Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

7 loại thuốc kháng sinh răng được sử dụng phổ biến

Một số loại thuốc kháng sinh răng được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý về răng miệng là: Penicillin, Spiramycin, Azithromycin, Metronidazole, Doxycycline, Erythromycin… Đây đều là những thuốc hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

1. Những trường hợp nào cần dùng thuốc kháng sinh răng

Các bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng nặng. Đây là hiện tượng các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công, phá hủy cấu trúc răng cùng với các mô nướu xung quanh chân răng và gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Điển hình là các bệnh lý như: viêm tủy răng, viêm nha chu nặng và áp xe răng. Tùy vào mức độ của bệnh lý, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.

1.1. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là một bệnh lý răng miệng thường bắt nguồn từ sâu răng nặng, viêm nướu do vi khuẩn gây hại hoặc răng bị nứt, mẻ. Vùng tủy răng và các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm, có thể gây nên những cơn đau nhức dữ dội và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt thường ngày.

Bệnh viêm tủy răng được chia ra thành hai loại chính là:

Viêm tủy có khả năng phục hồi: Bạn thường gặp phải các cơn đau thoáng qua, răng ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Khi phát hiện sớm, bạn chỉ cần uống thuốc kháng sinh mà không phải điều trị tủy. Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa viêm tủy gồm có: Clindamycin, Penicillin, Metronidazole…

Viêm tủy không hồi phục: Tủy đã bị tổn thương nghiêm trọng, gây nên những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí uống thuốc giảm đau cũng không đỡ. Khi đó, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ lấy phần tủy răng chứa nhiều vi khuẩn.

Bệnh lý viêm tủy răng

Bệnh lý viêm tủy răng

1.2. Viêm nha chu nặng

Viêm nha chu là hiện tượng các tổ chức xung quanh răng bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do những nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng không cẩn thận khiến vi khuẩn gây hại phát triển, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học…

Phương pháp điều trị viêm nha chu phổ biến là lấy cao răng, phẫu thuật loại bỏ tủi nha chu… Tuy nhiên, nếu những trường hợp bệnh lý diễn biến nặng, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thêm thuốc kháng sinh để các triệu chứng của bệnh lý nhanh chóng nghiêm trọng.

Đối với phương pháp chữa bệnh bằng thuốc, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc ở dạng bôi hoặc uống, tùy vào thể trạng của mỗi người. Những loại thuốc kháng sinh được sử dụng trị viêm nha chu gồm có: Doxycycline, Cefixim, Ciprofloxacin, Gentamicin… Nhìn chung, các thuốc trên đều có công dụng ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng trong khoang miệng.

1.3. Áp xe răng

Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, các bệnh lý về nướu, nứt răng… Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức dữ dội mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ trong xương hàm. Áp xe răng không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng ở răng, xương hàm và các mô xung quanh.

Quá trình điều trị bệnh lý áp xe răng được chia ra thành hai bước chính. Trong đó, bước đầu tiên là sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng áp xe tiến triển. Ở bước tiếp theo, các bác sĩ sẽ thực hiện một vài thủ thuật để thoát dịch và loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại ở vị trí răng bị áp xe. 

Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ, trọng tâm của quá trình điều trị áp xe răng là kiểm soát triệu chứng nên kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng. Những loại kháng sinh được sử dụng để hỗ trợ điều trị áp xe là Penicillin, Azithromycin, Metronidazole…

Bệnh lý áp xe răng

Bệnh lý áp xe răng

2. Những loại kháng sinh răng miệng phổ biến

Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng là: Penicillin, Spiramycin, Azithromycin và Metronidazole. 

2.1. Thuốc thuộc nhóm Penicillin điều trị nhiễm khuẩn răng miệng

Penicillin là một nhóm thuốc kháng sinh có thể tấn công và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại nên thường được sử dụng trong việc điều trị nhiễm trùng răng miệng. Thuốc sẽ gián tiếp phá vỡ những thành tế bào của vi khuẩn bằng cách tác động lên peptidoglycans.

Liều dùng phổ biến của thuốc Penicillin ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 250 – 500 mg, cách 6 – 8 giờ uống thuốc một lần. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Nếu sử dụng sai cách, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, nổi phát ban…

2.2. Thuốc kháng sinh Spiramycin

Thuốc kháng sinh Spiramycin thường được dùng đối với những trường hợp sau: áp xe răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nha chu, viêm dưới hàm… Khi sử dụng loại thuốc trên để chữa các bệnh răng miệng, bạn nên uống khoảng 2 – 3 viên/ngày, mỗi lần 1 viên.

Spiramycin chống chỉ định với:

– Phụ nữ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Phụ nữ đang có con bú.

– Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi.

Ngoài ra, thuốc Spiramycin còn có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn…

Thuốc kháng sinh răng Spiramycin

Thuốc kháng sinh Spiramycin

2.3. Thuốc kháng sinh răng Azithromycin

Đây là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có công dụng giảm bớt tình trạng trạng đau răng và viêm lợi hiệu quả. Bên cạnh đó, Azithromycin cũng nằm trong danh sách những loại thuốc điều trị áp xe răng được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng ức chế và tiêu diệt nhiều chủng loại vi khuẩn gây bệnh.

Người lớn có thể uống 2 viên/ngày, dùng sau bữa ăn trong 3 ngày liên tiếp. Còn đối với trẻ em, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng của bé. Ngoài ra, khi uống thuốc Azithromycin để trị các bệnh lý răng miệng, bạn cần đề phòng các tác dụng phụ như: táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu…

2.4. Thuốc kháng sinh răng Metronidazole trị nhiễm khuẩn răng miệng

Thuốc Metronidazol có tác dụng diệt khuẩn tốt đối các vi khuẩn kỵ khí. Đây là loại vi khuẩn có mặt ở nhiều vị trí trong cơ thể con người, đặc biệt là khoang miệng. Do đó, thuốc được sử dụng khá nhiều đối với trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng. Liều lượng sử dụng của thuốc cũng khá đa dạng, có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.

Những tác dụng phụ của thuốc chủ yếu liên quan đến đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn… Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải tình trạng miệng có vị kim loại.

3. Các loại kháng sinh đau răng cho trẻ em do nhiễm khuẩn răng miệng

Đối với trường hợp trẻ em bị đau nhức răng do nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường kê những loại thuốc kháng sinh như: Amoxicillin, Phenoxymethyl Penicillin, Doxycycline, Erythromycin và Spiramycin và Metronidazol.

3.1. Amoxicillin và Phenoxymethyl Penicillin

Đây là hai loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm beta lactam được sử dụng nhiều nhất để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng ở trẻ em. Thuốc có hoạt tính kháng khuẩn tốt, tương đối an toàn và ít gây ra những tác dụng phụ với người dùng.

Liều dùng thông thường của trẻ em với hai loại thuốc trên là:

– Amoxicillin: 25 – 50 mg/kg/ngày được chia thành 2 – 3 lần dùng trong ngày.

– Phenoxymethyl Penicillin: 25-50mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần.

Một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Nha khoa đã chỉ ra rằng, sử dụng Amoxicillin trong điều trị nhiễm trùng nướu có thể giảm số lượng vi khuẩn tới hơn 80% sau 7 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên tham khảo khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

3.2. Thuốc kháng sinh Doxycycline

Thuốc kháng sinh Doxycycline nằm trong nhóm tetracyclin có khả năng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn kỵ khí. Đặc biệt, thuốc có đặc tính khá an toàn, không gây nhiễm độc gan nên được sử dụng để điều trị viêm nhiễm răng cho trẻ em. Tuy nhiên, thuốc có thể làm biến đổi màu răng ở trẻ.

Đối với trẻ em, liều dùng thông thường là từ 4-5mg/kg, chia làm 2 lần vào ngày đầu tiên. Sang những ngày tiếp theo, trẻ uống 2-2,5mg/kg liều duy nhất trong ngày.

Trẻ em dưới 8 tuổi không được khuyến cáo sử dụng thuốc Doxycyclin. Bởi các thành phần của thuốc có thể làm đổi màu răng vĩnh viễn, thiếu sản men răng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương.

3.3. Thuốc Erythromycin và Spiramycin

Đây cũng là hai loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng của trẻ. Tuy nhiên, Erythromycin và Spiramycin thường là lựa chọn thay thế cho những loại thuốc mà chúng tôi kể đến ở phần trên bởi có thể gây tác dụng phụ cho trẻ như: buồn nôn, tiêu chảy…

Liều dùng thông thường của hai thuốc trên là:

– Erythromycin: 30-50mg/kg/ngày, ngày 2-3 lần

– Spiramycin: 25mg/kg/ngày, ngày uống 2 lần

Tuy nhiên, liều dùng có thể khác biệt ở mỗi bé. Bạn nên cho bé uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.

3.4. Thuốc kháng sinh Metronidazol

Metronidazol cũng nằm trong danh sách những loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn răng miệng ở trẻ bởi công dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, các bác sĩ thường kết hợp với thuốc Spiramycin để đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn.

Thuốc Metronidazol chống chỉ định với những trẻ quá mẫn cảm với hoạt chất Metronidazol hoặc các dẫn chất nitro – imidazol khác. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể gây nên các tác dụng phụ như nôn, táo bón, giảm bạch cầu…

Thuốc kháng sinh Metronidazol

Thuốc kháng sinh Metronidazol

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh răng

Để quá trình điều trị các bệnh lý răng miệng diễn ra đúng như mong muốn và ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

– Uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn.

– Không kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh với những loại thuốc khác khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Ngưng sử dụng thuốc nếu như gặp phải tác dụng phụ.

– Không uống thuốc kháng sinh được kê cho người khác.

– Không nên giữ lại thuốc kháng sinh để tiếp tục sử dụng cho những bệnh lý răng miệng khác.

– Kết hợp sử dụng thuốc với chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để bệnh lý nhanh chóng được điều trị triệt để.

Thuốc kháng sinh răng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng như: áp xe răng, viêm nha chu, viêm tủy… Để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe, bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề kháng sinh
Ciprofloxacin 500mg là thuốc gì? Thành phần và liều dùng

Ciprofloxacin 500mg là thuốc gì? Thành phần và liều dùng

Ciprofloxacin 500mg là thuốc kháng sinh được sử dụng rất rộng rãi trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không phải ai

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map