Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhiệt miệng uống gì? 12 đồ uống giúp giảm nhanh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc miệng, gây ra những vết loét. Bệnh lý không chỉ gây cảm thấy đau rát, khó chịu mà còn gặp nhiều khó khăn khi ăn uống và giao tiếp. Thời gian hồi phục nhiệt miệng chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy nhiệt miệng uống gì cho mau khỏi? Cần phải kiêng đồ uống nào?

Tình trạng nhiệt miệng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và cản trở việc ăn uống. Nhiệt miệng kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng. Vậy nhiệt miệng uống gì để nhanh khỏi và nhiều dưỡng chất? Nha khoa Paris sẽ gợi ý ngay sau đây.

1. Bị nhiệt miệng uống gì cho mau khỏi

Người bị nhiệt miệng nên uống viên vitamin, uống đủ nước mỗi ngày, bột sắn dây, nước chè tươi, trà hoa cúc mật ong, nước rau má, nước cam, nước ép cà chua, nước rau diếp cá, nhân trần và nước ép cà rốt (1).

1.1. Uống viên vitamin

Người bị nhiệt miệng cần bổ sung các viên uống vitamin nhóm B (B2, B3, B7), C, acid folic, sắt, kẽm,… hoặc vitamin tổng hợp để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng nhanh chóng, đẩy lùi triệu chứng viêm nhiễm và giúp các vết loét miệng nhanh chóng hồi phục.

Nhiệt miệng uống gì

Người bị nhiệt miệng nên uống vitamin tổng hợp

1.2. Uống đủ nước

Bổ sung đủ lượng nước vào trong cơ thể giúp cho quá trình đào thải độc tố được tốt hơn. Khi cơ thể thiếu nước, phần độc tố bị tích tụ lại. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, các vết loét miệng sẽ dần thuyên giảm và biến mất.

Đặc biệt khi sử dụng nước kiềm có độ pH trên 7.5 không chỉ giúp đào thải độc tố, trung hòa axit dư thừa mà còn rất tốt cho đường ruột, ngăn ngừa vết loét nhiệt miệng.

1.3. Bột sắn dây

Bột sắn dây có đặc tính hàn và công dụng thanh nhiệt, giải độc. Uống bột sắn dây giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong và làm dịu mát vết loét nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Cho 10 – 15g bột sắn dây vào 1 cốc nước sôi để nguội, khuấy đều cho đến khi bột tan hết

– Uống 1 cốc mỗi ngày để chứng nhiệt miệng cải thiện nhanh chóng

1.4. Nước chè tươi

Lá chè xanh là nguyên liệu có tính mát, chúng còn chứa lượng lớn polyphenol với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, giúp vết loét miệng nhanh chóng lành lại.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 nắm lá chè tươi, rửa sạch rồi cho vào nước sôi

– Đợi đến khi các tinh chất trong lá chè đã được tiết ra hết, lấy nước để uống hàng ngày

1.5. Trà hoa cúc mật ong

Chất defensin-1 trong mật ong có đặc tính khử khuẩn tốt. Trà hoa cúc lại chứa levomenol và azulene giúp khử trùng và kháng viêm cao. Kết hợp hai nguyên liệu trên sẽ có một thức uống thơm ngon, điều trị nhiệt miệng hiệu quả (2).

Cách thực hiện:

– Cho hoa cúc khô vào nước sôi trong 5 – 10 giây

– Chắt bỏ nước để loại bỏ bụi và sạn sót lại trong trà

– Cho 200ml nước sôi vào hoa cúc và giữ khoảng 15 phút

– Đổ một thìa mật ong vào trà hoa cúc và khuấy nhẹ là đã có thể thưởng thức được

Trà hoa cúc mật ong

Trà hoa cúc mật ong có chứa hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm

1.6. Trà đen

Trà đen có chứa nhiều chất kháng viêm và chống oxy hóa như catechin, tanin,… Chúng sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục của vết thương, giúp cơn đau rát và khó chịu do nhiệt miệng nhanh chóng biến mất.

Cách thực hiện:

– Tráng ấm trà với nước sôi để làm sạch

– Cho 2g trà đen vào trong ấm

– Rót nước sôi vào ấm sao cho ngập trà và lắc nhẹ rồi rót nước ra ngoài

– Tiếp tục rót 200ml nước sôi vào ấm và đậy kín nắp, có thể uống sau 3 phút ủ trà

1.7. Nhiệt miệng uống gì – Uống nước rau má

Hoạt chất triterpenoids trong rau má có khả năng tăng tốc độ chữa lành vết loét ở niêm mạc miệng (3).

Cách làm nước rau má:

– Ngắt bỏ phần thân cứng rau má, rửa sạch rồi để ráo nước

– Cho rau má vào máy xay sinh tố rồi xay cho tới khi rau má mịn. Có thể thêm vào rau má một ít nước lọc để có thể xay

– Dùng rây lọc bỏ bã rau má để lấy nước cốt

– Rót rau má ra cốc và thêm một ít đường cho dễ uống

Nước rau má

Nước rau má giúp vết nhiệt miệng nhanh lành

1.8. Nước cam

Nước cam chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Folate và vitamin B trong quả cam còn đẩy nhanh quá trình hình thành tế bào mới ở niêm mạc miệng, giúp cho các vết loét nhanh se lại.

Cách pha nước cam:

– Chuẩn bị 2 quả cam rửa sạch, vắt lấy nước để uống

– Có thể pha thêm chút đường để tăng độ ngọt

– Uống 2 lần/ngày để khắc phục tình trạng nhiệt miệng sớm

1.9. Nước ép cà chua

Cà chua có nhiều dưỡng chất như vitamin B, C, sắt, kẽm,… hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể và giảm triệu chứng của vết loét nhiệt miệng (4).

Cách làm nước ép cà chua:

– Rửa sạch cà chua với nước muối pha loãng rồi để ráo nước

– Cho quả cà chua vào máy để ép lấy nước

– Rót nước ép cà chua vào ly và có thể thêm 1 ít đường để dễ uống

1.10. Nước rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, giúp giải nhiệt cơ thể. Thành phần decanoyl-acetaldehyd trong rau diếp cá còn có công dụng kháng khuẩn rất tốt. Vi khuẩn ở vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được loại bỏ, đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

Cách làm nước rau diếp cá:

– Rau diếp cá rửa sạch với nước muối pha loãng

– Cho rau diếp cá vào máy xay sinh tố

– Cho 500ml nước vào máy và xay tới khi hỗn hợp nhuyễn hoàn toàn

– Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ cặn và lấy phần nước cất

– Có thể thêm ít đường vào nước rau diếp cá để dễ uống

Nước rau diếp cá

Nước rau diếp cá giúp các vết loét ở niêm mạc miệng nhanh hồi phục

1.11. Nhiệt miệng uống nhân trần

Nhân trần là dược liệu có tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng đau do các vết loét gây ra rất tốt.

Cách pha nước nhân trần:

– Cho 30g nhân trần đã được thái vụn vào trong bình

– Đổ nước sôi vào trong bình và đậy nắp

– Hãm nhân trần trong khoảng 15 phút là có thể sử dụng

1.12. Nước ép cà rốt

Nồng độ beta-carotene trong cà rốt rất lớn, có tác dụng ngăn vết loét tiếp tục phát triển và hỗ trợ chữa nhiệt miệng.

Cách làm nước ép cà rốt:

– Làm sạch củ cà rốt, gọt vỏ và cắt bỏ đầu cuống

– Cắt đôi củ cà rốt ra theo chiều dọc

– Bỏ cà rốt vào trong máy ép để ép lấy nước

– Rót phần nước ép cà rốt vào ly thủy tinh, cho thêm ít đường và khuấy đều

2. Những loại nước uống mà người bị nhiệt miệng cần kiêng

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, để tránh tình trạng vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nên kiêng rượu bia, nước ngọt có gas và cà phê.

– Rượu, bia: trong rượu, bia đều có chứa rất nhiều cồn sẽ làm chậm quá trình hồi phục của các vết nhiệt miệng, tăng cảm giác đau rát

– Nước ngọt có gas: nước ngọt có gas chứa axit, làm giảm lượng nước bọt trong miệng, khiến tình trạng nhiệt miệng càng nặng hơn

– Cà phê: cà phê có chứa acid salicylic có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, khiến cho vết loét bị đau rát dai dẳng

Người bị nhiệt miệng không nên uống rượu bia

Người bị nhiệt miệng không nên uống rượu, bia

Bài viết trên đây là những thông tin về vấn đề “nhiệt miệng uống gì” mà Nha khoa Paris muốn chia sẻ. Nhiệt miệng không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Chỉ cần có chế độ ăn uống khoa học, các vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng khỏi hẳn mà không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào đối với cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Uống C sủi được nhiều người áp dụng để cải thiện các vết nhiệt miệng ngay tại nhà. Vậy viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải