01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm nha chu gây viêm nhiễm và mất mô quanh nha chu, có thể hủy hoại răng và nướu. Nếu chủ quan để tình trạng viêm nha chu ngày càng nghiêm trọng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Cũng bởi bệnh lý này đã khiến không ít người thắc mắc rằng bị viêm nha chu có niềng răng được không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bị viêm nha chu có niềng răng được hay không còn phụ thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Niềng răng sẽ phải dùng hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để điều chỉnh răng về nơi mong muốn. Do đó răng sẽ phải chịu tác động mạnh để làm di chuyển trên cung hàm.
Nếu viêm nha chu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể niềng răng, tuy nhiên cần điều trị triệt để bệnh trước khi đặt niềng.
Nhưng khi viêm nha chu quá nặng, ảnh hưởng đến tủy răng và xương thì quá trình niềng răng sẽ gặp nhiều khó khăn và gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, bị viêm nha chu có niềng răng được hay không cần được thăm khám kỹ lưỡng và phải được điều trị trước khi niềng.
Người bệnh viêm nha chu vẫn có thể niềng răng với các trường hợp sau:
– Viêm nha chu ở mức độ nhẹ, xương ổ răng vẫn chưa bị phá hủy và răng còn bền chắc
– Tình trạng viêm nha chu đã được can thiệp và điều trị triệt để
– Xương răng chưa bị tổn thương
Với những trường hợp sau, người bệnh không nên niềng răng bởi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng:
– Viêm nha chu chưa được kiểm soát và điều trị dứt điểm
– Bệnh viêm nha chu ở giai đoạn nặng gây tiêu xương hàm, răng lung lay và có nguy cơ bị gãy rụng cao
– Bệnh viêm nha chu gây mất khá nhiều răng
– Bị viêm nha chu kèm theo các bệnh lý khác như rối loạn đông máu, ung thư, tiểu đường,…
– Trên hàm đã có nhiều răng sứ
Viêm nha chu là bệnh lý nha khoa nghiêm trọng, nên khi can thiệp niềng răng cần lưu ý phải điều trị bệnh và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Viêm nha chu xảy ra khi vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm mô nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng và cement. Lâu dài, vi khuẩn làm hư hại các cơ quan này khiến răng bị lung lay.
Khi chỉnh nha, răng cần được cố định trên cung hàm và phải chịu lực kéo để dịch chuyển tới vị trí mong muốn. Nếu viêm nha chu tiếp tục càng nặng hơn, răng sẽ lung lay dần làm quá trình niềng răng thất bại, nguy cơ rụng răng.
Do đó, trước khi can thiệp niềng răng, bạn cần điều trị viêm nha chu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi điều trị cần phải tái khám và theo dõi để được đánh giá tình trạng trước khi niềng răng.
Vệ sinh răng miệng là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát nha chu tái phát trong quá trình niềng răng. Ngoài ra, biện pháp này cũng giúp ngăn chặn sâu răng và các bệnh nha khoa khác.
Cách vệ sinh răng miệng:
– Đánh răng 2 – 3 lần/ ngày nhẹ nhàng với lông chải mềm và mảnh. Để làm sạch hết thức ăn thừa và mảng bám, cần đánh răng từ 2 – 3 phút
– Có thể dùng thêm bàn chải cho người niềng răng để tăng hiệu quả làm sạch mảng bám
– Không dùng tăm để xỉa, thay vào đó nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bám trong các kẽ
– Dùng nước súc miệng có thành phần diệt khuẩn để loại bỏ hại khuẩn trong khoang miệng
– Đến nha khoa khoảng 4 – 6 tháng/ lần để được bác sĩ cạo vôi răng
Trên đây là những thông tin giải đáp về viêm nha chu có niềng răng được không. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để niềng răng an toàn. Nếu cần hỗ trợ thêm về các bệnh lý răng miệng, đừng ngại ngần liên hệ ngay với Nha khoa Paris để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×