Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nấm miệng trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Nấm miệng trẻ sơ sinh là hiện tượng rất hay gặp phải, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và trở nên biếng ăn. Nếu như phát hiện sớm và chữa đúng cách, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nấm miệng kéo dài sẽ lây lan tới các bộ phận xung quanh, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể của trẻ.

1. Nguyên nhân nấm miệng trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nấm miệng xảy ra do những nguyên nhân như lạm dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn, vi nấm, miệng không được vệ sinh thường xuyên, ngậm vật bị nhiễm nấm, hệ miễn dịch yếu, lây nhiễm từ mẹ và dùng chung đồ với trẻ bị nấm.

1.1. Lạm dụng kháng sinh

Trên thực tế, những trẻ lạm dụng kháng sinh sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm miệng cao hơn. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các hại khuẩn mà còn cả một số vi khuẩn có lợi trong khoang miệng.

Điều đó khiến cho hệ vi sinh, vi nấm ở miệng bị mất cân bằng. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm Candida Albicans phát triển quá mức và khiến cho trẻ bị nhiễm nấm miệng.

Nấm miệng do lạm dụng kháng sinh

Nấm miệng trẻ sơ sinh do lạm dụng kháng sinh

1.2. Miệng của trẻ không được vệ sinh thường xuyên

Khi trẻ bú sữa, những cặn sữa rất dễ bám lại và đóng cặn tại niêm mạc miệng. Nếu như khoang miệng của trẻ không được làm sạch thường xuyên, nguy cơ bị nấm miệng là rất cao.

1.3. Ngậm vật đã bị nhiễm nấm

Hầu hết các bé đều có sở thích ngậm, gặm bất kỳ những đồ vật nào mà mình có thể chạm vào như đồ gặm nướu, ti giả… Nếu như những độ vật mà bé ngậm đã nhiễm nấm, không được vệ sinh sạch sẽ thì cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị nấm miệng.

1.4. Hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm… Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn yếu và chưa phát triển toàn diện. Hậu quả là vi sinh vật gây hại như nấm Candida Albicans có điều kiện thuận lợi để phát triển, tấn công vào cơ thể và gây nấm miệng.

1.5. Lây nhiễm từ mẹ

Trong quá trình mang thai, nếu như mẹ bị nhiễm nấm sinh dục và không được chữa trị dứt điểm thì rất dễ lây nhiễm sang cho trẻ. Đặc biệt là đối với những trẻ sinh thường.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị bệnh trong trường hợp mẹ bị nhiễm nấm ở núm vú. Khi trẻ bú sữa, nấm Candida Albicans từ núm vú của mẹ sẽ xâm nhập trực tiếp vào khoang miệng của trẻ. Dần dần, chúng sẽ tấn công các niêm mạc bên trong miệng và gây nhiễm nấm.

1.6. Dùng chung đồ với trẻ nhiễm nấm

Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, việc trẻ sử dụng chung đồ vật như đồ chơi, đồ gặm nướu… với trẻ nhiễm nấm cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh. Bởi các vi nấm sẽ bám vào đồ chơi khi trẻ gặm, cắn. Nếu như trẻ khác tiếp tục ngậm những đồ chơi đó thì rất dễ nhiễm nấm.

Nấm miệng do dùng chung đồ vật với trẻ nhiễm nấm

Nấm miệng do dùng chung đồ vật với trẻ nhiễm nấm

2. Nấm miệng trẻ sơ sinh có biểu hiện như thế nào

Bệnh nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau:

– Môi, lưỡi, vòm họng hoặc má trong của trẻ có những mảng trắng nhỏ, hình tròn xuất hiện.

– Các mảng bám trong niêm mạc miệng không bị chảy máu, dễ bong nhưng rất khó có thể làm sạch bằng nước.

– Lưỡi của trẻ bị loang lổ, không đều màu và khô ở đầu lưỡi.

– Trẻ khó chịu, hay quấy khóc và lười ăn.

– Trẻ bị mất vị giác.

– Đốm trắng chuyển sang màu đỏ nếu như cha mẹ cố làm sạch.

– Thân nhiệt của trẻ tăng cao, tiêu chảy khi nấm miệng đã lan rộng.

3. Hình ảnh bị nấm miệng trẻ sơ sinh

Những hình ảnh nhiễm nấm thực tế dưới đây sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết bệnh ở trẻ sơ sinh và có phương án xử lý sớm:

Niêm mạc miệng ở trẻ có mảng trắng

Niêm mạc miệng ở trẻ có mảng trắng

Mảng trắng trên lưỡi

Mảng trắng trên lưỡi

Nấm miệng trẻ sơ sinh

Nấm miệng trẻ sơ sinh

4. Nấm miệng trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi

Nếu như được điều trị đúng cách, bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể khỏi sau 1 – 4 tuần. Sự chênh lệch về thời gian khỏi bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ.

Bởi nấm miệng được chia ra thành hai giai đoạn là nặng và nhẹ. Ở mỗi giai đoạn, thời gian điều trị sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

– Giai đoạn nhẹ: Trẻ bị khô, nứt nẻ miệng, có nhiều mảng trắng bám ở niêm mạc miệng. Nếu như chữa trị ở giai đoạn trên, bé sẽ khỏi bệnh sau khoảng 5 – 7 ngày.

– Giai đoạn nặng: Nấm đã lan đến các bộ phận khác như cổ họng, thực quản, cơ quan tiết niệu… khiến trẻ bị tiêu chảy, ngạt thở. Đây là giai đoạn nặng nên quá trình điều trị cũng phức tạp hơn rất nhiều, có thể kéo dài tới 1 tháng hoặc hơn.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nấm miệng như có mảng trắng, lưỡi loang lổ… cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị sớm. Để càng lâu, bệnh càng thêm nghiêm trọng và kéo dài thời gian điều trị.

5. Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không

Nếu như được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, nấm miệng ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ cũng như ít lây lan sang những bộ phận xung quanh. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu, khiến trẻ quấy khóc và ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian điều trị, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Trong trường hợp không chữa đúng cách, nấm miệng ở trẻ sẽ không thể tự khỏi. Không chỉ vậy, vi nấm gây hại sẽ nhanh chóng phát triển và lan rộng tới các bộ phận khác như hầu họng, thực quản, cơ quan tiêu hóa… Điều đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ, làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí là nhiễm trùng máu.

6. Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản, an toàn

Để bệnh nấm ở trẻ sơ sinh nhanh chóng thuyên giảm, cha mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu như rau ngót, lá trà xanh, nước muối sinh lý và mật ong.

6.1. Chữa nấm miệng trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc của người Việt Nam, rau ngót còn được nhiều người sử dụng để chữa nấm miệng cho trẻ. Trong Đông y, rau ngót có tính ôn, diệt khuẩn tốt và bài tiết được các chất độc ra ngoài cơ thể.

Đồng thời, rau ngót cũng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể của trẻ như vitamin C, canxi, protein… Chúng sẽ tái tạo các tổn thương trên da và giúp nấm miệng mau khỏi.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 10g rau ngót tươi, đem đi rửa sạch với nước.

– Giã rau ngót và chắt nước cốt.

– Quấn gạc rơ lưỡi lên đầu ngón tay rồi nhúng vào nước cốt rau ngót.

– Chà nhẹ nhàng miếng gạc nên vùng miệng bị nấm của trẻ. Cha mẹ nên lau kỹ má trong, lưỡi, nướu của trẻ để nấm không lây lan.

Rau ngót trị nấm miệng

Rau ngót trị nấm miệng

6.2. Chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh

Trà xanh là một nguyên liệu tự nhiên rất giàu epicatechin EGCG. Hợp chất trên được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm rất tốt nên hoàn toàn có thể sử dụng để chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị lá trà xanh tươi và ít muối trắng.

– Rửa sạch lá trà xanh và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.

– Đun lá trà xanh với một lượng nước sạch vừa đủ.

– Đợi nước trà xanh nguội thì sử dụng để đánh tưa lưỡi cho trẻ hàng ngày.

6.3. Nước muối sinh lý

Dùng nước muỗi cũng là một mẹo dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng để chữa bệnh nấm miệng cho trẻ ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn rất tốt nên có thể tiêu diệt vi nấm gây hại trong khoang miệng của trẻ, giúp bệnh nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên dùng nước muối pha loãng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới niêm mạc miệng.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh tay sạch sẽ.

– Đeo gạc mềm vào ngón tay.

– Nhúng gạc vào nước muối sinh lý rồi đưa ngón tay vào miệng trẻ và chà nhẹ nhàng.

6.4. Mật ong và mít

Trong bảng thành phần của mật ong có chứa hai chất hydrogen peroxide và glucose oxidase. Chúng có tác dụng kháng khuẩn nên giúp giảm thiểu các triệu chứng do bệnh nấm miệng gây ra. Trong khi đó, lá mít cũng có khả năng chống viêm nhờ thành phần tanin. Vì vậy, việc kết hợp hai nguyên liệu trên lại với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp trị nấm miệng cho trẻ rất tốt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1ml mật ong cùng lá mít xanh, tươi, không bị sâu bệnh.

– Ngâm lá mít với nước muối loãng rồi để ráo nước.

– Phơi khô lá mít để nghiền thành bột.

– Trộn đều 5g bột lá mít với 1ml mật ong.

– Bôi hỗn hợp lên vùng miệng bị nấm của trẻ.

Mật ong và lá mít

Mật ong và lá mít

7. Các mẹo chữa nấm miệng tại nhà cho trẻ có hiệu quả không

Các mẹo chữa nấm miệng cho trẻ mà chúng tôi đề cập đến ở phần trên chỉ thực sự mang lại hiệu quả trong trường hợp nấm ở giai đoạn nhẹ, chưa lan sang những bộ phận xung quanh. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm. Chưa kể, nếu như cha mẹ thực hiện sai cách thì còn khiến cho vết nấm miệng bị tổn thương nặng nề, gây đau nhức dai dẳng.

Còn nếu như trẻ đã bị nhiễm nấm nặng, các vi nấm gây hại đã lan đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể thì các mẹo dân gian gần như không có tác dụng. Khi đó, cha mẹ buộc phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa theo phương pháp tốt nhất.

8. Thuốc điều trị nấm miệng trẻ sơ sinh

Đối với những trẻ sơ sinh đang bị nấm miệng, bác sĩ thường kê 2 loại thuốc là Miconazole hoặc Nystatin. Mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với từng mức độ bệnh của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho trẻ dùng đúng liều lượng trong thời gian ngắn để tránh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể.

– Thuốc Miconazole:

Thuốc Miconazole được bào chế dưới dạng gel với thành phần chính là miconazole nitrate. Hoạt chất trong thuốc có tính kháng nấm tương đối mạnh nên thường được sử dụng đối với những trẻ bị nhiễm nấm ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên bôi thuốc với một lượng nhỏ để không làm tổn thương tới niêm mạc miệng của trẻ.

– Thuốc Nystatin:

Đây là một loại thuốc kháng sinh chống nấm dược chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm streptomyces noursei. Thuốc có tác dụng kháng nấm yếu hơn Miconazole nên được sử dụng khi nấm chưa lây lan. Khi sử dụng, cha mẹ cần pha thuốc với nước đun sôi để nguội và dùng để rơ lưỡi cho trẻ. Trẻ sơ sinh chỉ nên dùng nửa gói 1g cho mỗi lần và bôi thuốc 2 lần mỗi ngày.

9. Biện pháp phòng tránh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa bệnh nấm ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:

– Vệ sinh, rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2 ngày/lần.

– Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

– Thường xuyên sát khuẩn những đồ chơi, núm vú giả của trẻ.

– Không cho trẻ dùng chung ti giả, thìa… với những trẻ khác.

– Ưu tiên cho trẻ bú mẹ thay vì uống sữa công thức để nâng cao hệ miễn dịch.

Rơ lưỡi cho trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chắc hẳn các cha mẹ đã hiểu được rõ hơn về bệnh nấm miệng trẻ sơ sinh. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu như phát hiện dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa sớm.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Cách điều trị dứt điểm nấm miệng ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh”
Báo Sức Khỏe & Đời Sống: “Điều trị nấm miệng ở trẻ em”
Nationwide Children’s Hospital: “Candidiasis in Children”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nấm miệng
Nấm miệng Candida có nguy hiểm không , Lưu ý quan trọng

Nấm miệng Candida có nguy hiểm không , Lưu ý quan trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng  Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Nấm miệng có tự khỏi được không – Nha Khoa Paris giải đáp

Nấm miệng có tự khỏi được không – Nha Khoa Paris giải đáp

Nấm miệng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ giai đoạn từ 1 – 5 tuổi. Bệnh lý này gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền