Nạo túi lợi là phương pháp điều trị thường gặp đối với tình trạng viêm túi lợi cũng như các bệnh lý viêm quanh răng. Các trường hợp chỉ định thực hiện chủ yếu là giảm viêm, áp xe răng, hỗ trợ điều trị trước hoặc sau các phẫu thuật khác. Viêm túi lợi nếu không được điều trị dứt điểm từ sớm sẽ gây ra không ít biến chứng nguy hiểm như mòn cổ răng, viêm tủy, tụt lợi, tiêu xương răng,…
Túi lợi là một bộ phận thuộc niêm mạc miệng, bám vào chân răng và xương ổ răng. Xét về giải phẫu thì lợi gồm hai phần là lợi dính và lợi tự do. Mặt ngoài của cả hai được phủ với một lớp biểu mô sừng hóa, còn mặt trong sẽ có sự khác biệt.
Như vậy, giữa phần lợi tự do và răng sẽ có một rãnh nông và đáy của chúng được cấu tạo từ nhiều mô bám, đây chính là túi lợi mà bạn đang tìm hiểu đến.
Khi vụn thức ăn rơi vào rãnh trên sẽ dần tích tụ tạo ra các mảng bám và cuối cùng là bị vôi hóa thành cao răng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho vùng túi lợi bị viêm nhiễm và thậm chí là sưng mủ.
Đồng thời cao răng nhiều còn khiến cho khoảng cách giữa răng và lợi dần bị rộng ra, sâu hơn. Dẫn đến lợi sẽ không thể ôm sát thân răng như ban đầu, khiến răng dễ bị lung lay hơn. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho căn thức ăn, mảng bám tích tụ và vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Tìm hiểu túi lợi là gì và nguyên nhân gây ra viêm túi lợi
Viêm túi lợi là một trong những bệnh lý răng mặt thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Theo thống kê từ các tài liệu y khóa cho thấy có đến 90% người trưởng thành bị viêm túi lợi.
Tuy răng ban đầu, tình trạng trên sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng cũng như có các dấu hiệu rõ ràng. Nhưng nếu càng để lâu, không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.
Hơn thế, khi viêm túi lợi đã phát triển thành các biến chứng nguy hiểm thì việc điều trị bao giờ cũng phức tạp hơn rất nhiều. Thậm chí chúng còn tác động đến sức khỏe toàn thân của người bệnh.
Những biến chứng của viêm túi lợi
Nạo túi lợi là phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến tổ chức xung quanh răng và cụ thể là viêm lợi. Tuy nhiên, dù là một phẫu thuật đơn giản nhưng không phải ai hay tình trạng nào bác sẽ cũng chỉ định thực hiện.
+ Trường hợp chỉ định nạo túi lợi:
+ Trường hợp chống chỉ định nạo túi lợi:
Nạo túi lợi chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Ắt hẳn đây là tâm lý chung của rất nhiều người khi được bác sĩ chỉ định nạo túi lợi. Thực tế, khi đã thực hiện bất kỳ một phẫu thuật nào và nhất là có tác động xâm lấn trực tiếp thì rất khó tránh khỏi tình trạng bị đau vùng phẫu thuật.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành nạo túi lợi, bác sĩ luôn gây tê cục bộ nên trong suốt quá trình thực hiện, người bệnh chỉ cảm giác hơi khó chịu. Riêng đối với các trường hợp bị viêm nặng thì sẽ hơi đau và có khả năng chảy máu.
Hầu hết, sau khi hết thuốc tê mọi người sẽ cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu nhưng nếu biết cách chăm sóc thì chỉ sau 1 – 2 ngày tình trạng trên sẽ biến mất. Còn đối với các trường hợp bị đau nhiều thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau dùng trong 1 – 2 ngày đầu.
Nạo túi lợi sẽ đau trong khoảng 1 – 2 ngày
Nạo túi lợi thực chất là một phẫu thuật khá đơn giản và thực hiện nhanh chóng, với mục đích điều trị các bệnh lý liên quan trực tiếp đến các bộ phận xung quanh răng, bao gồm nướu, xương răng, xương ổ răng và dây chằng.
Từ đó giúp làm sạch các mô mềm đang bị viêm cũng như cao răng hay các thành phần nằm ở phía trong của túi lợi.
Đối với các trường hợp bị viêm nặng thì bác sĩ cần phải thực hiện nạo vét túi lợi, thậm chí là nạo vét sâu để làm sạch các ổ mủ, điều chỉnh nha chu hoặc phục hồi răng (nếu như cần thiết).
Dù ở tình trạng nhẹ hay nặng thì cả quá trình thực hiện đều phải có sự chỉ đạo, can thiệp của bác sĩ nha khoa chuyên môn sâu, kinh nghiệm phong phú mới giúp người bệnh điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng.
Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về phẫu thuật nạo túi lợi, sau đây là 4 bước thực hiện chi tiết, bao gồm thăm khám – chuẩn bị, sát khuẩn, tiến hành và theo dõi – xử lý hậu phẫu. Đây cũng là quy trình chuẩn y khoa mà bác sĩ cần tuân thủ.
Bước đầu tiên bao giờ cũng là bệnh nhân được thăm khám về tình trạng, sức khỏe hiện tại. Qua đó giúp bác sĩ xác định người bệnh có thuộc nhóm đối tượng được phép chỉ định nạo túi lợi hay không.
Tiếp đến là chụp x-quang răng để nắm rõ cấu trúc cũng như mức độ viêm và lên phác đồ điều trị.
Ngoài ra, ở bước đầu tiên còn bao gồm cả khâu chuẩn bị với những đầu mục công việc như sau:
Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được sát khuẩn quanh túi mủ cũng như gây tê cục bộ.
Vấn đề sát khuẩn luôn là tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ trong mọi ca phẫu thuật, nhằm đảm bảo các rủi ro trong và sau phẫu thuật. Còn đối với vấn đề gây tê là để giúp giảm bớt các giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Tiến hành phẫu thuật sẽ phục thuộc trực tiếp vào mức độ viêm túi lợi của người bệnh.
Đối với viêm túi lợi ở mức độ nhẹ: Nếu như túi lợi không bị viêm quá sâu, chưa hình thành lên các túi mủ thì bác sĩ chỉ đơn giản là nạo cao răng, loại bỏ các mảng bám cũng như thành phần không tốt ở trong túi lợi cho bệnh nhân. Do đó đây đơn giản chỉ là một thủ thuật nha khoa đơn giản chứ không phải phẫu thuật. Thời gian thực hiện nhanh chóng và người bệnh cũng không phải đối diện với các cơn đau nghiêm trọng, kéo dài.
Đối với viêm túi lợi ở mức độ nặng: Đây là trường hợp cần phải phẫu thuật ngay với túi sâu lớn trên 5mm, viêm cả phần túi dưới xương hay xương răng bắt đầu có dấu hiệu bị tiêu. Lúc bấy giờ, bác sĩ sẽ phải tiến hành nạo túi lợi bằng dụng cụ chuyên nghiệp để loại bỏ các tổ chức viêm ở xung quanh. Kèm theo đó là điều chỉnh nha chu hoặc phục hồi răng. Theo đó, để làm sạch túi lợi bác sĩ còn sẽ tách phần nướu ra khỏi thân răng và cuối cùng là khâu thẩm mỹ.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi cũng như xử lý các vấn đề hậu phẫu.
Trường hợp sau vài ngày phẫu thuật có tình trạng chảy máu thì chỉ cần vệ sinh, bơm rửa kỹ lưỡng rồi đắp băng để ngăn máu chảy. Còn nếu như bị nhiễm trùng vết nạo thì cần phải thăm khám bác sĩ và xử lý ngay lập tức.
Nếu sau một thời gian mà mức độ viêm nhiễm không thuyên giảm, bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng cụ thể sau khi tái khám để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất và điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, nếu người bệnh bị đau sau phẫu thuật thì cần kê thuốc giảm đau để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng.
Các bước phẫu thuật nạo túi lợi
Việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương và ngăn chặn bệnh lý tái phát nghiêm trọng hơn.
Dù là một ca phẫu thuật đơn giản, nhưng nạo túi lợi cũng tiềm ẩn không ít các biến chứng hậu phẫu nguy hiểm mà hầu hết đều xuất phát từ chính quá trình chăm sóc tại nhà của người bệnh.
Sau đây là những lưu ý về cách chăm sóc sau khi nạo túi lợi mà bạn cần phải ghi nhớ.
Lưu ý cách chăm sóc sau khi thực hiện nạo túi lợi
Với bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến phẫu thuật nạo túi lợi đang được đông đảo bạn đọc quan tâm trong suốt thời gian qua. Tuy là một ca phẫu thuật đơn giản, ở mức độ viêm túi nhẹ còn chỉ là thủ thuật. Nhưng việc tìm kiếm một địa chỉ thực hiện uy tín vẫn là điều mà quý vị nên ưu tiên đến đầu tiên.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900