Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Máng nhai: Tác dụng, phân loại và hướng dẫn cách dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Máng nhai là gì? Có tác dụng gì? Có bao nhiêu loại? Ắt hẳn luôn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hầu hết mọi người chỉ biết đây một thiết bị được sử dụng nhiều để điều trị rối loạn khớp thái dương. Thế nhưng thực tế, công dụng của máng nhai có thể khiến bạn phải bất ngờ.

1. Máng nhai là gì

Máng nhai (máng nha khoa) là một thiết bị y tế được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nha khoa và điều trị các vấn đề liên quan tới khớp thái dương.

Chúng được thiết kế để đeo lên hàm, từ đó thay đổi tư thế của hàm, lồi cầu hoặc tái lập vị trí của đĩa khớp theo từng mục đích sử dụng khác nhau.

Các loại máng nha khoa thường được sản xuất bằng bằng nhựa acrylic mềm hoặc cao su. Còn máng cứng sẽ ít phổ biến hơn và được chỉ định trong các ca điều trị phức tạp.

Mang nhai là gì

Máng nhai còn được gọi là máng nha khoa

2. Máng nhai có tác dụng gì

Máng nhai tuy là thiết bị có kết cấu đơn giản nhưng lại sở hữu rất nhiều công dụng khác nhau:

– Giảm đau, khó khăn khi nhai và nói chuyện: Máng nha khoa được thiết kế để thay đổi tư thế của hàm dưới và lồi cầu, giúp tái lập lại vị trí của đĩa khớp. Nhờ vậy, các cảm giác đau nhức, khó chịu khi ăn nhai hoặc nói chuyện sẽ được giảm đáng kể.

– Thư giãn cơ: Nó giúp giảm tình trạng căng cơ, giúp cơ hàm thư giãn hơn và từ đó làm giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn cơ.

– Chẩn đoán và điều trị các vấn đề khớp cắn: Một số loại máng nha khoa đặc biệt còn hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến khớp cắn rất hiệu quả.

– Bảo vệ răng: Nhờ cấu tạo đặc biệt, chúng giúp giảm tác động trực tiếp lên răng và ngăn ngừa mài mòn răng do va chạm, ma sát.

Máng nha khoa có rất nhiều công dụng khác nhau

Máng nha khoa có rất nhiều công dụng khác nhau

3. Phân loại các kiểu máng nhai phổ biến

3.1. Máng nhai thư giãn

Máng nhai thư giãn là dòng phổ biến nhất, có tác dụng giảm áp lực và căng cơ trong hàm cũng như khôi phục tạm thời chức năng cơ bản của khớp cắn.

Máng nha khoa thư giãn được thiết kế để đeo ở hàm trên, bao phủ toàn bộ các răng hàm trên. Chúng thường được sử dụng vào ban đêm hoặc trong các trường đau cấp tính.

Máng nhai thư giãn

Máng nhai thư giãn

3.2. Máng nhai chống nghiến răng

Đây là loại được thiết kế nhằm mục đích hạn chế các tác động, ảnh hưởng do thói quen nghiến răng của chúng ta, bao gồm.

Mòn men răng.

– Khiến răng bị nhạy cảm.

– Gây áp lực cho cơ hàm.

– Tổn thương các cấu trúc xung quanh hàm.

– Gây đau nhức.

– Tăng nguy cơ khiến trật khớp thái dương.

Máng chống nghiến răng có thiết kế đặc biệt để giữ khoảng cách giữa hàm trên và dưới, từ đó ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúng.

3.3. Máng định vị hàm dưới

Máng định vị hàm dưới được sử dụng để tái lập vị trí và ổn định các răng ở hàm dưới. Chúng được dùng trong các trường hợp di lệch đĩa nội khớp thái dương hàm.

Khi có sự sai lệch ở hàm dưới, máng định vị có vai trò giữ cho hàm ở vị trí chính xác, ngăn chặn sự di chuyển không mong muốn.

Bên cạnh đó, máng định vị hàm dưới còn có một số công dụng như sau:

– Giảm đau nhức, mỏi cơ hàm.

– Tạo môi trường thuận lợi cho răng phát triển.

– Bảo vệ răng.

– Làm vị trí tham chiếu cho việc tái tạo khớp cắn.

– Hạn chế tổn thương vùng khớp thái dương.

Máng định vị hàm dưới

Máng định vị hàm dưới

3.4. Máng nhai phía trước

Máng nhai phía trước là một loại máng được đeo ở nhóm răng phía trước, thường tiếp xúc với 6 răng cùng lúc.

Mục đích sử dụng chính của loại này là để thư giãn cơ hàm, đồng thời có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến khớp cắn.

3.5. Máng bảo vệ răng

Được sử dụng để bảo vệ răng khỏi các tác động mạnh gây tổn thương hoặc giảm các áp lực căng thẳng trong quá trình tập luyện thể thao, thi đấu chuyên nghiệp.

Máng bảo vệ răng thường được làm từ chất liệu mềm như silicon, với độ mềm cao, dẻo và đàn hồi sẽ giúp giảm thiểu tối đa lực tác động lên răng khi có va chạm.

Máng bảo vệ răng

Máng bảo vệ răng

3.6. Máng định vị cầu lồi

Máng định vị cầu lồi có cấu tạo gần tương tự máng định vị hàm dưới, điểm khác biệt là chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

– Định vị lồi cầu xuống dưới.

– Định vị lồi cầu ra trước.

– Định vị cho từng bên hoặc cả hai bên cùng lúc.

Máng định vị cầu lồi được thiết kế để áp sát vào cạnh răng và phần mặt nhai. Phần cạnh của máng sẽ được thiết kế mềm, bo tròn hơn giúp hạn chế tổn thương cho cơ hàm.

3.7. Máng thay thế răng

Đây là một loại máng nha khoa được sử dụng để thay thế các răng bị mất hoặc bị thiếu. Trong một số trường hợp, máng còn được thiết kế với các răng giả để tái tạo chức năng nhai cho người dùng..

Máng thay thế răng thường được làm từ các chất liệu như nhựa acrylic hoặc composite, có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.

4. Cần đeo máng nhai trong bao lâu

Theo bác sĩ Vũ Thị Phương, trung bình bạn cần phải đeo máng nhai từ 6 tuần đến 2 tháng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Riêng đối với các trường hợp có thói quen nghiến răng thì cần phải đeo cả đời.

Tuy nhiên thời gian đeo máng nhai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Loại máng nhai, mục đích dùng, tình trạng thực tế, mức độ tuân thủ cách dùng máng nha khoa.

Nhìn chung, trong quá trình sử dụng máng nhai, bạn chỉ phải đeo nhiều nhất là vào ban đêm nên cũng không gặp quá nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường nhật.

Cần đeo máng trong bao lâu

Cần đeo máng trong 2 tuần – 6 tháng

5. Cách sử dụng máng nhai

Để sử dụng máng nhai đúng cách, bạn có thể tuân theo các bước sau đây:

Bước 1 – Tiến hành vệ sinh răng nướu một cách sạch sẽ:

Hãy đánh răng, súc miệng trước khi đeo máng nhai để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng.

Bước 2 – Chuẩn bị máng nha khoa:

Lấy máng nhai ra khỏi hộp và xem xét kỹ lưỡng cấu trúc của mang để lúc đeo dễ dàng hơn.

Bước 3 – Đeo máng:

Đặt máng nhai vào miệng và nhẹ nhàng định vị nó trên răng. Hãy đảm bảo máng nhai được đeo chính xác, ôm sát các răng và hàm một cách thoải mái, không có tình trạng đau nhức hay khó chịu.

Bước 4 – Tháo máng và vệ sinh:

Khi không cần sử dụng đến máng nha khoa nữa bạn cần tháo ra vệ sinh lại sạch sẽ và cất vào hộp đựng bảo quản. Tránh sử dụng nước nóng để rửa máng nhai, vì nhiệt độ cao có thể làm biến dạng máng, khiến hiệu quả giảm sút.

Cách sử dụng máng nha khoa

Cách sử dụng máng nha khoa

6. Một số lưu ý khi dùng máng nha khoa

Để đạt được hiệu quả như mong muốn và tránh các ảnh hưởng không tốt, khi sử dụng máng nhai bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây.

– Chỉ sử dụng máng được thiết kế dành riêng cho mình: Không nên mua các sản phẩm máng nha khoa đại trà trên thị trường. Thay vào đấy bạn hãy đến nha khoa uy tín để được kiểm tra, lấy dấu hàm và thiết kế máng dành riêng cho mình.

– Vệ sinh máng nhai thường xuyên: Vệ sinh máng sau mỗi lần sử dụng để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn.

– Không sử dụng chung với người khác: Tuyệt đối không được sử dụng chung máng nha khoa với người khác.

– Sử dụng máng phù hợp: Không sử dụng máng quá lỏng hoặc quá chặt, vì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

– Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ: Trong quá trình sử dụng nếu gặp tình trạng đau nhức, khó chịu… cần liên hệ ngay bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn phương pháp khắc phục.

– Kiểm tra máng định kỳ: Nhằm đảm bảo máng không bị hỏng hay không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Tổng kết lại, máng nhai là thiết bị y khoa được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Trong các trường hợp rối loạn khớp thái dương, đây chính là phương pháp điều trị không xâm lấn, được đánh giá rất cao về hiệu quả. Thế nhưng, việc sử dụng máng nhai trong quá trình điều trị các vấn đề về hàm, khớp cắn… cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ bởi các bác sĩ răng hàm mặt.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Quân Dân 102: “Sử dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm có hiệu quả không?”
Trang Đông Y Việt Nam: “Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm: Những thông tin cần biết”
Nhà Thuốc An Khang: “Rối loạn thái dương hàm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị”
Trang ane.vn: “CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ MÁNG NHAI: TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO, KHI NÀO?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề máng nhai
Tác dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm

Tác dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga