
Nhiệt miệng có gây sốt không? Theo các bác sĩ Nha khoa Paris, nhiệt miệng là bệnh lý không gây sốt và có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Chúng ta có thể rút ngắn khoảng thời gian đó với một số cách đơn giản như dùng nước muối súc miệng, bôi mật ong, hạn chế đồ cay nóng,…
Nhiệt miệng hay còn được gọi là áp tơ miệng, một trong những bệnh lý răng miệng rất phổ biến. Với tình trạng điển hình là các vết loét nông phát triển ở các mô mềm thường là ở mặt trong của má, môi, nướu hoặc đầu lưỡi.
Những vết loét nhiệt miệng sẽ có hình bầu dục hoặc tròn với đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi tạo thành bờ rõ rệt, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
Ban đầu khi mới hình thành chúng chỉ là những mụn nước nhỏ, nhưng với áp lực từ các hoạt động ăn nhai, va chạm trong khoang miệng thì chỉ sau một thời gian ngắn sẽ vỡ ra và tạo thành vết loét như bạn thường thấy. Hơn thế, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời các vết loét sẽ ngày càng sưng tấy hơn.
Trên thực tế thì có không ít người đã bị nhiệt miệng nhiều lần, thậm chí tái đi tái lại 3 – 4 lần trong khoảng thời gian ngắn. Đã có một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, có đến 20% dân số nước ta bị áp tơ miệng thường xuyên.
Về tổng quan chung thì đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên sự xuất hiện của chúng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng cũng như bất tiện đến sinh hoạt, cuộc sống thường nhật của chúng ta. Tuy nhiên, cũng vì tâm lý “bệnh nhẹ” nên mọi người vẫn chưa đề cao vấn đề điều trị dứt điểm và phòng tránh.
Nhiệt miệng là tình trạng điển hình là các vết loét nông ở má trong, môi, nướu hoặc đầu lưỡi
Theo các bác sĩ Nha khoa Paris cho biết, nhiệt miệng thường không gây sốt hay xuất hiện tình trạng nổi hạch ở các vùng xung quanh và đối với mức độ nhẹ thì còn có thể không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị phức tạp.
Tuy nhiên, nếu như không may mắn nhiệt miệng chuyển thành bệnh cấp tính, đúng hơn là viêm cấp tính thì vẫn có trường hợp bị sốt. Nhất là khi chúng ta không chăm sóc cẩn thận, càng khiết vết loét bị nhiễm trùng nặng hơn.
Dù có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng nếu như nhiệt miệng tái phát nhiều lần và thành một chu kỳ quen thuộc thì lại là viêm loét miệng mãn tính. Đương nhiên, đối với trường hợp đó thì việc điều trị cần phải chú trọng hơn.
Nhiệt miệng thường không gây sốt hay nổi hạch
Phần lớn mọi người đều cho rằng nhiệt miệng là do bản thân ăn nhiều đồ cay, nóng hoặc các thực phẩm, hoa quả có chứa lượng axit cao như mận, dứa, việt quất,…
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại nền y học thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng là gì. Thay vào đó, các chuyên gia và bác sĩ chỉ có thể xác định những yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng trên vi khuẩn trong khoang miệng, chế độ ăn uống, môi trường, độc tố trong cơ thể, thiếu hụt axit folic,…
Ngoài ra còn có nhóm nguyên nhân là từ các tác động gây tổn thương khoang miệng như đánh răng quá mạnh, vô tình cắn vào má, bị rách môi,… Từ đó tạo thành vết thương hở, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn.
Hơn thế, nhiều người còn cho rằng đối với những người thường xuyên stress nặng với tần suất liên tục thì tỷ lệ bị loét miệng cũng sẽ cao hơn. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý trên khi bị cũng không phải là điều dễ dàng.
Ăn nhiều đồ cay, nóng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Được xếp vào danh sách các bệnh nhẹ và cũng có thể coi là lành tính, nên đại đa số mọi người sẽ tự xác định bệnh nhiệt miệng tại nhà bằng mắt thường. Chỉ cần quan sát các vết loét có những đặc điểm như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên hay không.
Tuy nhiên, do có nhiều bệnh lý xuất hiện triệu chứng giống với nhiệt miệng như Giardias, Crohn, hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng. Hơn thế, nhiệt miệng cũng được coi là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Nên khi thăm khám tại các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc sinh thiết.
Qua đó loại trừ việc nhầm lẫn và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh, giúp xây dựng phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng nhiệt miệng có thể quán sát trực tiếp bằng mắt
Tùy vào cơ địa và nguyên nhân hình thành sẽ có rất nhiều triệu chứng của bệnh lý nhiệt miệng khác nhau mà bạn sẽ thấy. Nhưng phổ biến nhất vẫn phải kể đến như sau:
Triệu chứng của bệnh sẽ biến mất sau khoảng từ 7 – 10 ngày, nhưng riêng để các vết loét lành hẳn thì phải mất 1 – 3 tuần. Một tỷ lệ thuận là vết loét có đường kính càng lớn thì càng mất nhiều thời gian lành thương hơn.
Các triệu chứng thường gặp khi nhiệt miệng
Hầu hết các tình trạng nhiệt miệng thể nhẹ đều có thể tự khỏi, ngay cả khi bạn không dùng thuốc hay áp dụng các cách dân gian nào đó.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn có thể chủ quan và để vết thương tự lành. Thay vào đó hãy đẩy nhanh tốc độ lành thương để tránh bệnh lý phát triển theo chiều hướng xấu hơn với những cách dưới đây:
Ngoài ra, bôi nước lá rau ngót, cỏ mực mật ong hoặc ngậm nước khế chua, nước ép cà chua sống, nước hạt rau mùi,… cũng là mẹo dân gian thường được nhiều người áp dụng để chữa nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có thể tự khỏi được, nhưng nên đẩy nhanh quá trình đó bằng các cách hữu ích
Vẫn là câu nói quen thuộc phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, chắc chắn không một ai là thoải mái khi xuất hiện tình trạng nhiệt miệng. Vì vậy, dù chưa bị bao giờ cũng nên “bỏ túi” cho mình cách phòng chống chứng nhiệt miệng hiệu sau như sau:
Uống đủ nước – Cách phòng chống chứng nhiệt miệng hiệu quả
Không chỉ giải đáp cho vấn đề “Nhiệt miệng có gây sốt không?”, bài viết trên đây còn gửi đến bạn rất nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý nhiệt miệng mà nhiều người đang rất quan tâm. Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng đó, nhưng rơi vào chu kỳ thường xuyên tái phát thì lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn là nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra cụ thể.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900