Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân nào dẫn tới lợi không bám vào chân răng

Lợi là phần mô mềm bao bọc xương hàm trên và xương hàm dưới bên trong miệng. Khi sức khỏe răng miệng tốt, lợi có màu hồng nhạt và bám sát với chân răng. Trường hợp lợi không bám vào chân răng cho thấy sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức và khó ăn nhai. Vậy lợi không bám sát chân răng xảy ra do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

1. Tìm hiểu về tình trạng lợi không bám chắc chân răng

Lợi không bám sát chân răng hay lợi rụng không phải là tình trạng hiếm gặp. Đây là hiện tượng mô nướu tách ra khỏi thân răng và tạo thành các khe hở. Lợi không còn dính sát làm thân răng trông dài hơn, ngà răng có thể bị lộ ra ngoài.

Thông thường, lợi khỏe mạnh sẽ bám sát vào thân răng. Khi lợi không dính chặt với răng sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống, chăm sóc hàng ngày và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Nếu không điều trị kịp thời, lợi rụng có thể làm răng bị lung lay và gãy rụng.

Lợi không bám chắc vào chân răng

Lợi không bám chắc vào chân răng

2. Nguyên nhân làm lợi không bám chắc chân răng

Lợi không bám chắc vào chân răng xảy ra do những nguyên nhân sau: đánh răng quá mạnh, vệ sinh răng miệng kém, thiếu dinh dưỡng, bệnh lý răng miệng, di truyền.

2.1. Đánh răng quá mạnh

Nếu bạn đánh răng theo chiều ngang hoặc chải với lực quá mạnh, lợi có thể không còn bám vào chân răng. Tình trạng trên có thể đi kèm với xuất huyết chân răng và đau nhức lợi.

2.2. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây các bệnh lý về răng miệng, trong đó có trường hợp lợi không bám sát vào chân răng. Khi răng và nướu không được làm sạch, mảng bám thức ăn còn sót lại sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Càng để lâu, vi khuẩn sẽ tích tụ và sinh sôi càng nhiều. Qua đó, hình thành lớp cao răng bám dính lên chân răng. Nếu không được loại bỏ, vi khuẩn sẽ tấn công đến mô mềm quanh răng, dẫn đến viêm nhiễm nướu, hở lợi.

2.3. Thiếu dinh dưỡng

Cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân khiến lợi không bám sát vào chân răng. Nếu cơ thể thiếu kẽm, sắt vitamin E, C,… thì lợi sẽ bị tách ra, tạo kẽ hở với chân răng.

2.4. Bệnh lý răng miệng

Viêm nha chu, viêm nướu, viêm cuống răng,… là những bệnh lý có thể làm lợi không bám dính vào chân răng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng trên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và cả sức khỏe tổng thể.

Viêm nha chu làm lợi tách ra khỏi chân răng

Viêm nha chu làm lợi tách ra khỏi chân răng

2.5. Di truyền

Các bệnh lý răng miệng cũng có thể di truyền từ nhiều thế hệ. Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách thì tình trạng lợi không dính vào chân răng cũng có thể xuất hiện do di truyền.

3. Lợi không bám chắc vào chân răng có nguy hiểm không

Tình trạng lợi không bám dính vào chân răng giai đoạn đầu hoặc do chải răng quá mạnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng, và cũng không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cảm thấy hơi đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên nếu không được cải thiện sớm, khoảng trống giữa lợi và chân răng sẽ trở thành ổ chứa thức ăn, khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Qua đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về răng miệng.

Về lâu dài, tình trạng sẽ chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng nặng, có nguy cơ mất răng, nhiễm trùng máu, nguy hiểm tới sức khỏe.

4. Điều trị lợi không bám chắc chân răng

Tình trạng lợi không bám chắc vào chân răng cần được khắc phục kịp thời bằng các biện pháp như sau: lấy cao răng, phẫu thuật, bổ sung dinh dưỡng.

4.1. Lấy cao răng

Trường hợp lợi không bám chắc vào chân răng do cao răng hình thành thì lấy cao răng là biện pháp tối ưu nhất. Sau khi lớp mảng bám được đánh bay, vi khuẩn gây hại cũng bị loại bỏ. Tình trạng lợi rụng sẽ được ngăn chặn.

4.2. Bổ sung dinh dưỡng

Đối với nguyên nhân khiến lợi bị tách khỏi chân răng là do cơ thể thiếu chất, thì bạn có thể dùng các viên uống vitamin và khoáng chất như: vitamin E, C, B, sắt, kẽm,… Các dưỡng chất này sẽ nuôi dưỡng nướu khỏe mạnh, nhờ đó giúp nướu bám chắc vào chân răng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất này bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại thịt,…

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng

4.3. Phẫu thuật

Nếu lợi không dính vào chân răng với mức độ nặng, bạn cần đến nha khoa để thăm khám và có phương án điều trị thích hợp. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định ghép mô nướu hoặc khâu vạt nướu để tái tạo lại phần nướu bị tách ra khỏi chân răng.

5. Biện pháp ngăn ngừa lợi không bám vào chân răng

Để phòng ngừa tình trạng nướu không bám vào chân răng, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

– Sử dụng kem đánh răng nuôi dưỡng nướu và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn để tránh viêm nhiễm nướu và các bệnh lý răng miệng khác

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chọn bàn chải lông mềm, đánh răng theo chiều dọc và không dùng tăm tre để xỉa răng

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn cứng, dai và không hút thuốc lá

– Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào như sưng nướu, hở lợi, chảy máu, hôi miệng, thì hãy đến nha khoa để được tư vấn và điều trị sớm

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng lợi không bám vào chân răng. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Lợi không bám vào chân răng có sao không?”

Healthline: “Receding Gums: Causes, Symptoms, Diagnosis, and More”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Viêm lợi trùm ở trẻ em: Dấu hiệu và biện pháp điều trị an toàn

Viêm lợi trùm ở trẻ em: Dấu hiệu và biện pháp điều trị an toàn

Viêm lợi trùm ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lý này khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, chán ăn và thường xuyên quấy

Viêm lợi trùm có mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm lợi trùm có mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm lợi trùm có mủ là tình trạng lợi bao phủ một phần hay toàn bộ bề mặt răng gây viêm nhiễm kèm theo ổ mủ tại vị trí viêm. Đây cũng

Tổng hợp 10 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà

Tổng hợp 10 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà

Viêm lợi trùm là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh không chỉ làm đau nhức răng miệng, ăn uống khó khăn mà còn có thể gây

Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Viêm lợi là bệnh đặc trưng bởi tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc cả khi giao tiếp bình thường. Tình

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi đó, lượng dịch tiết sẽ giảm, gây khô miệng kèm theo

Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh lý trên chỉ kéo dài trong

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map