07/10/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Percocet là loại thuốc có công dụng giảm đau. Vì vậy, thường được khuyên dùng sau quá trình trồng răng ở người bệnh. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, mọi người cần chú ý một số thông tin quan trọng dưới đây để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Đó là gì? Hãy tìm hiểu ngay!
Percocet là loại thuốc có chứa thành phần chính là acetaminophen và oxycodone. Trong đó, oxycodone thuộc nhóm các thuốc giảm đau opioid. Loại thuốc này có công dụng giảm đau từ trung bình đến nặng. Ngoài công dụng đó, chúng còn được sử dụng với mục đích khác không được liệt kê cụ thể trong hướng dẫn sử dụng.
Trước khi dùng loại thuốc giảm đau này, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để tránh những tác hại nghiêm trọng có thể xảy ra:
– Không sử dụng thuốc nếu bị dị ứng với thành phần acetaminophen hay oxycodone có trong thuốc.
– Không sử dụng rượu, thuốc an thần khác trong thời gian dùng percocet, bởi điều này sẽ làm bạn khó thở dễ gây nguy hiểm
– Không sử dụng thuốc quá liều (dễ gây tổn thương gan hoặc nguy hiểm)
– Không sử dụng thuốc khi đang mang thai
Ngoài ra, để chắc chắn việc dùng thuốc là an toàn, đảm bảo thì bạn cần nói rõ cho bác sĩ biết những bệnh lý đã từng gặp phải như:
– Hen suyễn, rối loạn hô hấp
– Tiền sử chấn thương đầu hay có khối u não
– Từng bị động kinh hay rối loạn co giật
– Bị bệnh gan hoặc thận
– Bệnh dạ dày, rối loạn tuyến tụy hay đường ruột
– Mắc bệnh huyết áp thấp
– Suy tuyến giáp
Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai thì cần thông báo cụ thể với bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại để có hướng điều chỉnh phù hợp. Vì rất có thể, acetaminophen và oxycodone có thể gây hại cho thai nhi.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Dùng thuốc Percocet 2,5 mg/325 mg với 1 – 2 viên/ngày. Lưu ý, sử dụng thuốc cách nhau khoảng 6h để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng sốc thuốc. Tổng liều lượng dùng acetaminophen không nên quá 4gram/ngày.
Người bệnh nên dùng 1 viên/ngày (có thể dùng 2 viên nhưng phải tham khảo trước ý kiến bác sĩ – thời gian uống thuốc giữa 2 lần cách nhau 6h đồng hồ).
Nếu bạn dùng thuốc tùy tiện, không theo sự chỉ định của bác sĩ thì có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như sau:
– Khó thở, sưng môi, họng, lưỡi
– Nhịp tim chậm, thở nông
– Đầu choáng váng, thậm chí ngất xỉu
– Gặp phải tình trạng co giật
– Chán ăn, buồn nôn, nước tiểu đậm màu, vàng da hoặc mắt
– Chóng mặt, buồn ngủ
– Đau bụng, táo bón
– Khô miệng, mắt mờ
Khi gặp bất cứ triệu chứng nào nêu trên, bạn chớ nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Liên hệ với đường dây nóng 24/7 của Nha Khoa Trồng Răng Implant Paris: 1900.6900 trong trường hợp khẩn cấp.
*Lưu ý*: Danh sách tác dụng phụ nêu trên chưa được liệt kê đầy đủ. Nếu bạn cần biết thêm về tác dụng phụ của thuốc, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ tại đây:
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Percocet cũng là thuốc thường dùng để kê đơn giảm đau trong ngành nha khoa, thông thường thuốc được sử dụng sau khi bệnh nhân nhổ răng hoặc sau khi cấy ghép răng Implant. Về cơ bản, cách sử dụng thuốc percocet trong ngành nha khoa không khác gì bình thường, người bệnh chỉ cần sử dụng theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
– Không dùng thuốc với số lượng nhiều hơn hay ít hơn chỉ định của bác sĩ. Vì dùng thuốc quá liều có thể gây tổn thương gan, thậm chí dẫn tới tử vong.
– Uống khoảng 6 – 8 ly nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón khi dùng thuốc Percocet.
– Không sử dụng thuốc nhuận tràng trong quá trình dùng thuốc giảm đau.
– Không ngưng thuốc đột ngột khi sử dụng lâu dài.
– Bảo quản thuốc trong điều kiện thường.
– Theo dõi tình trạng của bản thân trong quá trình dùng thuốc. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần thông báo với bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Nói tóm lại, bạn không nên dùng thuốc Percocet tùy tiện khi không được sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, nếu được chỉ định dùng thuốc, hãy thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của bác sĩ đề ra, tránh việc lạm dụng thuốc gây ra những tác hại nghiêm trọng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Comments are closed.
Thong tin da duoc ghi nhan xong a.