Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Lưỡi có đốm đỏ là bệnh gì? – Báo hiệu bệnh lý hay chỉ là do thói quen?

Đốm đỏ ở lưỡi là hiện tượng dễ gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích liên quan đến hiện tượng phổ biến này.

1. Lưỡi có đốm đỏ là triệu chứng của bệnh gì?

Lưỡi xuất hiện đốm đỏ bất thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý như:

1.1. Nhiệt miệng

Đây là hiện tượng rất phổ biến, có thể gặp phải ở mọi đối tượng, mọi giới tính. Bệnh nhiệt miệng có thể xác định bằng mắt thường và tự chữa khỏi tại nhà mà không cần thăm khám tại các cơ sở y tế.

Nguyên nhân:

– Cơ thể bị nóng trong.

– Chức năng gan suy giảm.

– Nhiễm khuẩn.

– Thiếu axit folic, vitamin B12, vitamin B9, kẽm, sắt (1).

– Thay đổi hormone. 

Triệu chứng:

– Chấm đỏ xuất hiện nhiều ở vùng môi, lưỡi.

– Viêm loét bên trong má.

– Đau bụng, tiêu chảy.

– Rối loạn tiêu hóa.

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng

1.2. Viêm họng

Viêm họng là chứng bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, khiến cơ thể mệt mỏi và có thể kèm theo ốm, sốt.

Nguyên nhân:

– Do các loại vi rút, vi khuẩn gây ra: vi rút cúm A, cúm B, vi rút corona,… 

– Cơ thể không kịp thích nghi với môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột.

– Khối u xuất hiện tại cổ họng, lưỡi.

– Bệnh trào ngược dạ dày khiến cổ họng nóng rát.

Triệu chứng:

– Họng sưng đau, lưỡi nổi đốm đỏ.

– Cổ họng ngứa ngáy, khó chịu.

– Đau khi nuốt nước bọt.

– Đau khi ăn nhai.

– Khan họng, có đờm, sổ mũi.

– Sốt nhẹ, đau đầu.

1.3. Lưỡi kết hạt

Lưỡi kết hạt là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể lan xuống amidan, phế quản, khí quản,… khiến việc chữa trị khó khăn.

Nguyên nhân:

– Gây ra bởi ký sinh trùng hoặc vi nấm (2).

– Thói quen vệ sinh kém.

– Suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng:

– Cuống lưỡi, đầu lưỡi nổi chấm đỏ.

– Khô họng, thường xuyên cảm thấy khát nước.

– Cổ họng khó chịu, vướng víu.

– Ngứa họng.

– Khó thở, khó nuốt.

– Nổi hạch ở cổ.

Bệnh lưỡi kết hạt

Bệnh lưỡi kết hạt

1.4. Nhiễm nấm

Bệnh lưỡi bị đốm đỏ thường do nấm Candida dẫn tới và có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong trường hợp hệ miễn dịch suy yếu hoặc khi bạn mắc các bệnh nền khác như đái tháo đường, nhiễm nấm âm đạo,…

Nguyên nhân: 

– Nhiễm nấm Candida.

– Vệ sinh răng miệng kém.

Triệu chứng:

– Nổi mụn đỏ ở lưỡi.

– Vị giác kém hoặc mất vị giác.

– Rát lưỡi.

– Nứt, sưng đỏ ở khóe miệng.

1.5. Sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội gây ra bởi vi rút HPV. Nếu nhận thấy lưỡi nổi đốm đỏ nhiều và trong thời gian dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân:

– Quan hệ tình dục bằng miệng.

– Hôn sâu trao đổi nước bọt khiến bệnh lây nhiễm.

– Dùng chung bàn chải, dụng cụ chà lưỡi với người mắc sùi mào gà.

Triệu chứng:

– Giai đoạn đầu, các hạt sần nổi li ti, thưa thớt trên bề mặt lưỡi và trong khoang miệng.

– Giai đoạn 2, các vết sần nổi nhiều hơn, dễ gây chảy máu khi ăn uống.

– Giai đoạn 3, nốt sần phát triển to, lở loét, hơi thở có mùi khó chịu.

Lưỡi nổi đốm đỏ là biểu hiện của sùi mào gà

Lưỡi nổi đốm đỏ là biểu hiện của sùi mào gà

2. Tình trạng lưỡi đốm đỏ chảy máu, đau rát có nguy hiểm không?

Khi lưỡi có đốm đỏ kèm theo đó là các triệu chứng như đau rát, chảy máu, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Tình trạng kể trên có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng nặng.

Nấm miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể như phổi, gan, tim,… Những biến chứng này vô cùng nguy hiểm và khó chữa khỏi. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Chính vì thế, bạn nên thăm khám khi lưỡi bị chấm đỏ đau rát kéo dài trên 7 ngày để được chữa trị kịp thời. Tránh ủ bệnh trong thời gian dài dẫn tới các biến chứng phức tạp. 

3. Cách khắc phục tình trạng lưỡi nổi đốm đỏ

Tuỳ vào nguyên nhân gây ra bệnh mà mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Bạn có thể được kê thuốc uống hoặc phẫu thuật trong trường hợp bệnh nặng. Sau đó, ăn uống điều độ, xây dựng lối sống lành mạnh để mau chóng hồi phục. 

3.1. Chữa đốm đỏ do nhiệt miệng, viêm họng

Nhiệt miệng và viêm họng đều do virus, vi khuẩn gây ra. Vì vậy, sau khi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc tuỳ vào tình trạng hiện tại:

Viêm họng do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh, nước súc miệng chứa chlorhexidine gluconate để kháng khuẩn.

Viêm họng di virus: Không cần điều trị thuốc và có thể tự thuyên giảm. Người bệnh có thể giảm đau, hạ sốt bằng cách sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen để cải thiện triệu chứng (3).

Nhiệt miệng: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol) giúp giảm đau và sưng tấy. Ngoài ra, người bệnh có thể được kê thuốc bôi Xylocaine hoặc Anbesol để giảm đau tạm thời tại vị trí loét. 

3.2. Chữa đốm đỏ do lưỡi kết hạt, nhiễm nấm

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lưỡi kết hạt đó là đó là virus và nấm. Vì vậy cần sử dụng thuốc đặc trị để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.

– Sử dụng thuốc bôi có chứa corticosteroid giúp giảm viêm và sưng tấy, thuốc bôi chứa  clotrimazole hoặc miconazole để tiêu diệt nấm Candida albicans.

– Sử dụng thuốc uống kháng nấm dạng viên để điều trị nấm Candida albicans.

– Dùng thuốc kháng sinh dạng viên nang hoặc viên nén để điều trị nhiễm khuẩn.

– Trong trường hợp bệnh nặng, sử dụng laser CO2 để đốt hoặc phẫu thuật cắt bỏ các loại hạt sùi trên lưỡi.

Cùng với đó, người bệnh cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi đánh răng. Hạn chế đồ ăn cay nóng, chua, thức ăn cứng. Bổ sung vitamin tổng hợp để tăng đề kháng cho cơ thể.

Đi khám bác sĩ để khắc phục lưỡi nổi đốm đỏ

Đi khám bác sĩ để khắc phục lưỡi nổi đốm đỏ

4. Lưỡi có đốm đỏ ở trẻ em điều trị như thế nào?

Tình trạng lưỡi có đốm đỏ ở trẻ em là hiện tượng phổ biến gọi là lưỡi bản đồ. Rất may tình trạng này thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ nhưng chúng sẽ đi theo bé đến hết đời (4).

Lưỡi nổi nốt đỏ ở trẻ em nếu không gây đau rát, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì không cần điều trị. Bạn nên cho trẻ ăn uống bình thường và chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày để cải thiện tình trạng này.

Nếu trẻ có biểu hiện đau rát, nứt lưỡi, xuất hiện nhiều mảng màu trắng trên bề mặt lưỡi, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để có phương án điều trị. Trong trường hợp, trẻ bị nhiễm nấm lưỡi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc thuốc bôi hàng ngày tùy vào mức độ của bệnh.

Lưỡi có nốt đỏ ở trẻ em

Lưỡi có nốt đỏ không đau ở trẻ em

5. Phòng ngừa tình trạng lưỡi có đốm đỏ như thế nào?

Bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) cho biết, bạn có thể phòng ngừa tình trạng lưỡi nổi đốm đỏ bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

– Súc miệng bằng nước muối ấm để diệt khuẩn ở khoang miệng.

– Uống nhiều nước.

– Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C.

– Tăng cường tập rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

– Hạn chế dùng cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác.

– Quan hệ tình dục lành mạnh.

– Không dùng chung khăn mặt, bàn chải, đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm vi rút, vi khuẩn và các bệnh xã hội khác.

– Thực hiện khám tai mũi họng tổng quát để kiểm tra nguy cơ viêm nhiễm giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn.

Tập thể dục và ăn đủ chất để phòng ngừa lưỡi nổi đốm đỏ

Tập thể dục và ăn đủ chất để phòng ngừa lưỡi nổi đốm đỏ

6. Khi lưỡi có đốm đỏ, nên điều trị thăm khám ở đâu?

Khi nhận thấy lưỡi nổi đốm đỏ kèm theo các triệu chứng bất thường kéo dài, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để thăm khám càng sớm càng tốt. Dưới đây là 3 địa chỉ khám chữa các bệnh về lưỡi nói riêng và tai mũi họng nói chung mà bạn có thể tham khảo:

– Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương – Số 78 Đường Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.

– Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Quân Y 17/QK5. Địa chỉ: 02 Đường Nguyễn Hữu Thọ – Quận Thanh Khê – TP. Đà Nẵng.

– Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ tại 201B Nguyễn Chí Thanh, 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Đây đều là các bệnh viện nổi tiếng với chuyên khoa Tai Mũi Họng cùng đội ngũ y bác sĩ hàng đầu và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Bạn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại các địa điểm uy tín này.

7. Những câu hỏi thường gặp nếu lưỡi có đốm đỏ

7.1. Lưỡi có nốt đỏ không đau

Khi lưỡi xuất hiện nốt đỏ nhưng không đau, nốt đỏ thường nhỏ, nằm rải rác hoặc tập trung ở một vùng nhất định. Có thể đây là dấu hiệu của một số tình trạng sau:

– Nhiệt miệng: Các nốt đỏ này có thể là giai đoạn đầu của nhiệt miệng. Thường thì các nốt này sẽ không đau cho đến khi chúng phát triển thành vết loét.

– Lưỡi bản đồ: Đây là tình trạng lành tính khiến lưỡi xuất hiện các đốm đỏ, trơn nhẵn và không đau. Các vết này có thể thay đổi vị trí và hình dạng theo thời gian.

– U nhú lưỡi: Các nốt đỏ không đau có thể là do u nhú lưỡi, là những khối u lành tính thường xuất hiện trên bề mặt lưỡi.

Nguyên nhân:

  • Dị ứng thực phẩm hoặc hóa chất.
  • Tình trạng thiếu hụt vitamin B hoặc sắt.
  • Tăng sinh gai lưỡi tạm thời do vệ sinh kém.
  • Biểu hiện nhẹ của nhiễm virus (như sởi, thủy đậu).

Hướng xử lý:

  • Theo dõi thêm nếu không có triệu chứng bất thường khác.
  • Vệ sinh lưỡi sạch sẽ và bổ sung dinh dưỡng nếu nghi ngờ thiếu hụt vitamin.

7.2. Lưỡi nổi hạt đỏ không đau là bệnh gì

Lưỡi nổi hạt đỏ không đau, nhưng hạt đỏ tồn tại lâu hoặc tăng kích thước. Kèm theo triệu chứng như khó nuốt, hơi thở có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của một số tình trạng sau:

– Lưỡi bản đồ: Tình trạng lành tính khiến lưỡi xuất hiện các đốm đỏ không đau. Các đốm này có thể thay đổi vị trí và hình dạng.

– Viêm nhú lưỡi: Tình trạng viêm nhú lưỡi có thể gây ra các hạt đỏ không đau trên bề mặt lưỡi.

– Nốt Fordyce: Các hạt nhỏ, màu trắng hoặc đỏ không đau xuất hiện trên lưỡi do tuyến bã nhờn lộ ra ngoài.

– Viêm gai lưỡi thoáng qua (Transient lingual papillitis): Hạt đỏ nhỏ, tự hết sau vài ngày.

– Virus HPV: Có thể gây các mụn thịt đỏ hoặc trắng trên bề mặt lưỡi.

– Ung thư lưỡi giai đoạn sớm: Hiếm gặp, nhưng nên cảnh giác nếu hạt đỏ kéo dài trên 2 tuần.

Hướng xử lý:

Khám nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu hạt đỏ không biến mất sau 10-14 ngày.

7.3. Cuống lưỡi nổi hạt đỏ

Cuống lưỡi nổi hạt đỏ tập trung ở phía sau lưỡi, có thể kèm đau hoặc ngứa. Cảm giác vướng víu khi nuốt:

– Viêm lưỡi: Viêm nhiễm tại cuống lưỡi có thể gây ra các hạt đỏ. Điều này thường kèm theo cảm giác đau rát và khó nuốt.

– Nhiễm nấm lưỡi: Nấm Candida có thể gây ra các hạt đỏ tại cuống lưỡi, kèm theo cảm giác khó chịu.

– U nhú lưỡi: Các hạt đỏ không đau tại cuống lưỡi có thể là do u nhú lưỡi, là các khối u lành tính.

Nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng: Viêm nhiễm vùng họng gây sưng và nổi hạt ở cuống lưỡi.
  • Viêm amidan: Cuống lưỡi sưng đỏ, nổi hạt do phản ứng viêm.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Acid trào ngược gây kích thích niêm mạc lưỡi.

Cách chữa:

  • Súc miệng nước muối sinh lý và uống nhiều nước ấm.
  • Khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần hoặc kèm sốt.

Lưỡi có chấm đỏ không chỉ là biểu hiện của các bệnh lý thông thường mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Thăm khám và chữa trị kịp thời sẽ giúp bạn loại bỏ hiện tượng này. Ngoài ra, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên để loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

  1. Thanh Loan says:

    Bị đốm đỏ ở cuốn lưỡi là bệnh gì ạ? ko đau ko rát,cảm thấy lo lắng vì nó xuất hiện thời gian dài chưa hết

Comments are closed.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ