưỡi và chải một lần nữa.
– Bước 3: Uốn lưỡi lên và chải mặt dưới.
– Bước 4: Rửa trôi cặn bẩn bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng.
Nước bọt làm ẩm các mô mềm trong miệng và rửa trôi hại khuẩn. Khoang miệng không có đủ lượng nước bọt cần thiết sẽ bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi khó chịu.
Do đó, một trong những biện pháp ngăn mùi hôi miệng chính là giữ khoang miệng ẩm ướt. Bạn có thể áp dụng những mẹo hữu hiệu là uống đủ nước, nhai kẹo không đường, ngậm kẹo cứng không đường…
Hiện tượng hơi thở có mùi cũng có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng hay viêm nha chu. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng như đau nhức, sưng nướu, chảy máu chân răng… bạn nên nhanh chóng tới nha khoa.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra khoang miệng tổng quát, xác định mức độ của bệnh lý và xây dựng phương án điều trị tối ưu để ngăn chặn bệnh lý trở nặng.
Trong thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại như amonia, hắc ín, nicotine… Việc hút thuốc quá nhiều sẽ dẫn tới giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong miệng.
Không chỉ vậy, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm chân răng, áp xe răng… Do đó, nếu như có thói quen hút thuốc, bạn nên tìm cách cai thuốc. Một số cách mà bạn có thể áp dụng là: kẹo ngậm cai thuốc lá, dùng nước xịt cai thuốc lá, nhai kẹo cao su…
Để ngăn chặn tình trạng hơi thở có mùi hôi, bạn nên hạn chế sử dụng cà phê. Mặc dù cà phê có mùi hương dễ chịu nhưng sau khi uống, miệng thường có mùi hôi. Bởi caffeine có thể gây khô miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi tăng trưởng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khi hạt cà phê đã được rang lên, hợp chất tạo mùi thơm chứa lưu huỳnh sẽ hình thành. Đây chính là nguyên nhân làm cho bạn bị hôi miệng
Mùi tây là một loại rau cực kỳ phổ biến. Bạn có thể dễ dàng trồng ngay tại vườn nhà hoặc mua ở chợ với mức giá cực rẻ. Rau mùi tây có tinh dầu thơm tự nhiên nên bạn hãy nhai rau sau bữa ăn để giữ hơi thở thơm mát, đặc biệt là sau khi ăn thực phẩm có mùi nồng.
Hành tây và tỏi là các loại thực phẩm gây mùi nồng nên bạn cần hạn chế sử dụng. Bảng thành phần của chúng chứa hợp chất lưu huỳnh. Khi cắt hoặc bị nghiền nát, các hợp chất đó tiết ra khí và trộn lẫn với vi khuẩn có trong khoang miệng nên sẽ nhanh chóng tạo ra mùi hôi. Thậm chí, mùi hôi còn xuất hiện trong nhiều giờ sau khi ăn.
Sau mỗi bữa ăn, bạn nên súc miệng kỹ bằng nước sạch để loại bỏ cặn thức ăn thừa. Ngoài ra, bạn cần súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng như Listerine, Colgate… Mỗi lần, bạn chỉ nên ngậm và súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây.
Bạn cần đảm bảo nước súc miệng tiếp cận được tới các kẽ ngách trong miệng để đảm bảo hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, do nước súc miệng có đặc tính sát khuẩn cao nên bạn không được ngậm lâu bởi sẽ làm tổn thương tới niêm mạc miệng.
Bạn cần tới nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng. Các bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch cao răng để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển. Đồng thời, bác sĩ cũng kiểm tra tất cả răng, nướu và niêm mạc miệng. Nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ xử lý sớm, tránh viêm nhiễm lan rộng và gây hôi miệng.
Mong rằng bài viết trên đây của Nha Khoa Paris đã giúp bạn tìm được cách trị hôi miệng tại nhà nhanh chóng, hiệu quả. Nếu như bạn còn vấn đề nào chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×